ĐỪNG VỘI CAI SỮA CHO CON, MẸ NHÉ!
Có thể bạn quan tâm
- TRUNG TÂM Y TẾ
TT Y tế Dự phòng Thành phố TT Y tế Quận Bình Tân TT Y tế Quận 1 TT Y Tế Quận Bình Thạnh TT Y tế Quận Gò Vấp TT Y tế Quận 3 TT Y tế Quận Phú Nhuận TT Y tế Quận 4 TT Y tế Quận Tân Bình TT Y tế Quận 5 TT Y tế Quận Tân Phú TT Y tế Quận 6 TT Y tế Quận 7 TT Y tế Huyện Bình Chánh TT Y tế Quận 8 TT Y tế Huyện Cần Giờ TT Y tế Huyện Củ Chi TT Y tế Quận 10 TT Y tế Huyện Hóc Môn TT Y tế Quận 11 TT Y tế Huyện Nhà Bè TT Y tế Quận 12 - TRẠM Y TẾ
Trạm Y tế Phường 1 Trạm Y tế Phường 2 Trạm Y tế Phường 3 Trạm Y tế Phường 4 Trạm Y tế Phường 5 Trạm Y tế Phường 6 Trạm Y tế Phường 7 Trạm Y tế Phường 8 Trạm Y tế Phường 9 Trạm Y tế Phường 10 Trạm Y tế Phường 11 Trạm Y tế Phường 12 Trạm Y tế Phường 13 Trạm Y tế Phường 14 Trạm Y tế Phường 15 Trạm Y tế Phường 16
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi
Cập nhật: 14:33, 28/8/2019 Lượt đọc: 110600
ĐỪNG VỘI CAI SỮA CHO CON, MẸ NHÉ! ĐỪNG VỘI VÀNG CAI SỮA CHO CON, MẸ NHÉ! Hãy suy nghĩ mà xem, phải có lí do chính đáng và được chứng minh một cách chặt chẽ, thì Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO và Quỹ bảo trợ trẻ em UNICEF mới khuyến cáo rộng rãi trên khắp thế giới rằng các bà mẹ nên cho con bú ít nhất tới 2 tuổi. Không phải 1, không phải 1,5 năm,mà là ít nhất 2 năm. Nhiều gia đình đặt ra câu hỏi tại sao cần phải cho con bú lâu như vậy. Vì việc tiếp tục cho con bú kéo dài mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và tâm lý của mẹ và con. Nhưng trong xã hội hiện đại, với sự xuất hiện của sữa công thức, nhiều người cho rằng sữa mẹ sau 6 tháng đâu còn chất gì. Đây là quan niệm vô cùng sai lầm. Hay họ cho rằng sau 6 tháng bé phải bắt đầu ăn dặm đồng nghĩa với sữa mẹ mất chất? Bất kì ai, kể cả bác sĩ nhi khoa mà phát biểu điều đó có nghĩa là họ hoàn toàn không hiểu biết gì về Sữa mẹ và sự phát triển của trẻ cả. Sữa mẹ sau 6 tháng vẫn có đầy đủ protein, chất béo, và các chất dinh dưỡng quan trọng khác phù hợp với nhu cầu của bé. Sữa Mẹ vẫn có những kháng thể để bảo vệ sức khoẻ cho bé ở bất kì độ tuổi nào. Hãy cùng nhìn vào các chỉ số mà Sữa mẹ cung cấp cho bé trong năm thứ 2 (12-23 tháng),trong mỗi 448ml Sữa mẹ ước tính có: 29% nguồn năng lượng cần thiết 43% lượng protein cần thiết 36% lượng canxi cần thiết 75% lượng vitamin A cần thiết 76% lượng folate cần thiết 94% lượng vitamin B12 cần thiết 60% lượng vitamin C cần thiết Đây là con số ước tính mà Sữa mẹ cung cấp cho nhu cầu dinh dưỡng của bé hàng ngày. Và thực phẩm bé ăn vào sẽ cung cấp đầy đủ cho những tỉ lệ phần trăm còn lại. Đôi khi chúng ta chỉ tập trung vào dinh dưỡng, cân đo đong đếm từng gram thực phẩm để cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo nhất, nhưng lại quên đi một yếu tố trong Sữa Mẹ mà không bất cứ loại thực phẩm hay thuốc nào có thể cung cấp được: Kháng thể sống. Thực tế là một số loại kháng thể trong Sữa mẹ trong năm thứ 