Đừng Vì Lợi Nhuận Mà Coi Thường Sức Khỏe Con Người
Có thể bạn quan tâm
Gần đây, các trạm thu phát sóng điện thoại di động BTS mọc lên khắp nơi, nhiều ý kiến, đơn từ của nhân dân thắc mắc sóng cao tần gây độc hại đối với sức khỏe con người. Các nhà doanh nghiệp thì nói là không. Ngược lại, các nhà khoa học đã tìm lời giải về tác hại của sóng cao tần lên cơ thể sống.
Trạm BTS là gì: Là trạm trung chuyển thu và phát sóng điện thoại di động BTS1 và trạm điều hành vận tải taxi BTS2. Bản chất các sóng này là bức xạ điện từ cao tần.
Bức xạ điện từ cao tần là gì: Còn gọi là bức xạ HF (từ chữ High Frequency) có tần số từ vài trăm MegaHéc (MHz) đến vài trăm Gigahéc (GHz) phát ra từ các đài radio, tivi, lò vi sóng, máy tính, các trạm thu phát sóng điện thoại, điện thoại di động.
Các trạm BTS được lắp đặt ngay trong khu dân cư như thế này. |
Các nhà kinh doanh nói gì?
Những nhà khoa học gắn với công nghiệp viễn thông dựa vào kết quả nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỷ trước và căn cứ vào ngưỡng thăng giáng nhiệt ngẫu nhiên cổ điển mà không tính đến các hiệu ứng phi nhiệt tác động đến cấu trúc y sinh học đặc biệt của cơ thể. Bộ Khoa học và Công nghệ có Công văn số 616 BKHCN- gửi Văn phòng Chính phủ nêu rõ: “Có thể kết luận rằng, chưa có bằng chứng cho thấy trường điện từ các trạm thu phát thông tin di động và các thiết bị điện thoại di động gây ra ảnh hưởng có hại cho con người”. Vụ Khoa học Công nghệ Bộ Bưu chính Viễn thông cho rằng tiêu chuẩn về quản lý an toàn đối với sóng điện từ của Việt Nam cao gấp 2 lần tiêu chuẩn của ICNIRP đề ra. Các nhà kinh doanh thì bất chấp dư luận, họ chỉ cần thu lợi nhuận mà không cần quan tâm đến sức khỏe con người.
Nghiên cứu về “sức khỏe HF” như thế nào?
Từ lâu, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm về vấn đề này đều cho rằng chỉ số SAR do ICNIRP đưa ra là quá cao. Bức xạ sóng HF từ các trạm BTS có thể gây ra u não, kích thích ung thư não và nhiều hiệu ứng khác lên hệ thần kinh, bệnh máu trắng và gây vô sinh.
Trạm BTS tại Khu đô thị mới Bắc Linh Đàm đã bị nhiều người dân phản ứng. Ảnh: Vnnet |
GS. Nguyễn Văn Trị khẳng định, một trạm BTS có một anten cao 50m, công suất 600W, phát xạ theo mọi hướng, búp sóng chính đến khu dân cư có bán kính 300m (tính từ chân cột) với mật độ công suất tương đương 0,2mW/kg thể trọng. Tuy nhiên công suất này vẫn có thể gây nguy hiểm nếu lắp đặt không đảm bảo kỹ thuật. Trạm BTS có thể gây nguy hiểm trong những trường hợp sau:
- Khi lắp đặt không đủ cao 50m, thì búp sóng tiếp xúc với khu dân cư có mật độ công suất HF sẽ tăng lên rất nhiều lần.
- Nếu khu dân cư đồng thời chịu tác động của nhiều trạm (ví dụ 10 trạm), lúc đó liều SAR cơ thể phải chịu sẽ tăng lên 10 lần. Nếu 10 trạm phát đồng thời cùng một tần số và cùng hướng phân cực thì liều SAR cơ thể phải chịu có thể tăng lên đến 100 lần.
