'Đừng Quơ đũa Cả Nắm, Tội Nghiệp Giáo Viên Dạy Văn Lắm'!

Tin tức, tin nóng, đọc báo điện tử - Tuổi Trẻ Online
  • Podcast
  • YouTube
  • Cần biết
  • Rao vặt
thông tin tài khoản Xin chào,
  • Cài đặt tài khoản
  • Tin đã lưu
  • Bình luận của bạn
  • Lịch sử giao dịch
  • Dành cho bạn
  • Vào Tuổi Trẻ Sao
  • Thoát Tuổi Trẻ Sao
  • Đăng xuất
Đặt báo Đăng ký Tuổi Trẻ Sao Vào trang Tuổi Trẻ Sao
  • Video
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Xe
  • Du lịch
  • Nhịp sống trẻ
  • Văn hóa
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Nhà đất
  • Sức khỏe
  • Giả thật
  • Bạn đọc
0 Bạn đọc làm báo 19/10/2017 09:21 GMT+7 'Đừng quơ đũa cả nắm, tội nghiệp giáo viên dạy văn lắm'! NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN (Trường THCS và THPT Võ Văn Kiệt, Sông Hinh, Phú Yên NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN (Trường THCS và THPT Võ Văn Kiệt, Sông Hinh, Phú Yên news google

TTO - Trên đây là tâm sự của một cô giáo dạy Văn khi môn này bị công kích không thương tiếc! Thực tế, có phải giáo viên nào cũng dạy theo công thức?

Đừng quơ đũa cả nắm, tội nghiệp giáo viên dạy văn lắm! - Ảnh 1.

Nhằm góp thêm một góc nhìn cho câu chuyện giáo dục đúc khuôn, chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Bích Nhàn (Trường THCS và THPT Võ Văn Kiệt, Sông Hinh, Phú Yên).

"Trước giờ, người ta phàn nàn nhiều về kiểu dạy Văn có công thức, giáo viên Văn là người bị công kích nhiều nhất. Thật lòng, tôi thấy được an ủi vì mọi người rất quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là quan tâm đến tư duy đổi mới trong dạy - học Văn.

Tôi quan niệm, dạy Văn truyền lửa còn khó hơn truyền kiến thức. Để truyền cảm hứng cho học sinh, tôi thường đầu tư nhiều cho "tiết mục" giới thiệu bài. Phải cố tìm một phương án vào bài thật ấn tượng, thật lôi cuốn, nghĩa là phải tạo tâm thế khám phá ngay từ đầu…"

Nguyễn Thị Bích Nhàn

Nhưng nỗi buồn thì lại lớn hơn, nỗi buồn tổn thương!

Tôi dạy ở một trường cấp 2, 3 của một huyện miền núi, từng đi dự giờ trong trường và ngoài trường.

Thật lòng mà nói, tôi chưa gặp giáo viên dạy văn kiểu công thức như "da mịn màng như da em bé, răng đều tăm tắp như hạt bắp, mũi dọc dừa, mắt bồ câu..." dù tôi vẫn công nhận có gặp những bài tập làm văn mà học trò viết như vậy!

Hỏi các em thì được biết là bắt chước một bài văn mẫu nào đó. Và, điều tôi thấy buồn nhất là mỗi khi có một hai hiện tượng nào đó thì tất cả gần như đồng thanh quy lỗi về một tập thể: Dạy Văn bây giờ nó vậy, thầy cô nào cũng nhồi nhét cào khuôn, lạ gì…

Xin thưa quý bậc phụ huynh, không có quy định nào bắt giáo viên Văn phải dạy học trò theo khuôn, cũng không phải thầy/cô dạy Văn nào cũng dạy theo công thức.

Tôi là một cô giáo dạy Văn, đây là phương pháp dạy của tôi:

Đến với môn Văn, tôi khuyến khích các em đọc sách tham khảo, đọc càng nhiều càng tốt. Nhưng cấm lệ thuộc vào sách ấy. Hãy đọc và hãy quên đi.

Chỉ như vậy thì mới có cơ may … nhớ vì theo bản năng chọn lọc, những thứ cần học sẽ ở lại, nó sẽ giúp hạn chế sai chính tả, làm giàu vốn từ, tăng khả năng diễn đạt, tạo bố cục…

Tôi tha thiết nói với học sinh, hãy đọc sách tham khảo nhưng không phụ thuộc, đừng tin bài trong sách ấy là đáp án, là hay nhất. Đọc xong và đưa ra nhận xét, hãy nghĩ, em sẽ làm tốt hơn, hay hơn.

