Dùng Thuốc Chống Lão Hóa Khi Nào? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Cơ sở lý luận dùng chất chống oxy hóa chống lão hóa
Các phản ứng chuyển hoá (hô hấp tế bào) phóng thích ra gốc tự do (GTD) gọi là gốc tự do nội sinh GTDNS). Từ môi trường, các GTD cũng thâm nhập vào cơ thể gọi là gốc tự do ngoại lai (GTDNL). Hai loại GTD này gây nên sự oxy hóa và chất chống lại GTD gọi là chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có thể do cơ thể sinh ra gọi là chất chống oxy hóa nội sinh như coenzym-10, glutathion… hoặc cũng có thể do đưa từ bên ngoài vào như betacaroten, vitamin C, E …
Nếu khỏe mạnh, sống trong môi trường tốt thì cơ thể chỉ có một lượng GTDNS và GTDNL ở ngưỡng an toàn. Lúc đó bản thân cơ thể có đủ các chất chống oxy hóa nội sinh để hóa giải các GTD này. Tuy nhiên khi không khỏe mạnh hay sống trong môi trường ô nhiễm thì GTDNS và GTDNL vượt quá ngưỡng an toàn. Lúc đó các chất chống oxy hóa nội sinh không đủ để hóa giải các GTD nữa. GTD thừa, không được hóa giải sẽ sinh ra tác hại. Một trong những tác hại đó là làm già hóa cơ thể và sinh ra các bệnh tật trong đó có bệnh ung thư. Theo đó, có thể dùng chất chống oxy hóa để hóa giải GTD chống lão hóa.
Thuốc chống lão hóa thường dùng
Các caroten: Betacaroten ngăn cản sự oxy hoá cholesterol xấu, ngăn ngừa làm chậm xơ vữa động mạch, giảm các nguy cơ tim mạch, làm tăng số lượng tế bào T của hệ miễn dịch. Lutein, zeaxanthin là loại caroten đặc hiệu có vai trò chống GTD làm giảm nguy cơ thoái hóa hoàng điểm và đục thuỷ tinh thể giữ cho mắt khỏi bị mờ.
Không nên lạm dụng thuốc chống lão hóa.
Vitamin E: Tan trong dầu do đó chống lại GTD tại nơi chúng sinh ra ở ngay tế bào. Theo tạp chí dinh dưỡng lâm sàng Mỹ (1996) vitamin E đặc biệt tốt trong việc ngăn ngừa sự oxy hóa cholesterol xấu, chống lại xơ vữa mạch, chống lại sự hình thành cục máu đông… Bổ sung vitamin E sẽ ngăn ngừa bệnh tim mạch, cụ thể là giảm được nguy cơ tử vong do mạch vành, do nhồi máu cơ tim… tư đó mà kéo dài thêm tuổi thọ.
Vitamin C: Chỉ tan được trong nước nên chống lại GTD ở dịch gian bào. Nó có nhiều vai trò quan trọng (bảo vệ thành mạch, sản sinh năng lượng, tạo miễn dịch tăng cường sức đề kháng, trung hoà đào thải các chất độc, tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, tăng sự hấp thu canxi, sắt…). Riêng tính chống oxy hóa thì nó chống lại sự lão hóa da, giữ cho da khỏi mất tính đàn hồi, làm chậm sự nhăn nheo, khô ráp da.
Coenzym -10: Coenzym -10 có trong hầu khắp các mô, nhiều ở tim gan, thận, tụy tạng. Trong ty thể, có vai trò hoạt hóa quá trình sinh năng lượng, sử dụng oxy của các tế bào, rất cần thiết cho việc sinh tồn, phát triển, hoạt động của chúng. Ngoài ty thể, coenzym -10 đóng vai trò chống oxy hóa bảo vệ màng lipid tế bào, đặc biệt là góp phần ngăn quá trình oxy hóa của cholesterol xấu. Hiện coenzym-10 thường ở dạng thực phẩm chức năng, dùng cho người dinh dưỡng nghèo nàn, nghiện rượu, thuốc lá, stress, ốm đau hay do dùng thuốc nhóm statin ( cản trở tổng hợp coenzym-10).