2 còn nhiều hơn trong năm đầu đời. Đó là lẽ đương nhiên, bởi vì bé càng lớn thì sẽ càng tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và bệnh tật hơn là những em bé dưới 1 tuổi. Sữa mẹ có những chất tăng trưởng đặc biệt để giúp hoàn thiện hệ miễn dịch ở trẻ, và song song với việc hoàn thiện sự phát triển của não, hệ tiêu hoá, các cơ quan nội tạng. Người ta chứng minh được rằng những em bé đi học mẫu giáo mà vẫn được bú sữa mẹ thì không bị ốm nặng và nhiều như những bé không được bú sữa mẹ. Điều đó có nghĩa là mẹ không phải nghỉ làm nhiều để chăm sóc con ốm nếu như mẹ tiếp tục cho con bú kéo dài. Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cũng nhấn mạnh rằng những đứa trẻ cai sữa trước 2 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những bé ở độ tuổi 1-3 tuổi mà vẫn bú mẹ thì ít bị ốm hơn, khi ốm thì thời gian khỏi bệnh nhanh hơn, và tỉ lệ tử vong vì bệnh tật cũng giảm đáng kể. Tăng cường cho con bú mẹ có thể phòng tránh được 10% các trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng khi trẻ bị bệnh mà đa phần người ta vẫn coi thường vai trò đó và nghĩ rằng có thể tăng sức đề kháng cho con bằng sữa non của bò, hay các loại thuốc bổ đắt tiền. Hãy lấy một ví dụ rất đơn giản, một đứa trẻ 20 tháng tuổi bị ốm và từ chối không muốn ăn bất cứ thứ gì, bé chỉ muốn bú mẹ ngày đêm. Như vậy bé vẫn nhận được một lượng dinh dưỡng đáng kể, dễ hấp thu với cơ thể mệt mỏi của bé, được cung cấp kháng thể để mau khỏi bệnh và đặc biệt là được làm điều mà bé ưa thích đó là ôm mẹ và ti mẹ. Các nhà khoa học chỉ ra rằng độ tuổi cai sữa của con người nằm trong khoảng từ 2 đến 7 năm. Mọi người cần được bổ sung kiến thức về những lợi ích khi trẻ bú mẹ kéo dài, bao gồm cả những lợi ích về mặt sức khoẻ, đề kháng, lợi ích về mặt tâm lý và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất đảm bảo an toàn trong các trường hợp thiên tai và khẩn cấp,khi mà các thực phẩm hay nguồn nước không được đảm bảo vệ sinh. Bà mẹ cho con bú kéo dài cũng nhận được nhiều lợi ích cho bản thân, ví dụ như giảm nguy cơung thư vú, ung thư buồng trứng, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, huyết áp cao, béo phì hay tim mạch. Hãy nhìn vào xã hội xung quanh ta, và các mẹ sẽ thấy được rất nhiều người hay nói những lời lẽ không tốt đẹp về Sữa Mẹ. Họ sử dụng những lí do không mấy thiện cảm, những truyền thuyết để đả kích sữa mẹ, khiến cho các Mẹ Sữa hoang mang lo lắng. Hãy góp phần dập tan những quan niệm cổ hủ đó, sữa mẹ không mất chất, sữa mẹ không nóng không mát, không đặc không loãng. Cơ thể của người mẹ chắt chiu dành dụm những gì tinh tuý nhất cho con thông qua hai bầu vú. Dù là người mẹ nghèo đói ở Châu Phi, hay người mẹ giàu sang nhung lụa giữa New York, thì chất lượng sữa mẹ vẫn là đúng chuẩn nhất, phù hợp nhất đối với con, những thứ gì không phải Sữa mẹ là lệch chuẩn so với nhu cầu của loài người. Minh Nga Nguyen ----------------------- TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 11Nguồn tin : Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố.TIN KHÁC
