Dưới Biển Có Gì

Bạn có biết?

  • Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất trên thế giới và chiếm tới 30% bề mặt Trái đất.
  • Biển Chết được mệnh danh là biển mặn nhất thế giới với nồng độ muối lên tới khoảng 30%, nghĩa là gấp 7-8 lần độ mặn trung bình ở những nơi khác. Chính bởi độ mặn đáng kinh ngạc như vậy, bạn không cần biết bơi mà vẫn có thể nổi trên mặt nước!
  • Hiện tượng mặt biển chia đôi là hiện tượng nước biển chia thành hai màu xanh khác nhau, thường xuất hiện ở cửa sông nơi nước sông chảy ra biển hoặc khu vực giao nhau của hai đại dương. Sự chênh lệch về độ mặn của nước chính là lời giải đáp cho hiện tượng này.
  • Hiện tượng mặt biển chia đôi

Nguồn ảnh: Rahul Gupta, Marine Insight.

  • Thủy triều đỏ, hay còn có tên gọi khác là tảo nở hoa, là hiện tượng tảo biển phát triển quá mức và tập trung ở một vùng nước với mật độ cao. Nguyên nhân của hiện tượng này là do gia tăng hàm lượng dinh dưỡng trong nước, có thể do nước thải ô nhiễm từ bờ. Quá trình này sinh sản ra độc tố, làm giảm ôxy hòa tan,… có thể giết chết các loài cá, động vật có vú,… sinh sống dưới biển.

Hiện tượng Thủy triều đỏ. Nguồn ảnh: Space Coast Daily, trích Wall Street OTC Image

  • Nước biển ở đảo Maldives nổi tiếng với những con sóng phát quang. Đó là do sự hiện diện của vô số sinh vật phù du, sinh vật đơn bào hoặc động vật thuộc nhóm giáp xác có khả năng phát quang nhằm thoát khỏi sự chú ý của những kẻ săn mồi.
  • Ở Việt Nam, tục thờ Cá Ông, tức cá voi, cá heo,… hay các loài cá lớn nói chung là một tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng duyên hải miền Trung và miền Nam, từ Thanh Hóa trở vào. Theo ngư dân, Cá Ông chính là hiện thân của thần Nam Hải. Họ thường thờ Cá Ông cùng các vị thần khác đã giúp đỡ và phù hộ cho ngư dân no ấm.

Tục thờ Cá Ông. "Lời cầu nguyện cho linh hồn cá Ông" bởi nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Thanh, chiến thắng trong cuộc thi ảnh Our Ocean, One Future.

  • Trong văn hóa nhân loại, biển xuất hiện dưới những hình thức trái ngược nhau, lúc dữ dội, lúc thanh bình, vừa tốt đẹp nhưng đầy hiểm nguy. Biển chiếm một vị trí trong văn học, nghệ thuật, thi ca, điện ảnh, sân khấu, âm nhạc cổ điển,…

Từ khóa » Hệ Sinh Thái đáy đại Dương