Đường Chín đoạn – Wikipedia Tiếng Việt

Đường chín đoạn
Đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ (gồm 9 đoạn thẳng màu đỏ bao bọc gần trọn biển Đông)
Phồn thể九段線
Giản thể九段线
Nghĩa đenĐường chín đoạn
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữJiǔduàn Xiàn

Đường chín đoạn (giản thể: 九段线; phồn thể: 九段線; tiếng Anh: Nine-dash line; Hán-Việt: Cửu đoạn tuyến), còn gọi là Đường lưỡi bò, Đường chữ U, Đường chín khúc là tên gọi dùng để chỉ khu lãnh hải tại Biển Đông mà Trung Hoa Dân Quốc và sau này là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 dưới thời chính quyền Tưởng Giới Thạch, trong phụ lục "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải" của "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc".

Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, trong vụ kiện chủ quyền của Philippines, Tòa án Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 bác bỏ với lý do "không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường chín đoạn".[1][2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ cổ của Trung Quốc thời Nhà Tống (1136) cho thấy đảo Hải Nam là cực nam của lãnh thổ Trung Quốc. (Lãnh thổ Trung Quốc (1136) không bao gồm đường chữ U bao trọn các quần đảo trên Biển Đông: Hoàng Sa, Trường Sa).
Bản đồ Trung Quốc năm 1740 là bản sao nguyên gốc của bản đồ d'Anville 1735, do Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Lãnh thổ Nhà Thanh (đầu thời Càn Long khoảng 1735-1740, thời cực thịnh, cùng thời Chúa Nguyễn Việt Nam khai thác Hoàng Sa) không bao gồm đường lưỡi bò bao trọn quần đảo Hoàng Sa và các quần đảo trên Biển Đông.
Bản đồ Trung Quốc năm 1737, do chính Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, cũng thể hiện lãnh thổ Trung Quốc cũng chỉ đến đảo Hải Nam mà không bao gồm đường chữ U bao trọn quần đảo Hoàng Sa và các quần đảo trên Biển Đông.
Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ, do Nhà Thanh Trung Quốc in, có ghi cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Thoạt tiên đây là "Đường mười một đoạn" và xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ lục "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải" của "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc" do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành.

Đường này xuất hiện do thời điểm đó Trung Hoa Dân Quốc không có khả năng đo lường các hòn đảo để xác định mọi địa hình tạo đường phân định cho khu vực hành chính xung quanh vì thế họ vẽ ra đường chạy qua điểm giữa các hòn đảo và vùng đất lân bang để chỉ ra rằng các đảo nằm bên trong đường vẽ ra là lãnh thổ Trung Hoa. Đường này chạy qua điểm trung tuyến giữa các điểm nhô ra nhất của các hòn đảo và địa hình của đất liền xung quanh. Không hề có các tọa độ địa lý cụ thể được nêu ra và những bản đồ mỗi thời in đường mười một đoạn này lại khác nhau.[3]

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập năm 1949 vẫn xác định cương vực trên Biển Đông theo "đường mười một đoạn" của Trung Hoa Dân Quốc, đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành "đường chín đoạn".

Đường chín đoạn bao trọn bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield với khoảng 75 % diện tích mặt nước của Biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%.[4]

Trong suốt một thời gian dài, mặc dù cho xuất bản bản đồ có thể hiện "đường lưỡi bò" như trên, nhưng cả Chính phủ Trung Hoa Dân quốc lẫn Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức gì về "đường lưỡi bò" đó.[5]

Năm 1993, chính phủ Đài Loan công bố Nam Hải Chính sách Cương lĩnh cho rằng Đường chín đoạn phân định ra vùng nước lịch sử. Nhưng đến năm 2003 Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển đã bác bỏ chính sách này.[3]

