Dùng Thuốc Hạ Sốt Sau Tiêm Vaccine COVID-19 ở Người Mắc Bệnh Nền

Đăng nhập Thư điện tử Liên hệ Liên kết Thứ Năm, 02/01/2025 2:30:40 SA Nhập nội dung tìm : BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TỈNH VĨNH LONG BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TỈNH VĨNH LONG BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG COVID-19 TỈNH VĨNH LONG
  • Thông tin phòng chống Covid-19
  • Bản tin Covid-19
  • Thông báo truy vết
  • Tin tức Covid-19
  • Khuyến cáo
  • Văn bản
  • Tài liệu Covid-19
  • Cổng TTĐT tỉnh
  • Thông tin phòng chống Covid-19
  • Bản tin Covid-19
  • Thông báo truy vết
  • Tin tức Covid-19
  • Khuyến cáo
  • Văn bản
  • Tài liệu Covid-19
  • Cổng TTĐT tỉnh
Khuyến cáo Cập nhật ngày: 21/09/2021 - Lượt xem: 929 image Màu chữ Cỡ chữ in bai viet In bài viết Dùng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine COVID-19 ở người mắc bệnh nền
SKĐS - Đối với những người có bệnh nền khi bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19, dùng thuốc hạ sốt như thế nào?

Có tới 60-80% người tiêm gặp phải các phản ứng sốt, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, đau nhức… Tuy nhiên, các phản ứng này thường sẽ tự khỏi trong vòng vài ngày sau tiêm. Trong trường hợp sốt cao, lạnh run có thể dùng thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng khó chịu.

Nếu có sốt sau tiêm vaccine COVID-19, người mắc bệnh nền nên làm gì?

Cũng như người bình thường khỏe mạnh, người mắc bệnh nền sau khi tiêm vaccine COVID-19, một số trường hợp không gặp phản ứng gì, một số người có thể cảm thấy mỏi mệt, khó ngủ, nhức đầu, đau tại chỗ tiêm… Nhưng phản ứng thường gặp nhất là

Sau tiêm vaccine, người mắc bệnh nền cần phải được theo dõi hạ sốt kịp thời nếu sốt cao.

Theo hướng dẫn chung của Bộ Y tế, sau khi tiêm phòng vaccine phòng COVID-19, cần phải thường xuyên đo thân nhiệt, nếu sốt dưới 38.5 độ C thì chỉ cần mặc quần áo thoáng mát, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh.

Nếu sốt trên 38.5 độ C, cần phải sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng mà nhân viên y tế đã hướng dẫn.

Người có bệnh nền nên dùng thuốc hạ sốt thế nào?

Thuốc hạ sốt thường dùng là paracetamol và ibuprofen, nhưng với người có sẵn bệnh nền, cần lựa chọn thuốc phù hợp.

Đối với bệnh nhân suy thận, có chạy thận nhân tạo chu kỳ vẫn có thể tiêm vaccine COVID-19. Trên nhóm bệnh nhân này do miễn dịch yếu nên ít gặp phản ứng sốt. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sốt cao trên 38.5 độ C, vẫn có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol, nhưng với liều 250mg/4-6 giờ.

Paracetamol là thuốc hạ sốt, nhưng phải tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ, nhất là người mắc bệnh nền càng cần thận trọng khi dùng thuốc.

Ở bệnh nhân suy gan, nếu chức năng gan giảm, men gan tăng cao 300-400UI/ml sẽ hoãn tiêm vaccine cho đến khi điều trị bệnh ổn mới cân nhắc có nên tiêm vaccine hay không. Còn những bệnh lý gan khác sau tiêm sốt trên 38.5 độ C, vẫn dùng paracetamol 500mg/lần, ngày 2-3. Điều may mắn là sau tiêm vaccine COVID-19, thường chỉ sốt kéo dài 1-2 ngày, nên việc sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol liều thấp nhất, trong thời gian ngắn, cơ bản không làm ảnh hưởng bệnh nhân. PGS.TS.Ngọc cho biết.

Tuy nhiên, nếu có sốt cao nhưng không đáp ứng với thuốc hạ sốt, hoặc sốt cao thành từng cơn liên tục… cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời. Các trường hợp suy gan, suy thận đặc biệt không được tăng liều thuốc hạ sốt hoặc tự ý dùng phối hợp thuốc hạ sốt.

Riêng với các trường hợp mắc thêm bệnh nền khác như tim mạch, tăng huyết áp, bệnh nhân COPD, đái tháo đường… thì việc sử dụng thuốc hạ sốt sau tiêm vaccine COVID-19 có thể dùng nhóm paracetamol với liều 500mg/lần, ngày uống 2-3 lần.

Với nhóm bệnh nhân có bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng đã được điều trị ổn định, được tiêm vaccine COVID-19, nếu có sốt sau tiêm, thì không nên dùng nhóm thuốc ibuprofen để hạ sốt, mà vẫn dùng paracetamol nhưng sau ăn no và liều lượng 500mg/lần x2-3 lần/ngày. PGS.Ngọc khuyến cáo.

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, mặc dù sốt thường xảy ra nhưng thông thường là sốt không cao, không kéo dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, hay mắc bệnh nền. Còn đối với người trẻ có thể hay sốt hơn và sốt cao hơn, thuốc an toàn nhất là paracetamol đều có thể dùng được ở các nhóm bệnh nhân nêu trên. Nhưng chỉ dùng liều thấp khi nhiệt độ cơ thể trên 38.5 độ C, nếu dưới nhiệt độ này thì không cần dùng thuốc hạ sốt.

Trong trường hợp sốt cao, đã dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn không thể cắt được sốt hoặc liên tục các cơn sốt tái lại sau 2 tiếng, cần thông báo cho nhân viên y tế và đến cơ sở khám gần nhất.

Nguồn: Bộ Y tế

Chia sẻ tin này qua Google Plus Chia sẻ tin này qua Facebook Chia sẻ tin này qua Twitter Chia sẻ tin này qua Tumblr  In thủ tục

Các tin khác

Những dấu hiệu sau nhiễm Covid-19 cần can thiệp y tế khẩn cấp (23/05/2022)
Cẩn trọng với viêm kết mạc hậu COVID-19 ở trẻ (23/05/2022)
Tiêm mũi 4 vaccine phòng COVID-19 sau mũi 3 bao lâu? (13/05/2022)
Dinh dưỡng có vai trò thế nào trong loại bỏ hậu Covid-19? (09/05/2022)
Hậu COVID-19: Cảnh giác với hiện tượng đông máu bất thường (05/05/2022)

Từ khóa » Thuốc Hạ Sốt Khi Tiêm Vaccine Covid