Dùng Thuốc Nhỏ Mắt Sao Cho Hiệu Quả - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến ...
Có thể bạn quan tâm
Nhiều bệnh nhân dùng thuốc chữa mắt chưa đúng cách, làm giảm hiệu quả của thuốc, khiến bệnh lâu khỏi và trở nên khó trị. Vì vậy, sử dụng thuốc chữa mắt như thế nào để phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh là việc mà người bệnh nên lưu ý.
TIN LIÊN QUANDược sĩ Bùi Hải Yến, khoa Dược, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, khi nhỏ một giọt thuốc vào mắt, dược chất sẽ được vận chuyển tới nơi tác dụng dưới tác động của hệ thống nước mắt, đặc điểm cấu tạo sinh lý của các hàng rào mô giác mạc và kết mạc. Việc nắm được một số đặc điểm sinh lý của mắt liên quan đến sự hấp thu dược chất từ thuốc nhỏ mắt và cách sử dụng thuốc tra, nhỏ mắt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Đặc điểm sinh lý của hệ thống nước mắt
Dược sĩ Bùi Hải Yến cho biết, nước mắt của người bình thường được tiết ra liên tục từ tuyến nước mắt với tốc độ khoảng 1 microlit (µl) trong 1 phút, tạo ra một màng nước mắt bao phủ toàn bộ bề mặt của giác mạc và kết mạc. Màng nước mắt này có tác dụng bảo vệ mắt chống nhiễm khuẩn, giữ cho mắt không bị khô và được chứa ở túi cùng kết mạc khoảng 20µl-30µl. Dịch nước mắt thừa ở túi cùng kết mạc được rút vào túi nước mắt qua các ống tiểu quản nhờ áp suất âm ở túi nước mắt. Khi chớp mắt, túi nước mắt bị ép và nước mắt được bơm vào ống mũi lệ đổ vào khoang miệng khoảng 2µl mỗi lần chớp mắt. Nước mắt là một dịch nước trong suốt có pH khoảng 7,4, có chứa các chất điện giải như Na+, K+, Ca+, Cl, HCO3.
Dùng thuốc nhỏ mắt đúng giúp nâng cao hiệu quả trị bệnh.
Khi nhỏ một giọt thuốc vào vùng trước giác mạc, phần thừa ngoài sức chứa của mắt sẽ trào ra má, phần còn lại được tháo vào ống mũi lệ và quá trình này tiếp diễn cho đến khi thể tích dịch nước mắt trở lại bình thường, làm cho liều thuốc đã nhỏ bị mất đi đáng kể. Hơn nữa, khi thể tích nước mắt đã trở lại bình thường thì sự tiết nước mắt vẫn tiếp diễn, nước mắt tiết ra tiếp tục pha loãng lượng thuốc còn lại, làm giảm nồng độ dược chất, làm giảm tốc độ và mức độ khuếch tán dược chất qua giác mạc.
Tác động của hệ thống nước mắt càng bất lợi khi thuốc nhỏ mắt có pH càng khác 7,4 và được đệm bằng các hệ đệm có dung lượng đệm cao vượt quá khả năng tự điều chỉnh của nước mắt, thuốc sẽ gây kích ứng mạnh ở mắt, mắt buộc phải phản xạ lại bằng cách tăng tiết nước mắt. Nước mắt tiết ra càng nhiều nồng độ dược chất càng bị pha loãng, quá trình khuếch tán dược chất qua giác mạc càng giảm do nồng độ giảm. Nước mắt tiết ra càng nhiều, liều thuốc đã nhỏ càng bị trôi rửa nhanh chóng, thời gian tiếp xúc của thuốc với niêm mạc càng ngắn, dược chất càng ít được hấp thu.
Cách sử dụng đúng thuốc nhỏ, tra mắt
Trường hợp người bệnh được kê từ hai loại thuốc tra, nhỏ mắt trở lên thì thứ tự nhỏ - tra thuốc như sau:
Các loại thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch, hỗn dịch nhỏ trước. Thuốc tra mắt dạng gel, mỡ nhỏ sau. Nên tra thuốc mỡ vào buổi trưa, tối trước khi đi ngủ vì thuốc mỡ làm giảm hấp thu thuốc nước và để các hoạt chất trong thuốc mỡ tan ra, ngấm và lưu lại lâu hơn trên tế bào biểu mô giác mạc.
Khi nhỏ các loại thuốc phải cách nhau khoảng từ 10-15 phút.
Lọ, typ thuốc khi đã mở nắp chỉ nên sử dụng từ 15 đến 30 ngày (hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất) để tránh nhiễm khuẩn và đảm bảo chất lượng thuốc.
Đối với thuốc dạng hỗn dịch cần lắc kỹ trước khi sử dụng. Thuốc dạng đơn liều (không chứa chất bảo quản) chỉ sử dụng trong ngày. Nếu thuốc là loại có độc tính cao phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn cách nhỏ, tra thuốc theo hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc hoặc chỉ định của bác sĩ.
Ví dụ: thuốc nhỏ mắt atropin 0,5% là thuốc rất hay dùng có tác dụng làm liệt điều tiết, giúp xác định chính xác tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị.
Cách nhỏ: vành mi dưới, nhỏ một giọt thuốc vào túi cùng kết mạc mắt, lấy bông thấm hết thuốc tràn ra ngoài mí mắt rồi dùng bông chẹn vào điểm lệ ở góc trong của mắt khoảng 2 phút để bông thấm hết thuốc thừa, tránh tác dụng phụ không mong muốn của thuốc (như sốt, đỏ mặt, khô họng, tim đập nhanh… vì dùng atropin 0,5% nhỏ mắt, nhất là ở trẻ em có thể gây ra ngộ độc toàn thân.
Kiểm soát chặt chẽ hạn sử dụng của thuốc, không sử dụng thuốc đã hết hạn.
Nhã Khanhad syt ad
Các tin khác- Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
- 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
- Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
- Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
- Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
- 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Thuốc Atropin 0 5
-
Thuốc Atropin Nhỏ Mắt: Tác Dụng, Cách Dùng Và Liều Lượng
-
Điều Trị Nhược Thị ở Trẻ Em Bằng Liệu Pháp Atropin
-
Công Dụng Thuốc Atropin Sulfat | Vinmec
-
Atropin 0,05% - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng - H02-077-01
-
Atropin Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Sử Dụng Thuốc Nhỏ Mắt Atropin Cần Lưu ý Gì?
-
THUỐC NHỎ MẮT HẠN CHẾ GIA TĂNG ĐỘ CẬN Ở TRẺ
-
Atropin Sulfat - Thuốc Giãn đồng Tử Và Liệt Cơ Thể Mi
-
Nên Nhỏ Thuốc Atropin 0,5% Chữa Loạn Thị Vào Lúc Nào Trong Ngày?
-
Thuốc Atropin Sulfat 0,5mg Traphaco điều Trị Rối Loạn Tiêu Hóa
-
Dùng Thuốc Làm Liệt điều Tiết Mắt Và Những điều Cần Chú ý
-
Thuốc Atropine: Alcaloid Kháng Muscarin, Một Hợp Chất Amin Bậc Ba
-
Thuốc Nhỏ Mắt Atropin 0.01% Làm Chậm Sự Tiến Triển Của Bệnh Cận ...