Công hàm Trung Quốc gửi lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, tháng 5 năm 2009[6] đã làm tranh chấp căng thẳng thêm. Trong trang đầu, Trung Quốc tuyên bố quyền tối cao đối với "các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận", tuy nhiên, ý nghĩa của 9 đoạn trên bản đồ ở trang thứ hai là không rõ ràng. Ngoài ra, bản đồ này chứa một số lỗi như sau: Tỉ lệ xích thì đúng nhưng thước tỉ lệ thì vẽ sai: 1 km được thể hiện bằng 635 mét. Như vậy nếu dùng thước tỷ lệ này vào việc đo 200 hải lý (370 km) trên bản đồ, chỉ bằng 127 hải lý (235 km) trên thực địa. Hơn nữa, áp dụng thước tỷ lệ này trên các bản đồ của Mỹ thì hóa ra 1 km chỉ có 630 m. Đảo Lý Sơn được thể hiện gần như vô hình trong khi các đảo khác có kích thước tương tự, ví dụ đảo Cù Lao Chàm, được thể hiện rất rõ. Đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, chỉ nằm cách đảo Lý Sơn 123 hải lý (227,8 km).[7], lại không có trên bản đồ.

Bản đồ đường chín đoạn thể hiện sai thước tỉ lệ.

Trong nửa đầu năm 2014, sau một thời gian kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, ngày 25 tháng 6 năm 2014, báo chí Trung Quốc đã công bố bản đồ dọc có đường lưỡi bò nhưng lần này bổ sung thêm một đoạn thành Đường mười đoạn.[8]

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 ở The Hague, Hà Lan tuyên bố Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý cũng như Trung Quốc không có "quyền lịch sử" với các vùng biển ở Biển Đông.[9]

Tranh chấp nội vùng đường chín đoạn

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Tranh chấp chủ quyền Biển Đông

Các sự kiện nổi lên trong quan hệ Việt - Trung như cản trở hợp đồng của BP với Việt Nam tại khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn (năm 2007), cản trở hợp đồng của Exxon Mobil với Việt Nam (năm 2008),[10] vụ tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam năm 2007,[11] vụ căng thẳng giữa tàu thăm dò đại dương USNS Impeccable (T-AGOS-23) của Mỹ với một số tàu Trung Quốc đầu năm 2009[12] v.v... đều nằm trong ranh giới đường chín đoạn trên biển này.

Trong năm 2012, bãi cạn Scarborough - một bãi đá nằm cách bờ biển Philippines tầm 124 hải lý và hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này - đã trở thành mục tiêu tranh chấp căng thẳng và kéo dài giữa Trung Quốc và Philippines. Bãi cạn Scarborough nằm trong vùng biển mà đường chín đoạn đã vẽ.

Ngày 23 tháng 6 năm 2012, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế với chín lô dầu khí. Các lô dầu khí này, chiếm diện tích tới 160.129 km², thuộc nội vùng biển của đường chín đoạn nhưng nằm sâu trên thềm lục địa của Việt Nam; chồng lấn lên các lô từ 128 đến 132 và từ 145 đến 156 mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã và đang tiến hành các hoạt động dầu khí cùng đối tác của mình.[13]

Tháng 5 năm 2014, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực Biển Đông gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, dẫn tới việc nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố phản đối, đồng thời tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm.[14][15]

Quan điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
[icon]Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó.

Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm 2014, Phó Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) cho biết bản đồ với "Đường lưỡi bò" phản ánh 2.000 năm lịch sử Trung Quốc, và do đó nó có trước Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Từ đó, ông Vương cho rằng khu vực này không phù hợp để áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển trong khi công ước này ra đời để áp dụng chung cho việc giải quyết mọi tranh chấp mà không hề nêu ra ngoại lệ.[16]

Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo phân tích của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ số 143 ra ngày 5 tháng 12 năm 2014[17] thì đường chín đoạn của Hoa lục có nhiều vấn đề không hợp lệ theo công pháp quốc tế nên không có cơ sở pháp lý. Thứ nhất bản đồ công bố năm 1947 và bản đồ năm 2009 không ăn khớp với nhau vì bất nhất ở vị trí lằn ranh. Ví dụ là lằn ranh số 2 theo bản đồ dẫn năm 2009 nhích sát miền Trung Việt Nam thêm 45 hải lý so với bản đồ dẫn năm 1947. Vị trí lằn ranh trên những tấm bản đồ năm 1984 và 2013 cũng khác nhau, không đích xác là đâu là biên giới cả.

