Được Sếp Yêu Quý Chưa Chắc đã Bằng được Sếp Tin Tưởng Và đây Là ...
Có thể bạn quan tâm
1. Cùng nhau xem xét công việc
Roger Merrill - nhà tư vấn và tác giả cuốn sách "Talent Unleashed: 3 Leadership Conversations to Ignite the Unlimited Potential in People" nói rằng: "Bạn có thể xuất sắc đạt được mục tiêu của bản thân nhưng sẽ chẳng để làm gì nếu sếp và bạn có nhận định về thành công khác nhau".
Hãy hỏi người quản lí về những kết quả họ muốn và nhiệm vụ quan trọng nhất là gì. Merril nói: "Khi bàn bạc với nhau, bạn sẽ tìm thấy những điểm khác biệt. Bạn có thể đã làm việc chăm chỉ nhưng người chủ sẽ không nghĩ vậy, đơn giản bởi vì hai người không cùng quan điểm".
Tuy vậy, đừng chỉ là cuộc nói chuyện một lần, hãy trao đổi với sếp cho đến khi bạn hoàn thành hết công việc được giao.
2. Có mục tiêu cố định
Bàn bạc với sếp nên là hành động có chủ đích hơn là bàn cho có, qua đó sẽ chứng minh rằng bạn đang đóng góp cho công ty.
Tiến sĩ Paul Zak cho biết: "Nếu tôi chỉ nói muốn nâng cao doanh thu bán hàng, sẽ thật mơ hồ và không có định hướng. Nhưng nếu tôi nói muốn tăng thêm năm cuộc gọi mua hàng mỗi tuần, đó là hành động có thể thực hiện và rất rõ ràng".
3. Tìm hướng giải quyết trước khi hỏi giúp đỡ
Chẳng có gì là sai khi tìm sự trợ giúp, người sếp tốt sẽ vui lòng cùng bạn tìm hướng giải quyết, khiến công ty thành công. Thế nhưng, thay vì nói "Giúp tôi với" và mong đợi ai đó sẽ đưa cho bạn đáp án, hãy suy nghĩ các khả năng và chọn cách giải pháp trước khi nhờ vả.
Thạc sĩ Joel Peterson - chủ tịch hãng hàng không JetBlue chia sẻ: "Điều đó có tính xây dựng hơn nhiều bởi người sếp thấy bạn đã cố tìm biện pháp thay thế. Bạn không chỉ hỏi xin giúp đỡ mà đã phải suy nghĩ rất nhiều và bây giờ chỉ cần thực hiện".
4. Thú nhận lỗi của mình
Đừng cố che đi lỗi lầm bản thân, hãy thú nhận với sếp mà không cố tìm một cái cớ hay đổ lỗi cho người khác. Nếu không, khi sếp của bạn biết, tình hình sẽ trầm trọng hơn nhiều.
Peterson cho biết: "Đừng đổ lỗi cho cấp dưới hay những người khác trong nhóm vì thất bại, nó rất tốn thời gian và năng lượng, gây mất niềm tin và tinh thần mọi người. Từ đó, không ai dám thử thách bản thân và dựa dẫm vào người khác".
5. Lặp lại sai lầm
Chúng ta đều là con người vì thế phạm lỗi là điều tất nhiên, cấp trên không yêu cầu bạn phải trở nên hoàn hảo. Chìa khóa tạo nên sự khác biệt ở đây là: phạm phải những lỗi khác nhau, hơn là lại đi lặp lại một lỗi sai.
Hayes Drumwright - giám đốc của POPin và tác giả cuốn sách "Management vs. Employees: How Leaders Can Bridge the Power Gaps That Hurt Corporate Performance" chia sẻ: "Tôi muốn mọi người biết tôi đã gặp rắc rối và mắc lỗi ở đâu và chuyển hóa thất bại ấy thành thành công".
6. Xin đảm nhiệm công việc từng thất bại
Dù đã mắc lỗi trong dự án trước đó, hãy xin nhận phụ trách phần việc ấy.
Peterson cho biết: "Mọi người hay có xu hướng tránh mạo hiểm những nơi họ không thành công. Nhưng nếu thất bại là kết quả sau bao nỗ lực và cố gắng, thì không lí gì bạn không nhận được sự lòng tin lần nữa để thử sức".
7. Học ngôn ngữ của cấp trên
Nếu cấp trên là người có tư duy rõ ràng, còn bạn nghiêng về tư duy não phải, thì sẽ không có kết nối giữa cả hai. Ví dụ, bạn có những ý tưởng rất sáng tạo nhưng người chủ yêu cầu phải có số liệu cụ thể và kết quả trước mắt để triển khai. Hãy chú ý tới những mục tiêu sếp bạn muốn đạt được, từ đó điều chỉnh hướng tập trung phù hợp với các tiêu chí.
Merriel tiết lộ: "Quan sát và lắng nghe là điều quan trọng đối với người đó. Đừng thay đổi nội dung muốn truyền tải, mà hãy nói theo cách mang lại kết quả tốt nhất".
8. Là người biết lắng nghe
Giao tiếp ánh mắt khi nói chuyện với sếp cho thấy bạn đang chăm chú lắng nghe, cố kháng lại sức hút của điện thoại và đừng sử dụng chúng trong cuộc đối thoại.
Zak chia sẻ: "Tắt điện thoại và để nó ở giữa bàn, đừng để chúng làm phiền bạn. Hãy khiến sếp bạn nghĩ họ là người duy nhất trong căn phòng".
