Dùng Thuốc Khi Bị Viêm Dạ Dày Cấp
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân gây bệnh có thể do virut, vi khuẩn và độc tố của chúng; do thức ăn; do thuốc; dị ứng thức ăn... Người bệnh thường có biểu hiện đau vùng thượng vị dữ dội, cồn cào, nóng rát, có khi âm ỉ, ậm ạch khó tiêu hoặc buồn nôn, nôn; có thể sốt 39-400C...
Quá trình viêm diễn ra từ vài giờ đến vài ngày, hồi phục nhanh và hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu bị nhiều đợt cấp có thể chuyển thành viêm mạn và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư...
Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Một số thuốc có thể dùng trong điều trị viêm dạ dày cấp
Thuốc giảm đau chống co thắt cơ trơn
Một số thuốc giảm đau do giảm co thắt cơ trơn có thể dùng như atropin, papaverin, alverin... Các thuốc này có tác dụng làm giãn các cơ trơn nên có tác dụng điều trị các triệu chứng đau do co thắt đường tiêu hóa (trong đó có viêm dạ dày cấp). Người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chú ý đến những bất lợi của thuốc có thể xảy ra:
Đối với atropin có thể gặp triệu chứng: khô miệng, khó nuốt, tăng cảm giác khát, giảm tiết dịch ở phế quản. Trên hệ tim mạch có hiện tượng chậm nhịp tim thoáng qua, sau đó là nhịp tim nhanh, trống ngực và loạn nhịp. Atropin có tác động lên hệ thần kinh nên có thể gây lú lẫn,
hoang tưởng và dễ bị kích thích... Trẻ em và người cao tuổi rất dễ gặp các tác dụng không mong muốn này.
Mặc dù độc tính của papaverin thấp sau khi uống, nhưng cũng đã có trường hợp gặp tác dụng phụ trên tiêu hóa như buồn nôn, nôn, táo bón... Không dùng thuốc trong thời gian dài vì có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc. Cần ngừng dùng papaverin khi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, vàng da...
Đối với alverin, các tác dụng phụ có thể xảy ra như: cảm giác mệt mỏi hoặc choáng váng, đau đầu, các phản ứng dị ứng, bao gồm ngứa ngáy hoặc phát ban da hoặc nghiêm trọng hơn như khó thở, thở hụt hơi, thở khò khè, sưng mặt và các bộ phận khác trên cơ thể...
Thuốc trung hòa dịch vị, bảo vệ băng se niêm mạc dạ dày
Có thể dùng phosphalugel (aluminium phosphate), gastropulgite...
Phosphalugel có tác dụng trung hòa acid dịch vị, làm giảm bớt nồng độ acid trong dạ dày, ngăn ngừa các triệu chứng do đau dạ dày như cơn đau vùng thượng vị, cảm giác đầy hơi, trướng bụng, ợ nóng và nóng rát ở dạ dày và thực quản. Đối với người bệnh bị viêm dạ dày, khó tiêu thì nên dùng thuốc phosphalugel trước bữa ăn.
Tuy nhiên, thuốc có thể tương tác với các thuốc dùng cùng (như làm giảm hấp thu của các thuốc khác) nên cần phải chú ý khi dùng cùng các thuốc này.
Gastropulgite có tính chất hấp phụ và băng se niêm mạc, có khả năng bao phủ cao, tạo một lớp màng che chở vết thương. Thuốc còn có khả năng hấp phụ độc chất và hơi là những tác nhân gây kích ứng niêm mạc. Tuy nhiên, thuốc chỉ mang lại những tác dụng trong những thời gian đầu điều trị. Khi kéo dài thời gian dùng thuốc sẽ gây nên tình trạng nhờn thuốc và kèm theo những tác dụng phụ. Thời gian đầu dùng thuốc sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như: tiêu chảy tạo cảm giác buồn nôn đau bụng. Thuốc có thể gây táo bón cho người lớn và trẻ nhỏ.
Thuốc ức chế tiết acid
Có thể dùng nhóm kháng histamin H2 (cimetidin, ranitidin) hoặc thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, esomeprazol). Hai nhóm thuốc này có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày (một yếu tố gây viêm dạ dày).
Tuy nhiên khi dùng nhóm kháng histamin phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày, đặc biệt ở người từ trung niên trở lên vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều dùng và thời điểm uống thuốc. Các loại thuốc kháng histamin H2 có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, tiêu chảy, vú to ở đàn ông, bất lực ở nam giới... Vì vậy, nếu gặp phải các bất thường trên cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.
Đối với nhóm ức chế bơm proton, nên dùng thuốc ở liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất có thể. Tuy nhiên, khi dùng thuốc người bệnh có thể bị khô miệng, rối loạn tiêu hóa, tăng enzym gan, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, thay đổi về máu, viêm thận, liệt dương, phản ứng dị ứng. Do làm giảm độ acid trong dạ dày, nên làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Ngoài ra, có thể dùng các thuốc điều trị triệu chứng khác như sốt (dùng paracetamol) hay nôn (bù nước, điện giải)...
Những điều cần lưu ý
Trong điều trị, bác sĩ có thể sẽ phải phối hợp nhiều thuốc. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định về liều lượng, cách dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và lời khuyên của bác sĩ (trong ăn uống sinh hoạt nếu có) để việc dùng thuốc có hiệu quả và điều trị triệt để bệnh. Trước khi dùng thuốc người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm thuốc để biết được các bất lợi của thuốc có thể xảy ra, nếu gặp phải biết cách xử lý hoặc báo cho bác sĩ biết để được ứng phó kịp thời, nhất là đối với các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Từ khóa » Thuốc Alverin Uống Trước Hay Sau ăn
-
Alverin Là Thuốc Chống Co Thắt đường Tiêu Hoá | Vinmec
-
Alverin Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Alverin: Công Dụng, Liều Lượng Và Cách Dùng
-
Thuốc Alverin được Chỉ định Như Thế Nào?
-
Thuốc Alverin Có Công Dùng Như Thế Nào? Dùng để điều Trị Bệnh Gì?
-
Thuốc Alverin Có Tác Dụng Gì? Một Số Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Alverin
-
Thuốc Alverine: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng
-
THỜI ĐIỂM UỐNG THUỐC SO VỚI BỮA ĂN
-
Thuốc Alverin Có Tác Dụng Gì? Một Số Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Alverin
-
Dofopam - Điều Trị Rối Loạn đường Tiêu Hoá
-
Thuốc Avarino: Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Tác Dụng Phụ, Giá Bán
-
Thuốc Alverin 40mg Euvipharm - Điều Trị Co Thắt Cơ Trơn Hiệu Quả
-
Thuốc điều Chỉnh Chức Năng Vận động Và Bài Tiết Của đường Tiêu Hóa