Thứ nhì, lằn ranh không lấy trung tuyến giữa hải đảo và đường cơ sở đất liền mà lại lấn vào vùng đất liền, trái với Công ước biển (tiếng Anh: Law of the Sea, LOS). Ví dụ như lằn ranh số một cách đảo Tri Tôn 84 hải lý nhưng chỉ cách Cù Lao Ré có 36 hải lý.

Chiếu theo công pháp quốc tế thì hải đảo là ụ đất phải nhô lên khỏi mặt biển khi thủy triều ở mực nước cao nhất. Nếu đạt đúng nghĩa là đảo thì những địa thể này chỉ có lãnh hải 12 hải lý mà thôi; trong khi đó vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia duyên hải bao phủ 200 hải lý. Những mỏm đá ngầm, rạn san hô, bãi cạn và đảo nhân tạo mà Hoa lục đòi sở hữu đều không đạt tiêu chuẩn hải đảo thì không có quyền thiết lập lãnh hải.

Cũng chiếu theo công pháp quốc tế, nếu thiết lập ranh giới quốc tế thì phải có đồng thuận song phương. Vì vùng Biển Đông còn ở trong tình trạng tranh chấp nên không đạt chuẩn mực biên giới quốc tế.

Còn về vùng biển lịch sử thì tiêu chuẩn này thường áp dụng với những vịnh biển hay vụng nước sát bờ như trường hợp Bột Hải chứ không thể bao phủ một vùng biển khơi. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi đem đối chiếu tuyên bố "đường chín đoạn" của Hoa lục và công pháp quốc tế đã kết luận rằng những đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh hoàn toàn không hội đủ điều kiện pháp lý quốc tế.[18]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Việt Nam nói rằng họ "có đầy đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền của vùng biển và 2 quần đảo này".[19]

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện tập trung trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết 03/NQ-TƯ ngày 6-5-1993 của Bộ Chính trị (Khóa VII) về "Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt"; Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 22- 9-1997 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về"Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH"; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về "Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020", gồm những nội dung cơ bản sau:[cần dẫn nguồn]

- Biển, đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán toàn vẹn vùng biển của Tổ quốc.

- Kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng - an ninh để quản lý, bảo vệ vùng biển của Tổ quốc.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn liền với tăng cường quốc phòng- an ninh trên biển; tập trung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc trên biển, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trước hết là lực lượng hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng và dân quân, tự vệ biển đủ sức làm nòng cốt trong nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển quốc gia.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, kết hợp nguồn lực trong nước với nguồn lực từ bên ngoài, thông qua hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó, nguồn lực trong nước là nhân tố quyết định, thực hiện vừa hợp tác vừa đấu tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng biển, đảo để phát triển kinh tế biển và bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển.

- Đối với các tranh chấp trên Biển Đông, chủ trương nhất quán của Việt Nam là các bên tôn trọng nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết mâu thuẫn thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát triển.

Vấn đề công nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Tuyên bố Đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông (màu đỏ) so với những khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho mỗi quốc gia theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (màu xanh) bao gồm các đảo đang có tranh chấp (màu xanh lá cây).

Từ khi Trung Hoa Dân Quốc công bố ranh giới chín đoạn vào năm 1947 cho tới nay, Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng chưa bao giờ chính thức nói ý nghĩa của ranh giới đó là gì: nó là ranh giới cho chủ quyền đối với các đảo hay cho cả chủ quyền đối với các vùng nước. Nếu cho cả chủ quyền đối với các vùng nước thì với tư cách gì: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hay biển lịch sử,[10] dù Trung Quốc đã có nhiều hành động thực tế bên trong ranh giới chín đoạn, thí dụ như: khảo sát vùng bãi ngầm James sát bờ biển Malaysia (năm 1983), ký hợp đồng khảo sát vùng Tư Chính với Crestone (năm 1992), quy định là tất cả các bản đồ của Trung Quốc phải vẽ ranh giới chín đoạn (năm 2006).[10]

