Đúng, Sử Thi 'Đam San' Là Sáng Tạo Của Người Ê đê - VnExpress

Sử thi Đam San (một số tài liệu ghi là Đăm Săn, Đăm San hay Đam Săn), có tên đầy đủ là Bài ca chàng Đam San dài 2.077 câu, là trường ca truyền miệng lâu đời của dân tộc Ê Đê, thể hiện nét lịch sử văn hóa của đồng bào Tây Nguyên.

Nội dung của sử thi xoay quanh nhân vật Đam San. Theo tục nối dây trong chế độ mẫu hệ, Đam San phải lấy hai chị em Hơ Nhị và Hơ Bhị làm vợ. Anh đã tìm mọi cách để cưỡng lại số mệnh, nhưng trời "đã chống gậy hèo đến thu xếp việc cưới hỏi", buộc anh phải khuất phục trước sức mạnh của tập tục.

Tuy nhiên khi về đến nhà vợ, Đam San tiếp tục chống lại cuộc hôn nhân đó. Anh không chăm lo công việc nhà vợ, không chăm sóc vợ và bỏ về nhà chị ruột. Hành động tiêu biểu nhất là Đam San chặt cây smuk, một thứ cây thần, cây "linh hồn", cây "tổ tiên", cây "sinh ra Hơ Nhị và Hơ Bhị". Do những hành động trên của Đam San, Hơ Nhị và Hơ Bhị đã hai lần chết. Song khi vợ chết, anh khóc thương "người vợ mà thần linh ban cho" và xin thần linh ban phép cho vợ sống lại.

Là tù trưởng anh hùng, Đam San lập nên những kỳ tích như thuần phục voi dữ, làm rẫy, bắt cá... Kỳ tích lẫy lừng hơn cả là chiến thắng hai tù trưởng thù địch Mtao Grư và Mtao Mxây (hai tù trưởng đã cướp vợ anh). Đam San chiến thắng, tôi tớ và dân làng của tù trưởng thù địch tự nguyện mang của cải đi theo. Cứ mỗi lần như vậy, anh lại thêm giàu mạnh, uy tín càng cao.

Với khát vọng trở thành tù trưởng hùng mạnh, vươn tới cuộc sống phóng khoáng, Đam San đi cầu hôn Nữ thần Mặt Trời, nhưng thất bại và bị chết trong rừng sáp đen. Sau khi chết, anh biến thành con ruồi và chui vào mồm chị gái mình. Chị gái Đam San sinh ra Đam San cháu (cháu Đam San), tiếp tục đi trên con đường của cậu mình.

Câu 2: Người Ê đê cư trú tập trung nhiều nhất ở tỉnh nào?

a. Phú Yên

b. Đăk Nông

c. Đăk Lăk

  • Dân tộc nào nổi tiếng với đặc sản thắng cố?

Dương Tâm

Từ khóa » Sử Thi Dăm Noi