Dùng Thuộc Chẹn Beta Cho Bệnh Nhân Hen ? - Nhịp Cầu Dược Lâm Sàng
Có thể bạn quan tâm
Menu HomeThực hànhHỏi - ĐápDùng thuộc chẹn beta cho bệnh nhân hen ? Câu 13: Mình nghe nói propranolol (thuốc trị tăng huyết áp) gây tương tác với thuốc theophylline (thuốc trị hen)? Cơ chế gây tương tác và xử lý khi gặp tương tác này? Nếu trong trường hợp phải thay propranolol bằng một thuốc khác trong nhóm chẹn beta thì nên chọn thuốc nào thay thế. TRẢ LỜI: Propranolol là một thuốc chẹn beta-adrenergic không chọn lọc. Việc dùng propranolol cho bệnh nhân hen phế quản có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng hen phế quản do tác dụng chẹn beta của propranolol gây co thắt phế quản nặng và có thể gây tử vong do ngăn cản tác dụng giãn phế quản beta-adrenergic, đối kháng với tác động của các thuốc giãn phế quản (ví dụ theophyllin). Một nguy cơ tương tác khác có thể xảy ra khi dùng đồng thời propranolol và theophylin đó là làm giảm tác dụng của propranolol, và gia tăng tác dụng của theophylin vì propranolol làm giảm độ thanh thải theophylin ở gan dẫn đến có thể làm tăng nồng độ theophylin huyết thanh ..Vì theophylin có giới hạn an toàn hẹp giữa liều điều trị và liều độc nênngộ độc theophylin có nhiều khả năng xảy ra nhất khi nồng độ theophylin huyết thanh vượt quá 20 microgam/ml. Chán ăn, buồn nôn,nôn, tiêu chảy, mất ngủ, kích thích, bồn chồn và nhức đầu thường xảy ra. Những triệu chứng phân biệt về ngộ độc theophylin có thể gồm hành vi hung cảm kích động, nôn thường xuyên, khát cực độ, sốt nhẹ, ù tai, đánh trống ngực và loan nhịp. Co giật có thể xảy ra mà không có những triệu chứng báo trước khác về ngộ độc và thường dẫn đến tử vong. Do đó cần thận trọng ở người bệnh hen phế quản khi chỉ định dùng propranolol. Xử trí tương tác: tùy theo biểu hiện của bệnh nhân có thể có những biện pháp xử trí phù hợp. Nếu bệnh nhân có biểu hiện của co thắt phế quản, cho bệnh nhân ngừng propranolol, dùng các thuốc có tác dụng giãn phế quản như isoproterenol, aminophylin. Nếu bệnh nhân hôn mê, co giật do theophylin phải loại thuốc khỏi dạ dày bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày; đối với sốt cao khó chữa có thể dùng phenothiazin và propranolol đối với chứng tim đập quá nhanh. Những thuốc chẹn beta-adrenergic không chọn lọc (ví dụ carteolol, carvedilol, nadolol, levobunolol, metipranolol, nadolol, oxprenolol, penbutolol, pindolol, propranolol, sotalol và timolo) được coi là chống chỉ định ở những bệnh nhân có co thắt phế quản. Nếu không có giải pháp thay thế khác và bắt buộc phải sử dụng một thuốc chẹn beta khi lợi ích lớn hơn nguy cơ co thắt phế quản thì nên sử dụng thuốc chẹn beta chọn lọc trên tim (như metoprolol, atenolol, bisoprolol, esmolol, acebutolol) và khi sử dụng phải hết sức thận trọng. Bệnh nhân dùngphối hợp thuốc này cần phải điều chỉnh liều theophylin cẩn thận và theo dõi chặt chẽ nồng độ theophylin trong máu khi dùng liều cao hoặc có biểu lộ độc tính ở liều thông thường. DS. Nguyễn Thị Nguyệt Anh. Tài liệu tham khảo 1.Dược thư quốc gia Việt Nam (2002), Theophylin, Tr.904 -907 2.Dược thư quốc gia Việt Nam (2002), Propranolol, Tr.831 – 833. 3.Interaction between Theophylin- propranolol. Link http://www.drugs.com
Tháng chín 27, 2016 Chia sẻ:
- Tweet
- Telegram
- Thêm
Thích điều này:
Đang tải...Có liên quan
Related Posts
About Author
vothiha
Gửi phản hồiHủy
Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.
Tìm kiếm
Đăng ký mua sách
Liên kết
Chuyên mục
Chuyên mục Chọn danh mục Blogs (54) Chuyện học (11) Chuyện nghề (42) COVID-19 (176) Thông tin cho bệnh nhân (99) Thông tin cho NVYT (95) Đào tạo (41) Đào tạo dược (27) Đào tạo liên tục (20) Học bổng – Tuyển dụng (12) Học bổng (5) Tuyển dụng (7) Thư viện (314) Ảnh / Poster (21) Biểu mẫu (1) Luận văn (14) Phần mềm (12) Sách (14) Slide (186) Tạp chí (16) Video (53) Thực hành (792) Ca lâm sàng (94) Dược bệnh viện (164) Dược cộng đồng (53) Dược điều trị (420) Dược lâm sàng ICU (4) Dược lý (22) FDA – ADR – Cảnh giác dược (69) Hệ thống y tế (13) Hỏi – Đáp (50) Thông tin cho bệnh nhân (56) Tin tức (27) Điểm tin ngắn (11) Hội nghị (6) Radio (1) Sự kiện (9) Uncategorized (16)Đang được quan tâm
Nhịp cầu Dược Lâm Sàng Fanpage
Nhịp cầu Dược Lâm Sàng Fanpage
Theo dõi NCDLS qua email
Nhập địa chỉ email của bạn để đăng ký theo dõi NCDLS này và nhận thông báo về các bài mới qua email.
Địa chỉ thư điện tử (email)
Theo dõi
Top Bài Viết
%dTừ khóa » Chẹn Beta Không Chọn Lọc
-
Nhóm Thuốc Chẹn Beta Giao Cảm - Vinmec
-
Cơ Chế Tác Dụng Của Thuốc ức Chế Beta Trong điều Trị Bệnh Tim Mạch
-
Vai Trò Của Thuốc Chẹn Beta Không Chọn Lọc Trên Bệnh Nhân Xơ Gan
-
Sử Dụng Thuốc Chẹn Bêta Trong Suy Tim Và Tăng Huyết áp
-
Thuốc ức Chế Beta Trong điều Trị Bệnh Lý Tim Mạch
-
Thuốc Chẹn Beta Giao Cảm: Tất Cả Những Thông Tin Cần Biết
-
Vai Trò Thuốc Chẹn Beta Giao Cảm Thế Hệ Mới Trong Bệnh Lý Tim Mạch
-
Table: Thuốc Chẹn Beta Giao Cảm đường Uống để điều Trị Tăng Huyết ...
-
Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Chẹn Beta Trong Bệnh Tim Mạch - Suytim
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng Nhóm Thuốc Chẹn Beta
-
Vai Trò Thuốc Chẹn Beta Giao Cảm Thế Hệ Mới ... - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Propranolol: Thuốc Chẹn Beta-adrenergic Không Chọn Lọc
-
Tìm Hiểu: Thuốc Chẹn Beta Giao Cảm Cơ Chế, Tác Dụng
-
Dược Lý Học Trong Thuốc Chẹn Beta: Cơ Chế, Tác Dụng