Sau vụ đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam năm 1988, một số học giả Trung Quốc nói rằng ranh giới chín đoạn là ranh giới biển lịch sử của Trung Quốc.[10] Tuy nhiên, dù Trung Quốc có đề cập tới chủ quyền lịch sử của họ ở Biển Nam Trung Hoa hay chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biển lân cận, phát ngôn chính thức của Trung Quốc cũng chưa bao giờ chính thức nói là phạm vi của những vùng biển đó là ranh giới chín đoạn. Phản đối quan điểm của nhóm các học giả trên, nhóm thứ hai cho rằng yêu sách vùng nước lịch sử của Cộng hòa Trung Hoa khó có thể biện minh được cho tính chất tuỳ tiện, thiếu hệ thống tọa độ cũng như khái niệm vùng nước lịch sử đã trở nên lỗi thời, không thể sử dụng để trợ giúp cho yêu sách của chính quyền Trung Quốc và Đài Loan.

Tại cuộc Hội thảo lần thứ nhất về vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông tổ chức tại Hà Nội tháng 3 năm 2009, báo cáo của ông Hoàng Việt thuộc Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, đã phân tích các yêu sách của Trung Quốc về khu vực "đường lưỡi bò" theo luật quốc tế, khẳng định đường lưỡi bò vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.

Chỉ một ngày sau khi Trung Quốc trình tấm bản đồ đường chín đoạn trên Biển Đông lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ngày 7 tháng 5 năm 2009, Việt Nam, Malaysia và tiếp đó là Indonesia đã phản đối, bác bỏ.[20][21]

Ngày 5 tháng 4 năm 2011, Philippines gửi thư ngoại giao lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, theo đó tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là "không có căn cứ theo luật quốc tế".[22] Bản thân Trung Quốc cũng không thống nhất với chính họ về việc này.[23]

Tại cuộc hội thảo mang tên Tranh chấp Biển Đông: chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế do Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc và báo điện tử Sina.com/blog chủ trì, tổ chức chiều ngày 14 tháng 6 năm 2012 tại Viện nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc, học giả Trung Quốc Lý Lệnh Hoa, nhà nghiên cứu lâu năm về vấn đề vạch ranh giới biển quốc tế, thừa nhận rằng: Đường chín đoạn do tiền nhân của chúng ta vạch ra không có kinh độ, vĩ độ cụ thể, cũng chẳng có căn cứ pháp lý".[24]

Phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, tại Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) ở The Hague, Hà Lan, trong vụ kiện chủ quyền của Philippines, tổ trọng tài gồm 5 người đã chính thức tuyên bố bác bỏ đường chín đoạn của Trung Quốc, yêu cầu rút lại chính sách này ngay lập tức. Thẩm phán tại The Hague phán quyết những điều sau:[25]

  • Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông;
  • Đường chín đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển;
  • Không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc;
  • Trung Quốc can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough;
  • Trung Quốc gây thiệt hại đến hệ sinh thái quần đảo Trường Sa bằng các hoạt động như khai thác quá mức, xây đảo nhân tạo;
  • Các hành động của Trung Quốc làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột với Philippines;
  • Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, đang bị Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) kiểm soát, cũng không thể tạo ra EEZ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tòa trọng tài bác yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, tuoitre, 12 tháng 7 năm 2016.
  2. ^ Tòa PCA bác bỏ 'đường chín đoạn', 12 tháng 7 năm 2016, BBC Việt Nam.
  3. ^ a b Đường Lưỡi Bò từ đâu mà ra?, BBC Vietnam, 18 tháng 7 năm 2016.
  4. ^ Lê Minh Phiếu - Dương Danh Huy (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) (ngày 11 tháng 1 năm 2009). “Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông”. TuanVietnam.net. 11 tháng 1 năm 2009-viet-nam-truoc-chu-truong-cua-trung-quoc-doi-voi-bien-dong Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
  5. ^ Hoàng Việt (ngày 25 tháng 2 năm 2010). “Hoàng Việt, PHÂN TÍCH CÁC YÊU SÁCH VỀ "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ" THEO LUẬT QUỐC TẾ”. Nghiên cứu Biển Đông. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2014.
  6. ^ “CML/17/2009 - Submission by the PRC to the UN Commission on the Limits of the Continental shelf” (PDF). New York: United Nations. ngày 7 tháng 5 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ 29 Tháng 5 2009. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày lưu trữ= (trợ giúp)
  7. ^ Nguyễn Nhã (2002). Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (luận án tiến sĩ). Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
  8. ^ Sự tích đường lưỡi bò hoang đường của Trung Quốc
  9. ^ ​Tòa trọng tài bác yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc - Tuổi Trẻ Online
  10. ^ a b c d Dương Danh Huy - Phạm Thu Xuân - Nguyễn Thái Linh - Lê Vĩnh Trương - Lê Minh Phiếu (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông) (ngày 13 tháng 3 năm 2009). “Tranh chấp Biển Đông và vai trò của Liên hiệp quốc”. TuanVietnam.net. 13 tháng 3 năm 2009-tranh-chap-bien-dong-va-vai-tro-cua-lien-hiep-quoc Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 2 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
  11. ^ Nhã Trân (ngày 28 tháng 7 năm 2007). “Vụ hải quân Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn Canh”. Đài Á Châu Tự do. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
  12. ^ Hải Ninh (ngày 10 tháng 3 năm 2009). “Mỹ cáo buộc tàu Trung Quốc khiêu khích”. VNExpress. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
  13. ^ Đông Hà (ngày 28 tháng 6 năm 2012). “Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí trên biển Việt Nam”. Tuoitre. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2012.
  14. ^ Việt-Trung tiếp tục đối đầu vụ giàn khoan, BBC, 07.05.2014.
  15. ^ China-Vietnam Tensions High over Drilling Rig in Disputed Waters,CSIS, 07.05.2014.
