Duỗi Cứng Mất Não - Mất Vỏ - Học Y

chuyên mục

  • Trang chủ
  • Cuộc sống thú vị

2018-01-26

Duỗi cứng mất não - mất vỏ

Duỗi cứng mất não / mất vỏ 1. Đại cương: Các tư thế gồng cứng bất thường (Abnormal postering) là sự co và duỗi không tự chủ của tay và chân, chỉ điểm cho các tổn thương não rất nặng. Xảy ra khi có 1 nhóm cơ mất trương lực trong khi nhóm cơ đối diện không mất, khi có kích thích bên ngoài, nhóm cơ còn làm việc sẽ co, có khi không cần cả kích thích bên ngoài vẫn xảy ra. Vì thế, chúng được dùng đánh giá tổn thương não trong thang điểm GCS (Glasgow Coma Scale). 2. Nguyên nhân: - Các nguyên nhân gây tăng áp nội sọ: CTSN, đột quỵ, xuất huyết não, u não, áp xe não, thiếu máu não lan tỏa - Thoát vị não. - Ngoài ra, một số bệnh lý như sốt rét gây phù não cũng có thể dẫn đến tình trạng này. 3. Cơ chế: 3.1. Gồng mất vỏ (Decorticate posturing/ Decorticate regidity): - Hai tay co, nắm chặt trước ngực, chân duỗi, bàn chân hướng vào trong. - Gồng mất vỏ có hai cơ chế chính: + Thứ nhất: Có sự giải ức chế nhân đỏ (red nucleus) làm giải phóng bó đỏ gai (rubrospinal tract), từ đó sẽ giải phóng các neuron thần kinh vận động trong tủy cổ chi phối các cơ gập của chi trên. + Thứ hai: Là sự giải ức chế của bó gai tiền đình bên (lateral vetibulospinal tract), từ đó giải phóng các neuron ở tủy thấp chi phối các cơ duỗi của chi dưới. - Hiện tượng giải phóng hai bó này (bó đỏ gai và bó gai tiền đình ngoài) gây ra do các tổn thương phía trên nhân đỏ: Bán cầu não, bao trong và đồi thị. Tổn thương bó vỏ gai cũng có thể gây ra gồng mất vỏ. 3.2. Gồng mất não (Decerebrate posturing/ Decorticate rigidity): - Mô tả: Đầu ngửa ra sau, tay duỗi áp sát thân mình, chân duỗi, hai bàn tay nắm và xoay ngoài. - Gồng mất não cho biết vị trí tổn thương ở thân não hoặc tổn thương dưới mức nhân đỏ, thường là tổn thương hay chèn ép trung não và tiểu não. - Các bệnh nhân có tiến triển từ gồng mất vỏ sang gồng mất não thường gợi ý có thoát vị não xuyên lều hoặc thoát vị hạnh nhân tiểu não. - Cơ chế của gồng mất não được giải thích là do kích thích các neuron vận động gamma chi phối các cơ duỗi ở não.
Thí nghiệm sinh lý trên thỏ: Trương lực cơ bản chất là một phản xạ tủy, nhưng phản xạ này chịu ảnh hưởng điều hòa của các phần khác của hệ thần kinh trung ương như tiểu não, vỏ não, cấu trúc lưới ... Riêng hành não có nhân tiền đình có tác dụng làm tăng trương lực cơ. Ở não giữa có nhân đỏ, các xung thần kinh phát ra từ nhân đỏ ức chế trương lực cơ, làm cho cơ thể hoạt động mềm mại. Cắt ngang qua não thỏ giữa nhân đỏ và nhân tiền đình đứt con đường dẫn truyền từ nhân đỏ ở não giữa với tủy sốngnhân tiền đình thoát khỏi ảnh hưởng của nhân đỏ tăng trương lực cơ hiện tượng duỗi cứng mất não. (làm mất tác dụng của nhân đỏ)
Newer Post Older Post Home

Mục lục

  • note (151)
  • dược lý (62)
  • bệnh án (41)
  • điều dưỡng (37)
  • lượm (33)
  • tiền lâm sàng (31)
  • test (28)
  • sản phụ khoa (26)
  • vi khuẩn (26)
  • phục hồi chức năng (24)
  • sinh lý học (yhoctructuyen.com) (22)
  • tâm thần học (20)
  • hóa sinh (19)
  • giải phẫu bệnh (17)
  • dược lý lâm sàng (16)
  • dinh dưỡng (15)
  • sinh lý học (15)
  • y học cổ truyền (15)
  • hóa sinh lâm sàng (12)
  • miễn dịch bệnh lý học (12)
  • sinh lý bệnh (11)
  • khám lâm sàng (10)
  • huyết học lâm sàng (9)
  • kinh nghiệm học y (9)
  • lao (8)
  • triệu chứng nội HUE (8)
  • thần kinh (6)
  • sinh học (3)
  • tiếng Anh (3)
  • vi sinh lâm sàng (3)
  • giải phẫu (1)
  • good links (1)
  • luật & văn bản hướng dẫn (1)

Bài đăng phổ biến

  • test Nghiên cứu khoa học (nội trú k44 HMU)
  • cách tính g rượu per ngày và thuốc lá gói x năm
  • 10 khám khớp gối
  • bệnh án thi Phục hồi chức năng
  • test Sinh lý bệnh - HMU
  • Duỗi cứng mất não - mất vỏ
  • cơ chế đẻ ngôi chỏm + nghiệm pháp lọt
  • 07 chuyển hóa glucid và rối loạn
  • test tai mũi họng HMU
  • Chương 4 - điện thế màng và điện thế hoạt động

Từ khóa » Giải Thích Hiện Tượng Duỗi Cứng Mất Não ở Thỏ