Dùng Thuốc Với Phụ Nữ Mang Thai, Cho Con Bú Và Trẻ Sơ Sinh Mắc ...
Có thể bạn quan tâm
Trong "Hướng dẫn chăm sóc, quản lý tại nhà đối với phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ sơ sinh mắc COVID-19" vừa được Bộ Y tế ban hành ngày 28/3, các nhà chuyên môn của cơ quan này lưu ý cách sử dụng thuốc với các nhóm đối tượng này.
Đối với phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Bộ Y tế nhấn mạnh không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm... cho bà mẹ mang thai, cho con bú khi chưa có chỉ định, kê đơn.
Với thuốc hạ sốt: sử dụng khi thân nhiệt trên 38,5°C hoặc đau đầu nhiều, chỉ dùng thuốc hạ sốt loại có chứa Paracetamol đơn thuần (liều lượng như hướng dẫn cho người lớn tại Mục 5.2 của "Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19").
Với thuốc điều trị các triệu chứng khác khi cần thiết, Bộ Y tế lưu ý 3 triệu chứng thường gặp gồm:
- Ho: Dùng các phương pháp dân gian như chanh, mật ong, súc miệng bằng dung dịch Natriclorua 0,9%. Các thuốc có thể dùng như thuốc ho có chứa hoạt chất Dextromethorphan, Guaifenesin... hoặc thuốc ho có nguồn gốc thảo dược. Không dùng các loại thuốc chống chỉ định đối với phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bú;
- Ngạt mũi, chảy mũi: xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch Natri Clorua 0,9%;
- Tiêu chảy: bổ sung Oresol, kẽm (10-20 mg/ngày).
Phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú cần tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn ngoại trú nếu có bệnh nền hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh mắc COVID-19 tại nhà
Mới: Không nhất thiết phải test COVID-19 thường xuyên cho mọi trẻ sơ sinh
Nếu trẻ sốt, cần dùng thuốc hạ sốt bằng cách sử dụng khi thân nhiệt trên 38,5°C. Dùng Paracetamol với liều 10-15 mg/kg/lần (sử dụng đường uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại; lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày. Nếu trẻ nôn trong vòng 15 phút, có thể cho trẻ uống lại liều thay thế;
Trường hợp trẻ ngạt mũi: Sử dụng dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorua 0,9% nhỏ mũi 2-3 giọt mỗi bên mũi khi trẻ có dấu hiệu ngạt mũi và khó ngậm bắt vú. Nên ủ ấm lọ nước muối sinh lý trước khi nhỏ mũi trẻ.
Lưu ý khi chăm sóc tại nhà trẻ sơ sinh mắc COVID-19
- Tuyệt đối không xông hơi cho trẻ sơ sinh dưới bất kỳ hình thức nào;
- Không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm,... cho trẻ sơ sinh khi chưa có chỉ định, kê đơn;
- Không được xịt rửa mũi cho trẻ sơ sinh.Nóng: Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn mới về quản lý F0 tại nhà
Từ khóa » Bà Mẹ Cho Con Bú Có Uống được Panadol Không
-
Phụ Nữ Cho Con Bú Uống Panadol Extra Có ảnh Hưởng Gì? | Vinmec
-
Mẹ Cho Con Bú Uống Panadol được Không? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Mẹ Uống Panadol Extra, Bé Có Bú được Sữa Mẹ Không? | Vinmec
-
Mẹ Cho Con Bú Có Uống được Paracetamol? Nguyên Tắc Uống An Toàn
-
Mẹ Cho Con Bú Có Uống được Paracetamol? Phương án An Toàn Cho ...
-
Phụ Nữ đang Cho Con Bú Uống Panadol được Không?
-
Cho Con Bú Uống Panadol Được Không? 80% Các Mẹ đều Chưa Rõ
-
Mẹ Cho Con Bú Có Uống được Paracetamol Không? Lưu ý Gì Khi Dùng ...
-
Sau Sinh Uống Panadol được Không Và Những điều Mẹ Cần Lưu ý
-
Lời Giải Đáp Của Chuyên Gia: Cho Con Bú Uống Panadol Được ...
-
Thuốc Giảm đau Hạ Sốt Nào Cho Bà Bầu An Toàn | Hapacol
-
Cho Con Bú Uống Panadol được Không?
-
Cho Con Bú Uống Thuốc Panadol được Không
-
Panadol Extra