  16. ^ Ngụy biện của Trung Quốc tại Shangri-La là 'ngô nghê, nguy hiểm' Lưu trữ 2014-06-05 tại Wayback Machine, motthegioi, 02.06.2014.
  17. ^ Tập hồ sơ Limits in the Seas của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tranh chấp biển Đông
  18. ^ Hồ sơ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tranh chấp biển Đông
  19. ^ “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam”. https://dangcongsan.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  20. ^ “Đại sử ký tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông”. Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. ngày 11 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
  21. ^ Lam Điền (ngày 3 tháng 9 năm 2009). “Một "đường lưỡi bò" vô căn cứ”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
  22. ^ “Philippines phản đối Trung Quốc lên LHQ”. BBC Tiếng Việt. ngày 14 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
  23. ^ Nguyên Phong (ngày 26 tháng 4 năm 2011). “Trung Quốc tự mâu thuẫn về "đường lưỡi bò"”. Thanh niên. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2012.
  24. ^ "Học giả Trung Quốc khẳng định đường chữ U không có căn cứ pháp lý", Tạp chí Tia sáng, số 13, ngày 5 tháng 7 năm 2012, trang 18 (bài do Nguyên Hải dịch, chú và đặt tiêu đề).
  25. ^ “Biển Đông năm 2016 sau phán quyết PCA”. ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM. 27 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2023.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tranh chấp chủ quyền Biển Đông
  • Việc Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam năm 2005
  • Việc Trung Quốc bắt ngư dân Việt Nam năm 2009
  • Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • (tiếng Trung) Video về nguồn gốc lịch sử và địa vị pháp lý của đường chín đoạn Lưu trữ 2018-10-05 tại Wayback Machine, Thời báo Hoàn Cầu
  • (tiếng Trung) Ai đã vẽ ra đường chín đoạn, Đài Phượng Hoàng
  • (tiếng Trung) Nguồn gốc của việc thu phục quần đảo Nam Hải và đường chín đoạn năm 1946, Tân Hoa xã
  • (tiếng Trung) Tranh chấp Nam Hải sinh ra đường chín đoạn Lưu trữ 2012-04-29 tại Wayback Machine, Mạng Pháp chế
  • (tiếng Anh) Phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực về đường chín đoạn Lưu trữ 2019-01-29 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Biển Đông
Quần đảo Đông Sa
  • Quần đảo Đông Sa (Pratas)
  • Vườn quốc gia đảo san hô vòng Đông Sa
  • Rạn san hô Đông Sa
  • Bãi biển Bắc Vi
  • Bãi biển Nam Vi
Quần đảo Hoàng Sa (Paracel)
Nhóm An Vĩnh (Amphitrit)
  • Đảo Đá (Rocky Isl.)
  • Đảo Cây (Tree Isl.)
  • Cồn Cát Tây (West Sand)
  • Phú Lâm (Woody Isl.)
  • Qilian Yu
Nhóm Lưỡi Liềm (Crescent)
  • Đ. Quang Ảnh (Money Isl.)
  • Đ. Hữu Nhật (Robert Isl.)
  • Ba Ba (Yagong Isl.)
Nhóm khác
  • Đá Bông Bay (Bombay Rf.)
  • Đ. Tri Tôn (Triton Isl.)
Đông Bắc Biển Đông
  • Qđ. Zhongsha
  • Bãi Macclesfield
    • Bãi cạn Walker
  • Bãi cạn Scarborough
Quần đảo Trường Sa (Spratly)
  • Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa
  • Vạn lý Trường thành trên cát
  • Căn cứ Hải quân Malaysia ở Biển Đông
  • Nhà giàn DK1
  • Các sân bay tại Qđ. Trường Sa
Vùng nguy hiểm ở Biển Đông
Tây Bắc
  • Đá nguy hiểm phía Bắc
    • Song Tử Đông (Northeast Cay)
    • Song Tử Tây (Southwest Cay)
  • Đá ngầm Thị Tứ
    • Thị Tứ
    • Xu Bi
  • Bãi ngầm Loại Ta (Loaita Bank)
    • Đá An Nhơn (Lankiam Cay)
    • Đ. Loại Ta
  • Bãi ngầm Tizard (Tizard Bank)