9. Có sự ủng hộ của đội nhóm
Sự nhất trí của cả nhóm rất quan trọng trước khi bàn bạc với người chủ, điều đó sẽ khiến họ lắng nghe kĩ hơn. Cấp trên biết rằng bạn không phải là người duy nhất nghĩ ý tưởng sẽ thành công và có khả năng giải quyết các vấn đề có thể xảy ra trước khi nhờ người giám sát.
Drumwright cho biết: "Trưởng nhóm sẽ rất khó khăn để tìm tiếng nói chung trong cả đội. Hãy cố tìm ra ý tưởng mà phần lớn đồng ý".
10. Nghỉ ngơi
Nói chuyện về tinh thần có thể không phù hợp trong văn phòng, nhưng chú ý cảm xúc của cấp trên sẽ củng cố mối quan hệ.
Tiến sĩ Zak chia sẻ: "Chúng ta tin tưởng người có thể kết nối cảm xúc. Nếu người chủ đang bận rộn và mệt mỏi, hãy hỏi xem bạn có thể giúp được gì.".
11. Nghĩ xa
Ngồi và bàn luận với sếp về những thất bại có thể xảy ra. Nghĩ về viễn cảnh dự án thất bại và tìm ra lí do đằng sau. Bằng cách đó, bạn sẽ có giải pháp khắc phục trước khi rắc rối phát sinh.
Drumwright nói: "Cấp trên sẽ biết tôi là người biết tính xa và suy nghĩ về các vấn đề trước khi chúng nảy sinh. Bất cứ người chủ nào cũng đánh giá cao điều ấy.".
12. Thông báo trở ngại
Nếu cảm thấy đang chậm tiến độ hay cạn kiệt ngân sách, hãy nói ngay cho sếp của bạn.
Peterson nói: "Con người hay hứa xa hơn những gì có thể làm. Họ còn không biết điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Nếu đột nhiên thông báo những vấn đề không trong kế hoạch, bạn sẽ mất lòng tin của sếp. Nhưng nếu biết kiểm soát và báo cáo thường xuyên, họ sẽ không bất ngờ và có cách giải quyết".
Chia sẻ nỗi băn khoăn, lo lắng với cấp trên cùng với ý tưởng của bản thân sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
13. Hỏi trước khi đưa ra ý kiến
Khi bạn không đồng tình với quyết định của quản lí, hãy hỏi một cách lịch sự để chia sẻ quan điểm của mình thay vì chỉ trích điều bạn không đồng ý. Thông thường, người chủ sẽ rất vui khi nhận được ý kiến đóng góp, nhưng thi thoảng, họ có thể không sẵn sàng lắng nghe.
Merriel nói: "Những nhà lãnh đạo có thể không muốn nghe thêm điều chỉnh gì nữa, những lúc như vậy, hãy cứ hỏi họ".
14. Là người theo sau đáng tin
Sếp sẽ đánh giá rất cao những phản hồi khi bạn thấy có vấn đề với chiến lược công ty, đồng tình hay không đồng tình với hướng đi họ vạch ra. Thay vì nói "Tôi đã nói rồi", hãy tập trung vào công việc và đưa ra quyết định cuối cùng.
Merriel chia sẻ: "Đưa ra phản hồi, nhờ cấp trên khi cần và luôn chắc chắn với quyết định của bản thân".
15. Bớt nói chuyện phiếm
Có thể bạn nghĩ những quyết định quản lí đưa ra thật tệ hại nhưng bạn không biết hết những lí do để họ làm vậy. Thôi phàn nàn với đồng nghiệp sau lưng quản lí. Thay vào đó, tập trung năng lượng đi đến thành công với chiến thuật được thông qua.
Peterson nói: "Không có sự cân nhắc, hiểu biết bạn sẽ là một phần của rắc rối chứ không phải giải pháp".
16. Lặp lại hành vi của sếp
Tiến sĩ Zak chia sẻ: "Chúng ta thường tin tưởng người hành động giống mình. Con người thường xây dựng niềm tin bằng cách lặp lại hành vi người khác".
Khi nói chuyện với sếp, hãy bắt chước động tác của họ. Ví dụ, khi họ ưỡn lưng hay vắt chéo chân, đợi vài giây, sau đó làm y như vậy.
Từ khóa » để Sếp Quý
-
7 Cách để Sếp Quí Trọng Bạn | Talent Community - CareerBuilder
-
10 điều Khiến Sếp “yêu” Bạn | Talent Community - CareerBuilder
-
Làm Gì để Sếp Quý - Wiki Phununet
-
Bạn Có Thể được SẾP YÊU QUÝ Ngay Cả Khi Không Cần "nịnh" Sếp
-
Top 15 để Sếp Quý
-
Làm Sao để được Sếp Quý? - CafeBiz - MarvelVietnam
-
8 Cách đơn Giản để được Sếp Yêu Thích Nhất - Báo Thanh Niên
-
Làm Việc Như Thế Nào để Lãnh đạo "Sếp" Yêu Quý?
-
4 đặc điểm Của Nhân Viên được Sếp Quý, đồng Nghiệp Nể, Lương ...
-
Kỹ Năng Công Sở để Sếp Quý, đồng Nghiệp Không Ghét
-
Làm Nhân Viên để được Sếp Quý Cần Nhớ Những Nguyên Tắc Gì?
-
Muốn được Sếp Yêu Quý Hãy Làm 3 Việc Sau
-
Những Dấu Hiệu Rõ Ràng Chứng Tỏ Sếp Quý Bạn - Eva
-
11 Cách đơn Giản Giúp Chị Em Công Sở được Sếp Quý Mến Cứ Như Bị ...
-
Làm Thế Nào để "bật" Sếp Nhưng Vẫn được Sếp Quý?
-
Bí Quyết để Thăng Tiến Nhanh Chóng Và Luôn được Sếp Yêu Quý