Đường ăn Kiêng Có Thật Sự Giúp Giảm Cân - Nhà Thuốc An Khang
Có thể bạn quan tâm
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Có nên dùng đường ăn kiêng để giảm cân? Sự thật về đường ăn kiêng
Bác sĩ Trần Thị Quyên
Chuyên khoa: Dinh dưỡng
Bác sĩ Trần Thị Quyên chuyên khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện, hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Hiện nay đường ăn kiêng đã không quá xa lạ đối với mọi người đặc biệt là người đang muốn giảm cân và người muốn kiểm soát đường huyết. Vậy có nên dùng đường ăn kiêng để giảm cân không, cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin nhé!
Tác hại của đường đối với sức khỏeĐường được xem là chất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều đường sẽ gây ra những tác hại như: [1]
- Tăng cân: Tiêu thụ fructose làm tăng cảm giác đói và thèm ăn nhiều hơn glucose. Đồng thời, fructose cũng đã được chứng minh trên động vật là gây ra tình trạng kháng leptin - hormone điều chỉnh cơn đói.
- Nổi mụn trứng cá: Thực phẩm chứa đường có thể gây tăng quá mức insulin, dẫn đến tăng tiết androgen. Lượng androgen quá nhiều sẽ tiết ra nhiều dầu trên mặt, gây viêm và hình thành mụn trứng cá.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Ăn nhiều đường có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 do góp phần làm tăng cân và tăng mỡ cơ thể. Ngoài ra, việc tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài sẽ thúc đẩy tình trạng kháng insulin, khiến lượng đường trong máu không được hấp thu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Do tăng khả năng mắc các yếu tố nguy cơ như: viêm, kháng insulin và béo phì.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm: Chế độ ăn nhiều đường có thể làm suy giảm nhận thức và các rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm.
- Thúc đẩy quá trình lão hóa da: Tiêu thụ nhiều đường sẽ kích thích sản xuất AGE - hợp chất đóng vai trò chính trong quá trình lão hóa. Chúng làm hỏng collagen khiến da mất đi độ săn chắc và các nếp nhăn trở nên tồi tệ hơn.
- Làm cạn kiệt năng lượng: Các sản phẩm nhiều đường nhưng lại thiếu protein sẽ làm tăng đột biến lượng đường trong máu, sau đó là sự sụt giảm khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.
- Có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ: Bổ sung lượng lớn đường fructose sẽ khiến gan làm việc quá tải và không thể chuyển hóa fructose thành dạng dự trữ glycogen. Điều này sẽ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD).
- Tăng nguy cơ mắc bệnh thận: Do fructose làm tăng nồng độ acid uric trong huyết thanh dẫn đến phát triển bệnh thận.
- Ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng: Ăn quá nhiều đường có thể gây sâu răng và mất khoáng răng.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh gút: Đường có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu - yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Tăng huyết áp và ảnh hưởng đến tim mạch: Có bằng chứng cho thấy việc sử dụng nhiều đường trong bữa ăn sẽ gia tăng nồng độ triglyceride, đường huyết và huyết áp. Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến tim mạch và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
1Đường ăn kiêng là gì?
Vào năm 1879, saccharin là chất ngọt nhân tạo đầu tiên được phát hiện với công dụng không làm tăng đường huyết. Đến năm 2023, theo FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) đường ăn kiêng được chia thành 6 loại sau: [2]
- Saccharin.
- Aspartame.
- Acesulfame potassium (Ace-K).
- Sucralose.
- Neotame.
- Advantame.
Đường ăn kiêng không làm tăng đường huyết và được FDA chia thành 6 loại
2Các loại đường ăn kiêng phổ biến hiện nay
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đường ăn kiêng, tuy nhiên phổ biến nhất là hai loại đường sau: [3]
- Đường Stevia: Hay còn gọi là đường cỏ ngọt có nguồn gốc từ thực vật tự nhiên. Độ ngọt của stevia có thể khác nhau tùy vào sản phẩm bạn chọn, vì mỗi công ty có công thức riêng. Tuy nhiên, khi so sánh với đường sucrose, loại đường này có thể ngọt gấp 250-300 lần so với đường sucrose.
- Đường Truvia: Là loại đường kết hợp từ chiết xuất lá Stevia với Erythritol và hương vị tự nhiên. Truvia có độ ngọt tương đương 2 thìa đường glucose.
Stevia và Truvia là 2 loại đường được biết đến nhiều nhất trên thị trường
3Đường ăn kiêng có tốt cho sức khỏe không?
Theo nghiên cứu của WHO, việc sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh mãn tính khác.
Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng một lượng vừa đủ chất tạo ngọt nhân tạo thì chúng có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng cũng như bệnh tiểu đường .Theo FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ) có thể dùng đường ăn kiêng hằng ngày với một lượng nhất định phụ thuộc vào cân nặng của người sử dụng. Ví dụ: 50mg đường Aspartame tương ứng với 1kg cân nặng mỗi ngày. [4]
Ngoài ra, một số đối tượng sau nên lưu ý khi sử dụng loại đường này: [4]
- Người rối loạn tiêu hoá.
- Người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh đường chứa sorbitol hoặc erythritol.
- Người bệnh phenylketonuria niệu nên tránh dùng aspartame.
- Người bệnh tiểu đường nên dùng neotame hoặc thaumatin.
Đường ăn kiêng giúp kiểm soát cân nặng và tốt cho sức khỏe
4Đường ăn kiêng có giúp giảm cân không?
Các nghiên cứu khoa học và chuyên gia y tế Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng đường ăn kiêng đem lại lợi ích tốt cho cơ thể khi được sử dụng hợp lý, đặc biệt đối với những người có nhu cầu kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể. Một số vai trò của đường ăn kiêng trong việc kiểm soát cân nặng có thể kể đến như: [5]
- Khi cơ thể nạp năng lượng bằng các đồ ăn, nước uống có hàm lượng đường cao sẽ khiến cân nặng không được duy trì. Nắm bắt tâm lý người dùng muốn thưởng thức đồ ngọt nhưng không muốn ăn đường nhiều nên trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm thay thế có hương vị ngon, ngọt nhưng lại ít calo như đường ăn kiêng giúp cơ thể vẫn thoả mãn được về vị giác mà không ảnh hưởng đến cân nặng.
- Một trong những cách giúp ổn định cân nặng là nạp ít calo hoặc chế độ luyện tập tăng cường hơn lượng calo nạp vào cơ thể. Đường ăn kiêng cung cấp đường cho cơ thể với lượng calo thấp, do đó giúp cải thiện tình trạng tiêu thụ quá nhiều đường gây tăng cân.
- Những người có nhu cầu giảm cân thường ưu tiên chọn những thực phẩm và đồ uống ít calo nên đường ăn kiêng là lựa chọn tối ưu cho chu trình giảm cân lâu dài.
- Đường ăn kiêng hỗ trợ giảm cân vì giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, việc giảm cân không chỉ phụ thuộc vào vấn đề nạp bao nhiêu calo mà còn phụ thuộc vào việc tập luyện và lối sống hằng ngày có lành mạnh hay không. Vì thế vẫn có trường hợp sử dụng đường ăn kiêng nhưng vẫn giảm cân không thành công.
- Đường ăn kiêng ít calo có thể hỗ trợ giảm cân, nhưng không phải là giải pháp thay thế. Vì vậy, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện và lối sống lành mạnh phù hợp với từng cá nhân.
Tuy nhiên đường ăn kiêng vẫn có thể gây tăng cân nếu sử dụng không hợp lý và dùng lâu dài có thể gây hại cho cơ thể.
Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các đánh giá về việc sử dụng đường ăn kiêng thời gian dài trong chế độ giảm cân là không cần thiết vì không có tác dụng trong giảm mỡ mà còn có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như đái tháo đường tuýp 2, tim mạch và có khả năng gây tử vong ở người lớn tuổi.
Theo chuyên gia sức khỏe của WHO khuyến cáo mọi người nên cắt giảm lượng đường bằng cách sử dụng các thức ăn chứa đường tự nhiên như trái cây hoặc đồ uống không có đường để cải thiện được tình trạng sức khỏe, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào đường ăn kiêng. Các khuyến cáo này không áp dụng đối với người bị tiểu đường. [6]
Một số nghiên cứu đã đánh giá rằng đường ăn kiêng không có khả năng ảnh hưởng đến nồng độ glucose, lượng insulin hoặc hệ vi sinh ở ruột. Tuy nhiên, một số bằng chứng khác lại đánh giá rằng sử dụng đường ăn kiêng có thể gây rối loạn tạp khuẩn ruột ở một vài người. Hiện nay, các đánh giá nãy vẫn còn xảy ra mâu thuẫn.
Một nghiên cứu khác vào năm 2019 cũng đánh giá rằng trong một số loại đường ăn kiêng có chứa chất polyol gây rối loạn hệ tạp khuẩn trong ruột ở người khỏe mạnh.