Một điều tối kị của dạy Văn nữa là áp đặt cảm nhận. Kiến thức thì có thể áp đặt nhưng cảm nhận thì không. Tôi chủ trương để các em thoải mái cảm nhận, và tôi sẽ là trọng tài, sẽ cân nhắc, điều chỉnh, định hướng để các em tìm ra "quy luật" cảm thụ được cái hay cái đẹp của một tác phẩm.

Tôi chú trọng những tiết trả bài. Nhận xét, đánh giá đúng sai hay dở của bài làm học sinh là chưa đủ. Tôi muốn học sinh hiểu rằng, tiết trả bài không phải là tiết biết điểm số mà là tiết học, thực sự học.

Sau khi nhận xét, đánh giá chung, tôi sẽ lấy một đoạn văn trong một bài làm cụ thể nào đó, sửa từng lỗi chính tả, lỗi dấu câu, lỗi dùng từ, đặt câu, dựng đoạn...

Có nghĩa cũng bằng mọi dung đó nhưng tôi diễn đạt lại cho sạch sẽ, gọn gàng, mạch lạc rồi bắt các em đọc lại bài mình viết, đọc lại cái cô sửa để rút kinh nghiệm.

Tâm lí của học sinh thường ngại học những môn xã hội nên tâm thế khi đến với những môn xã hội nói chung và môn Văn nói riêng thường rất bị động, lĩnh hội một cách máy móc chứ không chủ động tiếp cận, khám phá, sáng tạo.

Tôi biết điều đó nên trong những tiết dạy của mình, cái nhiệm vụ tối cao được tôi ưu tiên vào hàng bậc nhất là phải tạo được hứng thú cho học sinh.

Chỉ khi có hứng thú thì các em mới mạnh dạn, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Dạy Văn đã khó, tạo hứng thú cho học sinh còn khó hơn.

Tôi tâm đắc với phương án phát động các cuộc thi viết trong nhà trường: đưa chủ đề để học sinh toàn trường thi viết, những bài hay sẽ được trình bày trước toàn trường dưới hình thức phát thanh măng non, có trao giấy khen phần thưởng.

Trong chương trình dạy của mình, tôi thường lấy những tiết Tự chọn làm thành những tiết sinh hoạt chuyên đề cho bộ môn: có thể cho học sinh chia tổ, nhóm lần lượt trình bày cảm nhận của mình về câu thơ, đoạn thơ, bài thơ hoặc nhân vật, đoạn trích truyện rồi các nhóm khác sẽ "chất vấn", "giải trình", học sinh sẽ tranh luận thoải mái, tự do, giáo viên làm trọng tài điều chỉnh, khuyến khích.

Rồi cho học sinh chuyển thể tác phẩm văn học sang hình thức tiểu phẩm, sân khấu, cũng có thể giới thiệu những bài thơ phổ nhạc, những tác phẩm truyện đã chuyển thể thành phim…

Tôi không phải là giáo viên của một trường có tiếng, tuổi nghề cũng chưa hẳn đã cao, có thể những vấn đề tôi đưa ra là không mới với nhiều đồng nghiệp nhưng tôi vẫn xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm dạy Văn của mình vì muốn phụ huynh có cách nhìn "thông thoáng": không phải giáo viên nào cũng dạy Văn theo công thức!

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả. Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì về thực trạng giáo dục đúc khuôn như hiện nay? Giải pháp nào để khắc phục tình trạng này? Hãy chia sẻ với chuyên mục Bạn đọc làm báo qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc gởi ý kiến qua email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

NGUYỄN THỊ BÍCH NHÀN (Trường THCS và THPT Võ Văn Kiệt, Sông Hinh, Phú Yên

BÌNH LUẬN HAY

Tin liên quan

Nỗi buồn môn văn

Nỗi buồn môn văn

'Bà ngoại đi được xe máy, sao cô giáo bảo sai?'

'Bà ngoại đi được xe máy, sao cô giáo bảo sai?'

