Đừng Tự Biến Mình Thành "kẻ Sáo Rỗng" Khi Cứ Mang Những Câu Trả ...
Có thể bạn quan tâm
Trước khi bắt đầu công việc mới, bạn đã đọc bao nhiêu bài về lời khuyên khi đi phỏng vấn. Bạn đã học thuộc bao nhiêu câu trả lời mẫu trên mạng để có thể đưa ra “đáp án” hoàn hảo nhất? Việc tham khảo, tìm hiểu và chuẩn bị trước mỗi lần trả lời phỏng vấn không có gì là sai. Ai cũng muốn bản thân thể hiện ra những điều tốt nhất trước nhà tuyển dụng. Thế nhưng, bạn có bao giờ quên mất bản thân là ai mà chìm đắm trong những mẫu trả lời có sẵn?
Hãy thử tưởng tượng có bao nhiêu ứng viên đang tìm việc; từ đó, có bao nhiêu người tìm đến các lời khuyên phỏng vấn trên mạng. Nếu như ai đi phỏng vấn cũng lặp lại y một khuôn mẫu, thì nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào đâu để tìm ra ứng viên phù hợp? Thời đại công nghệ thông tin, khi mà cái gì tiện lợi, có mẫu sẵn được ưa chuộng; cũng là lúc mỗi người đặt ra câu hỏi về sự khác biệt của bản thân giữa số đông.
Dù thời đại nào, chúng ta luôn càng cần cố gắng tìm cơ hội để thể hiện mình.
Và thực sự những cơ hội ấy không có kiếm tìm như bạn vẫn nghĩ. Bạn sẽ tự tạo cơ hội ấy nếu khai phá bản thân; và thực sự hiểu mình muốn gì, cần gì.
“Hãy giới thiệu về bản thân em. Em có sở trường gì và tại sao em lại phù hợp với vị trí này?” – Có lẽ đây là câu hỏi mà 99% ứng viên sẽ gặp khi đi phỏng vấn. Bạn sẽ trả lời như thế nào? Đối với một số người, đây là câu hỏi dễ nhất. Nhưng ngược lại, không ít người rơi vào tình trạng bối rối, ấp úng. Và cuối cùng sẽ đưa ra câu trả lời chung chung kiểu: “Em là người chăm chỉ, có khả năng làm việc độc lập, chịu được áp lực. Với những điều trên em tin là em có thể làm tốt công việc bên mình.”
Ồ, bạn liệt kê toàn những đức tính tốt, nhưng làm thế nào bạn có thể chứng minh được mình thực sự có những đức tính ấy? Chăm chỉ như thế nào? Bạn đã từng có kết quả tốt nào khi làm việc độc lập? Mỗi lần làm việc với áp lực, hiệu quả công việc của bạn ra sao? Đó mới là điều nhà tuyển dụng cần. Chứng mình rằng bạn thực sự có năng lực, bằng chính những dẫn chứng cụ thể nhất. Chưa hết, bạn còn phải đối chiếu những năng lực, sở trường ấy; cùng yêu cầu cụ thể của công việc đang ứng tuyển. Và từ đó phân tích tai sao công việc lại vụ hợp với bạn.
Nhiều ứng viên bị “shock” khi bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp vì sao chép những câu trả lời trăm người như một trên mạng. Họ không hiểu tại sao bản thân đã trả lời toàn những lời hay nhưng vẫn bị đánh trượt. Thế nhưng, cái đơn giản nhất là bản thân mình thôi mà còn đi mượn; chưa hiểu được bản thân thì hiểu được ai. Nói lời hay, chau chuốt ý tứ để làm gì, khi nó chẳng thể hiện chút nào con người của bạn?
Tại sao bạn mất thời gian quá nhiều để làm một “kịch bản phỏng vấn” học thuộc lòng? Hãy tự chất vấn bản thân, rằng mình vừa không hiểu bản thân, lại vừa ích kỷ như thế nào.