Một số loại đường ăn kiêng như truvia có chứa thành phần rễ rau diếp xoăn, thường có trong các loại thực phẩm khác như tỏi, măng tây, hành. Thành phần rễ rau diếp xoăn này có cấu tạo hình sợi và hoạt động như prebiotic trong ruột gây ra tình trạng đau dạ dày, đầy hơi và khó tiêu, đặc biệt với những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích.
Đối với đường ăn kiêng stevia nguyên chất không chứa thành phần polyol nên hạn chế được sự mất cân bằng tại ruột khi sử dụng, mặc dù không phải loại nào cũng nguyên chất. Tuy nhiên cũng chưa đủ bằng chứng để xác định rằng đường ăn kiêng stevia không gây hại cho hệ vi sinh đường ruột.
Đối với những người có bệnh lý nền như: hen suyễn, dị ứng và các bệnh về miễn dịch, nếu nghi ngờ có dấu hiệu dị ứng nên xét nghiệm trước khi sử dụng. [7] [8]
Giảm cân bằng đường ăn kiêng để kiểm soát lượng calo được tiêu thụ
Xem thêm- Hướng dẫn chọn và sử dụng đường ăn kiêng đúng cách
- 26 cách giảm cân tại nhà, hiệu quả, nhanh chóng và an toàn
Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để có thể lựa chọn loại đường phù hợp cho cơ thể. Hãy chia sẻ ngay cho bạn bè và người thân của bạn để trang bị thêm được kiến thức về cách dùng đường ăn kiêng hợp lý nhé!
Nguồn tham khảo
11 Reasons Why Too Much Sugar Is Bad for You
https://www.healthline.com/nutrition/too-much-sugarNgày tham khảo:
10/8/2024
Can Artificial Sweeteners Help With Weight Loss?
https://www.everydayhealth.com/diet-nutrition/can-artificial-sweeteners-help-with-weight-loss/Ngày tham khảo:
10/8/2024
Xem thêm
Theo Gia đình mớiXem nguồn
Link bài gốc
Lấy link!https://giadinhmoi.vn/co-nen-dung-duong-an-kieng-de-giam-can-su-that-ve-duong-an-kieng-d88193.html
Từ khoá: sử dụng đường ăn kiêng có tốt không uống đường ăn kiêng có tốt không dùng đường ăn kiêng có tốt không đường ăn kiêng có tác dụng gì có nên dùng đường ăn kiêngCác bài tin liên quan
-
Sức khoẻ đời sống
Dứa bao nhiêu calo? Ăn dứa có béo không? Cách ăn giảm cân hiệu quả
Bác sĩ Trần Thị Quyên
3 tháng trước -
Sức khoẻ đời sống
Flavonoid có trong thực phẩm nào? Các lưu ý khi bổ sung flavonoid
Bác sĩ Trần Thị Quyên
3 tháng trước -
Sức khoẻ đời sống
Cá kho bao nhiêu calo? Ăn cá kho có béo không? Cách ăn ít tăng cân
Bác sĩ Trần Thị Quyên
3 tháng trước -
Sức khoẻ đời sống
Rau muống bao nhiêu calo? Ăn rau muống có giảm cân không?
Dược sĩ CKI Dương Huyền Trang
3 tháng trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » đường Ko Béo
-
Top 10 Đường ăn Kiêng Tốt Nhất Hiện Nay
-
Đường ăn Kiêng Là Gì? Đường ăn Kiêng Có Tốt Không? Các Loại ...
-
Đường ăn Kiêng Giảm Cân Cho Người Béo - 50 Gói đường Biên Hòa
-
5 Loại đường ăn Kiêng Tốt Cho Sức Khỏe Không Nên Bỏ Lỡ
-
Đường ăn Kiêng Có Thật Sự Phù Hợp Với Quá Trình Giảm Cân?
-
Đường ăn Kiêng Có Tốt Không? - Sự Thật Về Chất Tạo Ngọt
-
Đường ăn Kiêng Có Tốt Không? Những Loại đường ăn Kiêng Phổ Biến
-
Các Loại Đường Dành Cho Người Giảm Cân Bác Sĩ Khuyên Dùng
-
Top 5 Đường ăn Kiêng Nào Tốt Cho Sức Khỏe Nhất được Tin Dùng
-
Đường ăn Kiêng Sử Dụng Sao Cho Hiệu Quả? - Mediphar USA
-
Sử Dụng đường ăn Kiêng Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?
-
Đường: Ăn Bao Nhiêu Mỗi Ngày Là đủ? | Vinmec
-
Đường ăn Kiêng Là Gì? Đường ăn Kiêng Có Tốt Không? - Đức Phát