- 1Tờ rơi “Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi” 8/11/2024
- 2Hỏi đáp về lợi ích của khám sức khỏe định kỳ ở người cao tuổi (phần 2) 4/10/2024
- 3Hỏi đáp về lợi ích của khám sức khỏe định kỳ ở người cao tuổi (phần 1) 3/10/2024
- 4Hưởng ứng Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2024 2/10/2024
- 5Hướng dẫn vệ sinh dụng cụ vắt, trữ sữa mẹ 19/8/2024
- 6Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ 16/8/2024
- 73 loại vắc xin quan trọng cho phụ nữ mang thai 28/6/2024
- 8Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ: Làm việc vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ! 1/8/2023
- 9Tưa miệng ở trẻ em, chăm sóc và điều trị thế nào? 27/12/2022
- 10Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ năm 2022: Tăng cường cho con bú - Giáo dục và hỗ trợ 2/8/2022
- 11Chảy máu cam ở trẻ gia tăng khi thời tiết hanh khô và cách xử trí 3/12/2021
- 12Phòng và chữa viêm phế quản cấp tính vào mùa thu 22/9/2021
- 13Nhận biết trẻ bị lây nhiễm virus 10/9/2021
- 14Hội chứng “COVID-19 kéo dài” hiếm gặp ở trẻ em 11/8/2021
- 15Điều đặc biệt quan trọng trong thai kỳ mà các mẹ bầu thường bỏ qua 20/7/2021
- Thu hồi thuốc chứa Ranitidine có chứa tạp chất NDMA vượt giới hạn cho phép 7/10/2019
- Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 23/9/2019
- Quyết định của Sở Y tế phê duyệt Danh mục kỹ thuật trong khám chữa bệnh tại Phòng khám đa khoa thuộc TTYT Quận 11 27/6/2019
- Dịch bệnh truyền nhiễm và nguy cơ lan rộng tại các quốc gia
- Mời chào giá phim X-quang
- Kết quả ngoại kiểm chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn Quận 11 quý IV/2024
Số lượt truy cập | 000582435 |
- Giới thiệu
- Phòng Khám Đa Khoa
- Chuyên mục
- Tin tức sự kiện
- PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
- Thông báo
- Liên hệ
CỔNG THÔNG TIN TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 11
Địa chỉ: 72A Đường số 5 Cư xá Bình Thới, P.8, Q.11
Điện thoại: (028) 38587259
Từ khóa » Thuốc Cai Sữa Mẹ
-
Làm Cách Nào để Cai Sữa “không Nước Mắt” | Vinmec
-
10 Cách Cai Sữa Cho Bé An Toàn Mà Hiệu Quả - Kids Plaza
-
[GIÁ SỈ] THUỐC CAI SỮA MẸO CHO BÉ Giúp Cai Sữa Mẹ Trong 1-3 ...
-
Thuốc Tiêu Sữa Có Hiệu Quả Và An Toàn Cho Người Sử Dụng Không?
-
Cảnh Giác Nhiễm Chì Trong Thuốc Cai Sữa đông Y - Viện Dinh Dưỡng
-
Cảnh Giác Nhiễm Chì Trong Thuốc Cai Sữa đông Y
-
Cùng Tìm Hiểu Cách Cai Sữa Mẹ Cho Bé Thật Khoa Học
-
Nguy Hại Từ Việc Cai Sữa Không đúng Cách - PLO
-
4 Cách Làm Mất Sữa Mẹ An Toàn, Không ảnh Hưởng đến Sinh Hoạt ...
-
Thuốc Cai Sữa Mẹ Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Cai Sữa Mẹ Uống Thuốc Gì Vừa Nhanh Vừa Hiệu Quả
-
Thuốc Cai Sữa Có Tác Dụng Phụ Không? Liều Lượng Như Thế Nào?
-
Nguy Hiểm Từ Những Mẹo Cai Sữa Thường Dùng! Cần Làm Gì Cho đúng?