    • Đá Bàn Than (Ban Than Rf.)
    • Đá Ga Ven (Gaven Rfs.)
    • Ba Bình (Itu Aba)
    • Nam Yết (Namyit Isl.)
    • Đ. Sơn Ca (Sand Cay)
Bắc Tây Bắc
  • Đá Cá Nhám (Irving Rf.)
  • Đ. Bến Lạc (West York Isl.)
Tây Tây Bắc
  • Đá Đền Cây Cỏ (Western Rf.)
Đông Bắc
  • Đ. Bình Nguyên (Flat Isl.)
  • Đ. Vĩnh Viễn (Nanshan Isl.)
  • Bãi ngầm Reed
  • Bãi Đồng Cam (Third Thomas Shl.)
Đông Nam
  • Đá Công Đo (Commodore Rf.)
  • Bãi Suối Ngà (First Thomas Shl.)
  • Đá Vành Khăn (Mischief Rf.)
  • Bãi Sa Bin (Sabina Shl.)
  • Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shl.)
Tây Nam
  • Bãi ngầm Union
    • Đá Cô Lin (Collins Rf.)
    • Đá Tư Nghĩa (Hughes Rf.)
    • Đá Gạc Ma (Johnson South Rf.)
    • Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Isl.)
  • Kiêu Ngựa (Ardasier Rf.)
  • Đá Núi Le (Cornwallis South Rf.)
  • Đá Suối Cát (Dallas Rf.)
  • Đá Én Ca (Erica Rf.)
  • Bãi Thám Hiểm (Investigator Shl.)
  • Kỳ Vân (Mariveles Rf.)
Tây
  • Đá London:
    • Central London Rf.
    • Châu Viên (Cuarteron Rf.)
    • East London Rf.
    • West London Rf.
  • Bãi Ba Kè (Bombay Castle)
  • Đá Chữ Thập (Fiery Cross Rf.)
  • Đá Lát (Ladd Rf.)
  • Quần đảo Trường Sa
Đông
  • Royal Captain Shoal
  • Bãi Trăng Khuyết (Half Moon Shl.)
Nam
  • Đ. An Bang (Amboyna Cay)
  • Louisa Reef
  • Đá Hoa Lau (Swallow Rf.)
Nam Biển Đông
  • Bãi ngầm James (James Shl.)
  • Cụm bãi cạn Luconia (Luconia Shl's)
Quần đảo Tudjuh
  • Quần đảo Natuna
  • Quần đảo Anambas
  • Quần đảo Badas
  • Quần đảo Tambelan
Lịch sử
  • Tranh chấp chủ quyền Biển Đông
  • Lịch sử Quần đảo Trường Sa
  • Đường chín đoạn
  • Tranh chấp quần đảo Trường Sa
  • Philippines và quần đảo Trường Sa
  • Hải chiến Hoàng Sa 1974
  • Sự kiện Song Tử Tây 1975
  • Hải chiến Trường Sa 1988
  • Tranh chấp bãi cạn Scarborough (2012)
  • Vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981 (2014)
Giao thông
  • Tàu:
  • Coconut Princess
  • Sân bay:
  • Sân bay Dongsha (Pratas Isl.)
  • Sân bay đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm)
  • Các sân bay tại Qđ. Trường Sa:
  • Sân bay đảo Thái Bình (Ba Bình)
  • Sân bay Trường Sa (Đảo Trường Sa)
  • Sân bay Layang-Layang (Đá Hoa Lau)
  • Sân bay Rancudo (Đảo Thị Tứ)
  • Biển Đông
  • Quần đảo Hoàng Sa
  • Quần đảo Trường Sa
  • x
  • t
  • s
Tam Sa
Tây Sa
Quần đảo Tuyên Đức (Nhóm An Vĩnh)Đảo Bắc  • Đảo Cây  • Đảo Đá  • Đảo Linh Côn  • Đảo Nam  • Đảo Phú Lâm  • Đảo Trung  • Cồn cát Bắc  • Cồn cát Nam  • Cồn cát Tây  • Cồn cát Trung  • Hòn Tháp  • Đá Bông Bay  • Bãi Bình Sơn  • Bãi Châu Nhai  • Bãi Gò Nổi  • Bãi Ốc Tai Voi  • Bãi Quảng Nghĩa  • Bãi Thuỷ Tề  • Khác...
Quần đảo Vĩnh Lạc (Nhóm Lưỡi Liềm)Đảo Ba Ba  • Đảo Bạch Quy  • Đảo Duy Mộng  • Đảo Hoàng Sa  • Đảo Hữu Nhật  • Đảo Ốc Hoa  • Đảo Quang Ảnh  • Đảo Quang Hoà  • Đảo Tri Tôn  • Đá Bắc  • Đá Chim Én  • Đá Hải Sâm  • Đá Lồi  • Bãi Xà Cừ  • Khác...
Trung SaBãi ngầm Macclesfield  • Bãi cạn Scarborough
Nam SaĐá Châu Viên  • Đá Chữ Thập  • Đá Ga Ven  • Đá Gạc Ma  • Đá Tư Nghĩa  • Đá Vành Khăn  • Đá Xu Bi
Lịch sửHải chiến Hoàng Sa 1974  • Hải chiến Trường Sa 1988
KhácĐường chín đoạn  • Sân bay đảo Vĩnh Hưng
  • x
  • t
  • s
Trung Quốc Quan hệ ngoại giao của Trung Quốc
Châu Á
  • Afghanistan
  • Ả Rập Xê Út
  • Armenia
  • Azerbaijan
  • Ấn Độ
    • Tây Tạng
  • Bangladesh
  • Bhutan
  • Brunei
  • Campuchia
  • CTVQ Ả Rập Thống nhất