– Chỉ cần bố mẹ không vừa lòng, bạn có bao giờ hờn dỗi nói: “Bố mẹ chẳng khi nào hiểu con”.– Hay khi cái tôi lúc nào cũng ngùn ngụt mỗi lần cãi vã với người yêu: “Em không bao giờ chịu hiểu anh cả”.– Không hài lòng đồng nghiệp, lương thấp, làm việc chỉ toàn chán nản thất vọng chẳng hứng thú nào nên dứt áo đi tìm việc mới.
Bạn không hiểu chính mình thì tại sao lại đòi hỏi người khác phải hiểu bạn. Người thân, bạn bè, người yêu đều có thể bao dung và bỏ qua. Nhưng nhà tuyển dụng, sếp hay đồng nghiệp, chẳng ai có thời gian và đủ kiên nhẫn để làm điều ấy. Bạn sẽ bị loại thẳng tay, và nhường chỗ cho những ứng viên phù hợp hơn.
- Muốn trả lời phỏng vấn tốt hãy hiểu nhà tuyển dụng muốn nghe gì?
- Dù thể hiện rất tự tin trong vòng phỏng vấn mà bạn vẫn bị loại: Lý do vì đâu?
- Phỏng vấn hơn 3000 người trẻ, đây là 3 sai lầm thui chột khả năng ai cũng mắc phải
Chúng ta đôi khi sống với suy nghĩ hãy bỏ qua mọi lời đàm tiếu mà sống. Sống không cần quan tâm người khác nghĩ gì. Lối sống ấy không có gì sai, tuy nhiên đôi khi chúng ta cần sống chậm lại, và lắng nghe những điều mọi người nói về mình. Nhất là khi những lời ấy lại từ gia đình, bạn bè, người thân. Không ai là hoàn hảo cả, và đôi khi mỗi người chúng ta cũng khó nhận ra những điểm chưa được của bản thân. Vì vậy, bạn cần lắng nghe mỗi ngày để tự hoàn thiện mình. Để hiểu mình là quá nhỏ bé so với thế giới rộng lớn ngoài kia.
Tôi đã từng đọc một mẩu chuyện, và phần nào thấy câu chuyện ấy thật giống với nhiều người trong chúng ta.
“Có một chú ếch được thả vào một nồi nước lạnh. Nồi nước không hề đậy vung và được đặt lên một cái bếp. Ban đầu, nước vẫn còn lạnh chú ếch không hề có phản ứng gì. Nhiệt độ của nồi nước tăng từ từ khiến chú ếch thích nghi dần; và không hề nhận ra có sự thay đổi.
Càng về sau, nồi nước càng trở nên nóng hơn. Nhưng chú ếch vẫn không hề để ý. Cuối cùng, đến lúc nước sôi thì chú ta mới bắt đầu cảm thấy không thoải mái, nhưng đã muộn rồi.
Chú ếch đã bị luộc chín trong nồi nước. Vì nồi nước cứ nóng lên từ từ khiến chú ếch không hề để ý đến; và cuối cùng là bị chết trong nồi nước sôi. Giả sử, nếu thả chú ếch đó vào nồi nước sôi ngay từ đâu và không đậy vung. Chắc hẳn chú ếch sẽ cố dùng hết sức lực nhảy ra bằng được.“
Ta sẽ mãi cảm thấy bản thân mình là tốt là đủ rồi khi chẳng ai lên tiếng. Nếu không được nghe những lời góp ý thẳng thắn; thì có lẽ chẳng ai nhận ra sự trì hoãn, ì ạch trong bản thân mình. Cứ thế, chúng ta đã quá quen với sự yếu kém của bản thân. Đến mức cho rằng những điều người khác nói với mình là do họ “nhìn mặt bắt hình dong” mà thôi.
Vậy nếu cho rằng bạn đã hiểu mình rồi, hãy tự hỏi, tại sao đến bây giờ ta vẫn chưa thành công? Vẫn chưa tìm kiếm được cảm giác thoải mái thực sự khi làm việc? Vẫn chưa thấy thỏa mãn với công việc mình đang có? Hay vẫn ấp úng trả lời câu hỏi về chính bản thân mình khi phỏng vấn?