Không nên lạm dụng chất chống oxy hóa
GTD như một phần của phản ứng strees tích cực, trong một chừng mực nào đó, có thể tham gia vào các phản ứng chống lại quá trình lão hóa, có lợi. Khi GTD vượt quá ngưỡng an toàn (do bệnh tật, môi trường ô nhiễm) thì có thể gây ra hư hỏng tế bào, tạo nên sự lão hóa chung, thoái hóa thần kinh, nhăn da, làm đột biến DNA gây ung thư. Lúc này bổ sung chất chống oxy hóa (vitamin C, E, betacaroten…) từ bên ngoài vào để đưa GTD về ngưỡng an toàn là cần thiết. Song chưa có nghiên cứu nào xác định được ngưỡng sinh lý an toàn cũng như tìm ra cách giữ được ngưỡng đó!
Khi cơ thể không có GTD tăng quá ngưỡng an toàn, việc đưa thêm vào cơ thể các chất chống oxy hóa chưa chắc đã có lợi. Liệu bổ sung khi cơ thể không thiếu như thế có làm ngược lại quá trình sinh lý, gây hại không? Chưa có bằng chứng gây hại nhưng đã có bằng chứng không có lợi: Đưa vào cơ thể chất chống oxy hóa chỉ có thể làm chậm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa tăng lên bất thường, hiển nhiên không thể đảo ngược quá trình lão hóa tự nhiên, làm trẻ lại, tăng tuổi thọ. Theo đó, dùng chất oxy hóa chỉ có lợi trong một số trường hợp cụ thể nhưng không nên lạm dụng.
Các chất chống oxy hóa đều có tác dụng phụ. Khi dùng với vai trò chống oxy hóa thường với liều cao hơn nhu cầu rất nhiều lần. Ví dụ nhu cầu vitamin C bình thường là 45mg/ngày nhưng dùng chống oxy hóa 500mg/ngày. Nếu dùng kéo dài hay dùng liều cao/ngày sẽ xuất hiện các tác dụng phụ của vitamin C (làm tăng sự hấp thụ sắt gây thừa sắt, làm giảm sự hấp thu đồng kẽm không lợi cho xương, gây sỏi oxalat, gây dị tật bẩm sinh ở thai). Đối với các chất chống oxy hóa khác nếu dùng liều quá cao hay kéo dài cũng gặp các tác dụng phụ riêng như vậy. Vì vậy, cần cẩn trọng khi dùng chất chống oxy hóa để chống lão hóa một cách có cân nhắc.
Từ khóa » Thuốc Chống Lão Hóa Cho Phụ Nữ
-
Top 6 Viên Uống Chống Lão Hóa Da đang được ưa Chuộng Nhất
-
Top 12 Thuốc Chống Lão Hóa Da Mỹ, Nhật, Hàn, Úc Giá Tốt Nhất 2022
-
Top 15 Thuốc Uống đẹp Da Chống Lão Hóa Hiệu Quả Nhất Cho Chị Em
-
12 Loại Thuốc Chống Lão Hóa Da Hiệu Quả, Giúp Bạn Trẻ Mãi Không Già
-
TOP 5 Thuốc Uống Đẹp Da Chống Lão Hóa Được Tin Dùng Nhất
-
12 Chất Bổ Sung Chống Lão Hóa Tốt Nhất | Vinmec
-
Bật Mí 8 Thực Phẩm Chức Năng Chống Lão Hóa Hiệu Quả
-
Top 6 Thực Phẩm Chống Lão Hóa Da Nên Bổ Sung Vào Thực đơn Hàng ...
-
Top 7 Thuốc Đẹp Da Chống Lão Hóa Tốt Nhất Cho Chị Em Hiện Nay
-
Chuyên Gia Giải đáp: Viên Uống đẹp Da Chống Lão Hóa Có Hiệu Quả ...
-
Thực Phẩm Chức Năng Đẹp Da Chống Lão Hóa Hiệu Quả, Giá Tốt
-
Thuốc Nào Chống Lão Hóa Da? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Top Viên Uống Chống Lão Hoá Của Nhật