Mong ước của một bà mẹ thời 'robot hóa' học đường

Mong ước của một bà mẹ thời 'robot hóa' học đường

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻ

Tặng sao

Chuyển sao tặng cho thành viên

  • x1
  • x5
  • x10

Hoặc nhập số sao

Bạn đang có: 0 sao

Số sao không đủ. Nạp thêm sao

Tặng sao Tặng sao Tặng sao

Tặng sao thành công

Bạn đã tặng 0 Cho tác giả

Hoàn thành

Tặng sao không thành công

Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác

Quay lại bài viết Bình luận (0) thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Chủ đề: giáo viên môn Văn Câu chuyện giáo dục giáo viên văn tập làm văn phương pháp dạy sách tham khảo lỗi chính tả truyền cảm hứng tác phẩm văn học công kích

Tin cùng chuyên mục

Lập biên bản tài xế, chủ xe ben chạy vào đường cấm, mức phạt từ 40 - 150 triệu đồng

Lập biên bản tài xế, chủ xe ben chạy vào đường cấm, mức phạt từ 40 - 150 triệu đồng

Từ chối trả thưởng 2 tỉ vé số trúng giải đặc biệt bị rách: Quá máy móc và cứng nhắc

Từ chối trả thưởng 2 tỉ vé số trúng giải đặc biệt bị rách: Quá máy móc và cứng nhắc

Một quán ăn có quy định 'lạ': Không cho trả tiền giùm bàn khác

Một quán ăn có quy định 'lạ': Không cho trả tiền giùm bàn khác

Mỗi ngày nhận 5-7 cuộc gọi hỏi xem nhà có bán, cho thuê không, quá phiền toái

Mỗi ngày nhận 5-7 cuộc gọi hỏi xem nhà có bán, cho thuê không, quá phiền toái

Cuồng ghen, có yêu mới có ghen?

Cuồng ghen, có yêu mới có ghen?

Vì sao đồi tràm ven biển bị hái trụi lá?

Vì sao đồi tràm ven biển bị hái trụi lá?

Tuổi Trẻ Sao

Thông tin tài khoản ngày

Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản

1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping

Tổng số tiền thanh toán:

Số sao có thêm 0

Thanh toán Bình luận (0) thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Bình luận (0)

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.

Được quan tâm nhất Mới nhất Xem các bình luận trước

Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận

Xem thêm thông tin tài khoản

Tối đa: 1500 ký tự

Hủy Gửi bình luận
  • Trang chủ
  • Video
  • Thời sự
  • Thế giới
  • Pháp luật
  • Kinh doanh
  • Công nghệ
  • Xe
  • Du lịch
  • Nhịp sống trẻ
  • Văn hóa
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Giáo dục
  • Khoa học
  • Sức khỏe
  • Giả thật
  • Bạn đọc

Tổng biên tập: Lê Thế Chữ

Giấy phép hoạt động báo điện tử tiếng Việt, tiếng Anh Số 561/GP-BTTTT, cấp ngày 25-11-2022.

Thông tin tòa soạn - Thành Đoàn TP.HCM

Địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0918.033.133 - Email: tto@tuoitre.com.vn

Phòng Quảng Cáo Báo Tuổi Trẻ: 028.39974848

Liên hệ Quảng cáo Điều khoản bảo mật Liên hệ góp ý RSS

Đăng ký email - Mở cổng thông tin

Luôn cập nhật tin tức, sự kiện mới nhất

Đăng ký tại đây

© Copyright 2024 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Họ và tên

Vui lòng nhập Họ & Tên.

Gửi bình luận Bạn vui lòng đợi 0s để tiếp tục comment Bình luận được gửi thành công
  • Bình luận
  • Đăng nhập
  • Tạo tài khoản
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn. Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên hiển thị

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mã xác nhận

Vui lòng nhập mã xác nhận.

Gửi bình luận Đóng Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu không đúng.

Thông tin đăng nhập không đúng.

Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Quên mật khẩu? Đăng nhập hoặc đăng nhập Google Facebook Tên của bạn

Vui lòng nhập Tên của bạn.

Email

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Mật khẩu

Mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.

Xác nhận mật khẩu

Xác nhận mật khẩu không khớp.

Mã xác nhận captcha

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Tạo tài khoản hoặc đăng nhập Google Facebook captcha Hoàn tất

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Email (*)

Vui lòng nhập Email

Email Không đúng định dạng

Họ và tên (*)

Vui lòng nhập Họ & Tên.

Ý kiến của bạn (*)

Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.

captcha Gửi ý kiến

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Giới thiệu về Tuổi Trẻ Sao

Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao

Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).

Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.

Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.

Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.

Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.

TTO

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao

Nhập mã xác nhận

Mã capcha captcha Hủy bỏ Hoàn tất

Từ khóa » Ví Dụ Về Vơ đũa Cả Nắm