Tôi có một người bạn học cùng từ suốt những năm cấp ba đến đại học. Anh ấy học không có gì nổi trội, nếu không nói là khá bình thường. Thế nhưng giờ đây, anh bạn ấy lại là người có sự nghiệp thành công trong chúng tôi. Anh ấy bảo từng làm không công ở một công ty lớn trong vòng 6 tháng. Thời điểm ấy, nhiều người nói rằng anh ấy thật ngốc nghếch. Thà để thời gian để học còn hơn là đi làm miễn phí cho người khác; ra trường có bằng giỏi, bằng xuất sắc thế nào cũng được tuyển vào các tập đoàn, các công ty lớn.
Nhưng chúng ta quên rằng, thứ những công ty, tập đoàn lớn cần không chỉ có mỗi tấm bằng đại học.
Kĩ năng, kinh nghiệm, và cách bạn thể hiện năng lực sẽ nói lên bạn là ai trong quá trình trả lời phỏng vấn. Chính vì, anh bạn tôi vẫn không ngừng trải nghiệm, cố gắng làm những điều mình chưa bao giờ làm. Chính vì xuất phát điểm là một người không giỏi giang gì, không thông minh, cũng không biết mình tốt ở điểm nào. Anh ấy dành toàn bộ 4 năm ở đại học để trải nghiệm. Biết mình có lực học bình thường, anh ấy đăng kí tham gia câu lạc bộ, làm sự kiện.
Tuy mất khá nhiều thời gian, cũng mệt mỏi khi phải làm quen công việc mới. Nhưng đổi lại, anh ấy được làm việc với những người anh người chị nhiều kinh nghiệm. Dù không ít lần phải chịu áp lực nhưng chưa bao giờ tiếc nuối vì những quyết định của mình. Cho đến thời điểm hiện tại. Khi nhiều người vẫn lông bông đi tìm việc và tìm định hướng cho tương lai mình. Anh ấy sớm đã biết mình thích gì, cần gì nhờ các hoạt động thời đại học. Và giờ có công việc và anh ấy từng mơ ước với suy nghĩ không ngừng phát triển bản thân.
Những người trả lời ấp úng, và sợ vòng phỏng vấn thường vì họ không có gì để trả lời. Đó cũng là lý do, tại sao những người nhiều kinh nghiệm lại dễ dàng vượt qua vòng này hơn. Vậy nên, câu trả lời giá trị nhất cho các câu hỏi phỏng vấn chính là bản thân bạn. Bạn là ai, bạn có những năng lực, tiềm năng gì? Bạn đã tích lũy được những kinh nghiệm như thế nào?
- Tham khảo thêm các mẫu CV để tăng 80% cơ hội trúng tuyển tại: https://www.topcv.vn/mau-cv
- Tìm việc làm chất lượng lương cao tại: Việc làm chất lượng
- Tải App TopCV để trải nghiệm tìm kiếm và ứng tuyển công việc chỉ với một chạm: – IOS: https://apple.co/2TSeTJA– Android: http://bit.ly/2FnLblz
Từ khóa » Những Lời Sáo Rỗng
-
Nói Không Với Những Kiểu Nói Sáo Rỗng - Tuổi Trẻ Online
-
20 Câu Nói Tình Yêu Sáo Rỗng Và Bí Mật Về Tính Hợp Lệ Của Chúng
-
ĐịNh Nghĩa Sáo Rỗng TổNg Giá Trị CủA Khái NiệM Này. Đây Là Gì ...
-
Khi Yêu đừng Chỉ Nói Lời Sáo Rỗng, Hãy Hành động!
-
Những Lời Nói Sáo Rỗng Chết Người
-
Một Lời Sáo Rỗng Là Gì, Và Mục đích Của Nó Là Gì - Ad
-
Thông Minh Thì Không Nói Lời Sáo Rỗng
-
Tiếng Việt - Sáo Rỗng Là Gì? Sáo Rỗng Là Cây Sáo Diều Rỗng...
-
Monster Box - [English Below] NHỮNG CÂU NÓI SÁO RỖNG VỀ...
-
Bệnh Sáo Rỗng
-
BÁO CÁO... SÁO RỖNG!
-
Đừng để Chúng Em Nói Những Lời Sáo Rỗng - 24H
-
Những Lời Khen Sáo Rỗng Nên Tránh Khi Mới Hẹn Hò