  • Đài Loan
    • Lịch sử
  • Đông Timor
  • Gruzia
  • Hàn Quốc
  • Indonesia
  • Iran
  • Iraq
  • Israel
  • Kazakhstan
  • Kyrgyzstan
  • Lào
  • Liban
  • Malaysia
  • Maldives
  • Mông Cổ
  • Myanmar
  • Nepal
  • Nhật Bản
  • Pakistan
    • Hành lang kinh tế
  • Palestine
  • Philippines
  • Qatar
  • Singapore
  • Sri Lanka
  • Syria
  • Tajikistan
  • Thái Lan
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Triều Tiên
  • Turkmenistan
  • Uzbekistan
  • Việt Nam
    • Bắc thuộc
  • Yemen
Châu Âu
  • Albania
  • Anh
  • Áo
  • Ba Lan
  • Belarus
  • Bỉ
  • Bồ Đào Nha
  • Bulgaria
  • Croatia
  • Đan Mạch
  • Đức
  • Hà Lan
  • Hungary
  • Hy Lạp
  • Iceland
  • Ireland
  • Kosovo
  • Litva
  • Luxembourg
  • Moldova
  • Montenegro
  • Na Uy
  • Nga
  • Pháp
  • Phần Lan
  • Romania
  • San Marino
  • Séc
  • Serbia
  • Síp
  • Tây Ban Nha
  • Thụy Điển
  • Thụy Sĩ
  • Ukraina
  • Vatican
  • Ý
Châu Đại Dương
  • Fiji
  • Kiribati
  • Micronesia
  • New Zealand
  • Niue
  • Papua New Guinea
  • Samoa
  • Quần đảo Solomon
  • Tonga
  • Úc
  • Vanuatu
Châu Phi
  • Ai Cập
  • Algeria
  • Angola
  • Benin
  • Botswana
  • Bờ Biển Ngà
  • Burkina Faso
  • Burundi
  • Cameroon
  • Cape Verde
  • Cộng hòa Trung Phi
  • Chad
  • Comoros
  • CHDC Congo
  • CH Congo
  • Djibouti
  • Eritrea
  • Ethiopia
  • Gabon
  • Gambia
  • Ghana
  • Guinea
  • Guinea-Bissau
  • Guinea Xích Đạo
  • Kenya
  • Lesotho
  • Liberia
  • Libya
  • Madagascar
  • Malawi
  • Mali
  • Mauritania
  • Maroc
  • Mauritius
  • Mozambique
  • Namibia
  • Nam Phi
  • Nam Sudan
  • Niger
  • Nigeria
  • Rwanda
  • São Tomé và Príncipe
  • Senegal
  • Seychelles
  • Sierra Leone
  • Somalia
  • Sudan
  • Tanzania
  • Togo
  • Tunisia
  • Uganda
  • Zambia
  • Zimbabwe
Châu Mỹ
  • Antigua và Barbuda
  • Argentina
  • Bahamas
  • Barbados
  • Bolivia
  • Brazil
  • Canada
  • Chile
  • Colombia
  • Costa Rica
  • Cuba
  • Cộng hòa Dominica
  • Ecuador
  • El Salvador
  • Grenada
  • Haiti
  • Hoa Kỳ
    • Hồng Kông
  • Honduras
  • Jamaica
  • Mexico
  • Nicaragua
  • Panama
  • Peru
  • Suriname
  • Trinidad và Tobago
  • Uruguay
  • Venezuela
Cựu quốc gia
  • Liên Xô
  • Nam Tư
Đa phương
  • Hành lang kinh tế BCIM
  • BIMSTEC
  • Châu Phi
  • Liên đoàn Ả Rập
  • BRICS
    • Ngân hàng Phát triển mới
  • Caribe
  • Trung–Nhật–Hàn
  • Liên minh châu Âu
  • Trung và Đông Âu
  • Mỹ Latinh
  • Châu Đại Dương
  • Thế giới thứ ba
  • Liên Hợp Quốc
  • Bắc Cực
  • Nam Cực
Chính sách
  • Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương (Tổng Bí thư)
  • Bộ Ngoại giao (Bộ trưởng, Người phát ngôn)
  • Bộ Liên lạc Đối ngoại
  • CGTN
  • CRI
  • Phái bộ ngoại giao của Trung Quốc / tại Trung Quốc
  • Vành đai và Con đường
  • Trỗi dậy hòa bình
  • Lợi ích cốt lõi
  • Thế kỷ Trung Quốc
  • Học viện Khổng Tử
  • AIIB
  • Mốc công nhận ngoại giao
  • Chính sách ngoại giao
  • Luật Quan hệ đối ngoại
  • Ngoại giao Hồng Kông
  • Đường chín đoạn
  • Ngoại giao gấu trúc
  • Vị thế Đài Loan
    • Thống nhất
  • RCEP
  • Ngoại giao sân vận động
  • Chuỗi ngọc trai
  • Chia rẽ lịch sử
    • Albania
    • Liên Xô
  • Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
  • Hiệp ước
  • Ngoại giao bóng bàn
  • Ngoại giao bẫy nợ
  • Ngoại giao chiến lang
  • Tư tưởng Tập Cận Bình

Từ khóa » Bản đồ Hình Lưỡi Bò Là Gì