- Ngoài ra, cơ thể người có khoảng 2.000 tâm hoạt tính, mỗi tâm hoạt tính phụ trách những chức năng khác nhau của cơ thể. Năng lượng của các hạt phôtôn có tác dụng làm biến đổi các tâm hoạt tính. Sự biến đổi này lâu ngày sẽ gây nên những nguy cơ tiềm ẩn bệnh lý phức tạp.
Phản ứng của dân cư trong khu vực có cột BTS
Trong Cụm dân cư số 8, phường Thịnh Quang – Đống Đa có hai trạm BTS hoạt động. Từng ngày, từng giờ, nhân dân rất bức xúc, phản đối kịch liệt nhà kinh doanh và chủ cho thuê địa điểm đặt trạm. Đặc điểm của khu vực này là mật độ dân cư rất đông đúc, trong vòng bán kính 300m là khu tập thể Binh đoàn 12, khu tập thể Vĩnh Hồ, nhiều hộ liền kề của làng Thịnh Quang và tập thể một số cơ quan khác. Khu dân cư thì đa số là các cụ già, nhiều người đã có nhiều cống hiến cho đất nước, nay đến tuổi nghỉ hưu, về nhà vui với con cháu nhưng vẫn ngày đêm lo lắng tác hại của sóng cao tần đến sức khỏe. Đặc biệt hơn, cũng trong vòng bán kính ấy là Nhà trẻ Hoa Hồng, hằng ngày có trên dưới nghìn cháu từ 1-5 tuổi đến trường...
Rồi đây, người già, các thế hệ kế cận và các trẻ em đang đứng trước nguy cơ tiềm ẩn của hiệu ứng bức xạ cao tần, có thể gây suy giảm chức năng các tuyến nội tiết, ung thư não, bệnh máu trắng, vô sinh thì ai là người chịu trách nhiệm đây? Chưa kể những sự cố do sét đánh, giông bão đổ cột chết người, những thiệt hại này không thể bù đắp được.
Nên đặt các Trạm BTS ở xa nơi dân cư. |
Các nhà khoa học đã khuyên không nên đặt quá nhiều trạm anten trong một khu dân cư, nhất là lắp đặt không đúng yêu cầu kỹ thuật. Ở các nước phát triển, các trạm BTS hầu như không được đặt trong khu dân cư, hoặc nếu có thì phải rất cao. Nhân dân rất bức xúc, yêu cầu tháo dỡ ngay các cột anten trong khu dân cư, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe hiện tại và tương lai của mọi người.
TS y khoa Đào Kỳ Hưng
Từ khóa » Tác Hại Của Cột Thu Phát Sóng điện Thoại
-
Sống Gần Trạm Thu Phát Sóng Viễn Thông Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe?
-
Hoạt động Của Các Trạm BTS Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Người Dân?
-
Đặt Trạm Thu Phát Sóng điện Thoại Trên Tòa Nhà ảnh Hưởng đến Sức ...
-
Nên Tránh Xa Các Trạm Phát Sóng Vô Tuyến - VnExpress
-
Trạm Phát Sóng điện Thoại Có Gây Hại? - Công Nghệ
-
Hà Nội: Người Dân Kêu Cứu Vì Sống Cạnh Trạm Thu, Phát Sóng Di động
-
Trạm BTS Không Gây ảnh Hưởng đến Sức Khỏe Của Con Người
-
Trạm Thu Phát Sóng Thông Tin Di động Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe ...
-
Trạm Thu Phát Sóng Thông Tin Di động Có ảnh Hưởng đến Sức Khỏe ...
-
Hiểu Rõ Tác Hại Của Sóng điện Từ để Phòng Ngừa Hiệu Quả - Hello Bacsi
-
3 Tác Hại Của Sóng điện Từ Làm ảnh Hưởng đến Khả Năng Thụ Thai
-
Trạm Thu, Phát Thông Tin Di động Không Gây ảnh Hưởng Có ...
-
Nhà Gần Cột Sóng điện Thoại Có Hại Không
-
Nguy Cơ Tiềm ẩn - Báo Nhân Dân