Được Người Quen Cho Hạt Anh Túc, Trồng Cây Anh Túc Cho Gà ăn Có ...
Có thể bạn quan tâm
- Cây anh túc là cây gì?
- Trồng cây anh túc cho gà ăn có được không?
- Trồng cây anh túc bị xử phạt ra sao?
Cây anh túc là cây gì?
Cây anh túc
Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2021 định nghĩa như sau:
“Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.”
Cây anh túc tên gọi khác là cây thuốc phiện, phù dung, á phiến, anh túc xác, do đó cây anh túc là cây có chứa chất ma túy.
Trồng cây anh túc cho gà ăn có được không?
Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy 2021 cấm các hành vi sau:
“1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.
2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
3. Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
4. Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần tới quy định của pháp luật.
5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
7. Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
8. Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
10. Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.
11. Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.
12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.”
Theo đó, tại khoản 1 quy định rõ việc trồng cây có chứa chất ma túy và hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy cho dù trồng với mục đích để làm gì. Nên việc trồng cây anh túc cho gà ăn là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Trồng cây anh túc bị xử phạt ra sao?
Việc trồng cây anh túc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;
c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý;
b) Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy;
b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;
c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma túy, tiền chất ma túy;
d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;
e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển;
g) Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện vào các mục đích khác.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Theo đó, mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi trồng cây anh túc tại khoản 3 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP là 5 đến 10 triệu đồng. Mức phạt sẽ nhân đôi đối vứi tổ chức thực hiện hành hành trồng cây anh túc (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Đồng thời, khoản 8 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hình thức phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ số cây anh túc đã trồng.
Đồng thời tại Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm n khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2017 cũng quy định về Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy như sau:
“1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
Từ các quy định trên cho thấy việc trồng cây anh túc là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm với bất kỳ số lượng nhiều hay ít và mục đích gì. Trong tường hợp bị phát hiện thì có thể bị xử phạt hành chính số tiền từ 5-10 triệu đồng. Trong một số trường hợp còn có thể bị phạt tù lên đến 7 năm, đồng thời người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5-50 triệu đồng.
Từ khóa » Cây Thuốc Phiện Như Thế Nào
-
Anh Túc (thuốc Phiện) Và Những Thông Tin Cần Biết • Hello Bacsi
-
Cây Thuốc Phiện Là Cây Gì? Sử Dụng Có Gây Nghiện Không? - Kim Hưng
-
Đằng Sau Vẻ đẹp “gây Nghiện” Của Cây Anh Túc Là Những Công Dụng ...
-
Anh Túc Xác: Cây Thuốc Bị Cấm Và Những Tác Dụng Trị Bệnh
-
Anh Túc Xác: Vị Thuốc Từ Loài Cây Cấm
-
Thuốc Phiện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Anh Túc – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lai Châu Phá Nhổ Gần 7.000m2 Cây Thuốc Phiện | VTC14 - YouTube
-
Tội Trồng Cây Thuốc Phiện, Cây Cô Ca, Cây Cần Sa Hoặc Các Loại Cây ...
-
Lén Lút Trồng Thuốc Phiện Có Bị Xử Lý Hình Sự Không?
-
Cây Anh Túc Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì? Uống Lợi Hay Hại?
-
Trồng Hơn 200 Cây Thuốc Phiện để 'ngâm Rượu, Chữa Bệnh'
-
Trồng Cây Thuốc Phiện, Cần Sa Bị Xử Lý Thế Nào? - Thư Viện Pháp Luật