Đường Cung (Supply Curve) Là Gì? Sự Vận động Của đường Cung

cookie-1

Hình minh họa. Nguồn: learnliberty

Đường cung (Supply Curve)

Định nghĩa

Đường cung trong tiếng Anh là Supply Curve. Đường cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả của hàng hóa và dịch vụ.

Đặc điểm

Đường cung cho biết lượng cung về một hàng hóa thay đổi như thế nào khi giá cả của nó thay đổi. Vì giá của hàng hóa càng cao càng làm tăng lượng cung nên đường cung dốc lên.

Sự vận động dọc theo đường cung

Toàn bộ đường cung cho ta biết cung về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể nào đó. Từ đó, chúng ta có thể hiểu sự thay đổi của cung chính là sự thay đổi của lượng cung ở mọi mức giá, vì vậy nó làm cho đường cung di chuyển.

Lượng cung tại một mức giá đã cho được biểu diễn bằng một điểm trên đường cung nên khi lượng cung thay đổi sẽ tạo nên sự vận động (di chuyển) dọc theo đường cung.

Nếu trong trường hợp các yếu tố khác không thay đổi mà giá cả tăng lên thì lượng cung sẽ tăng lên nên có sự vận động lên phía trên của đường cung.

Ngược lại khi các yếu tố khác không đổi mà giá cả giảm xuống thì lượng cung sẽ giảm và có sự vận động xuống phía dưới của đường cung.

Sự dịch chuyển của cả đường cung

Trong trường hợp có sự thay đổi của bất kì yếu tố quyết định cung nào ngoài giá cả hàng hóa thay đổi nều làm dịch chuyển cả đường cung.

Giả sử nếu có sự thay đổi về công nghệ sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống, người sản xuất có nhiều lãi hơn. Vì vậy ở bất kì một mức giá nào, người sản xuất cũng sẵn sàng sản xuất một lượng hàng lớn hơn.

Bởi vậy, đường cung sẽ dịch chuyển sang phải. Ngược lại, nếu giá các yếu tố sản xuất đầu vào tăng lên làm cho chi phí tăng lên, người sản xuất sẽ sản xuất một lượng hàng ít hơn, đường cung sẽ dịch chuyển sang trái. (Hình 2.6).

Screenshot (17)

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội

Bất kì sự thay đổi nào làm tăng lượng hàng mà người bán muốn sản xuất tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cung sang phải và gọi là tăng cung.

Bất kì sự thay đổi nào làm giảm lượng hàng mà người bán muốn sản xuất tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường cung sang bên trái gọi là giảm cung.

Kết luận

Khi giá cả hàng hóa thay đổi trong điều kiện tất cả các yếu tố khác tác động đến cung không đổi thì sẽ có sự vận động dọc theo đường cung.

Đổi lại, khi một trong các biến số như giá cả nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ, các kì vọng, chính sách thuế, giá cả hàng hóa liên quan thay đổi sẽ gây ra sự dịch chuyển (sang trái hoặc sang phải) của cả đường cung.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vi mô, NXB Hà Nội)

Từ khóa » đường Tổng Cung Dịch Chuyển Sang Trái Khi Nào