Đường đôi Là Gì? Di Chuyển Trên đường đôi Như Thế Nào Cho đúng ...
Có thể bạn quan tâm
Đường đôi là gì? Là dạng đường phổ biến nhất tại hệ thống lưu thông Việt Nam. Hệ thống biển báo đường đôi Việt Nam rất đa dạng nên có không ít người nhầm lẫn và bị xử phạt về tốc độ cho phép khi di chuyển. Để hiểu rõ hơn, quý bạn đọc hãy theo dõi các nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
- 1 Đường đôi là đường gì?
- 2 Các trường hợp nào được coi là đường đôi?
- 3 Quy định về tốc độ khi di chuyển trên đường đôi
- 4 Các biển cảnh bảo khi gặp đường đôi
- 4.1 Biển báo hiệu đường đôi W.235
- 4.2 Biển báo hiệu hết đường đôi
- 5 Di chuyển trên đường đôi như thế nào là đúng luật?
- 6 Cách phân biệt các loại vạch kẻ đường
Đường đôi là đường gì?
Đường đôi là đoạn đường được chia làm 2 làn đường theo 2 chiều ngược nhau, được phân tách bởi giải phân cách ở giữa. Một chiều có thể chia thành nhiều làn đường khác nhau cho xe máy, ô tô. Những đoạn đường 2 chiều không có dải phân cách ở giữa sẽ không được coi là đường đôi.
Tại khoản 6, điều 3 thông tư số 31/2019/TT-BGTVT cũng đưa ra định nghĩa giải thích khái niệm đường đôi là đường thế nào như sau: Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về, được phân biệt bằng giải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải là đường đôi).
Một trong những lỗi vi phạm cơ bản nhất của mọi người khi tham gia giao thông đó chính là sai làn. Những trường hợp vi phạm này là do người tham gia giao thông chưa nắm chắc được quy định về đường giao thông. Trong đó, quy định về đường đôi là một trong các quy định mà người tham gia giao thông chưa nắm rõ nhất, dẫn tới việc vi phạm khi tham gia giao thông.
Xe cơ giới là gì? Gồm những xe nào? Phân loại
Các trường hợp nào được coi là đường đôi?
- Đường đôi phải có dải phân cách ở giữa
Điều kiện này được quy định tại Quy chuẩn 41 Điều lệ Báo hiệu đường bộ. Đường đôi là đường để chỉ những đường mà chiều đi và chiều về đường được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền.
Trong đó, dải phân cách của đường đôi được hiểu là phần đường ở giữa 2 chiều đi và chiều về mà các phương tiện không được phép lưu thông.
Dải phân cách được sử dụng để phân chia 2 làn đường ngược chiều riêng biệt, thường có dạng như bó vỉa, dải phân cách có thể được làm bằng bê tông, hộ lan tôn song h hoặc dải đất dự trữ.
- Các vạch dọc liền được vẽ bằng sơn ở giữa 2 chiều đường không được coi là dải phân cách giữa đường đôi
Khi đáp ứng được hai điều kiện trên thì đường đó mới được coi là đường đôi, có nghĩa là để trở thành đường đôi thì con đường đó phải chia làm 2 đường trở lên cho 1 chiều di chuyển và tuyến đường đó phải có dải phân cách ở giữa. Nếu không đáp ứng được các điều kiện trên thì tuyến đường đó không phải là đường đôi.
Văn hoá giao thông là gì? Ứng xử văn minh khi tham gia giao thông
Quy định về tốc độ khi di chuyển trên đường đôi
- Với các phương tiện cơ giới trừ các phương tiện quy định tại điều 8 thông tư 31/2019/ TT-GTVT nên di chuyển với tốc độ tối đa 60km/h
- Xe ô tô 4 chỗ, 7 chỗ hay các phương tiện chở người trên 30 người trở lên (trừ xe bus) cùng với các phương tiện có trọng tải tối đa là 3,5 tấn thì nên di chuyển với tốc độ tối đa là 90km/h
- Các phương tiện là xe bus, xe ô tô đầu kéo, xe mô tô và xe ô tô chuyên dụng (trừ xe ô tô trộn vữa hoặc xe ô tô trộn bê tông) di chuyển với tốc độ tối đa là 70km/h
- Các phương tiện trên 30 chỗ ngồi trừ xe bus và ô tô có trọng tải trên 3,5 tấn thì di chuyển với tốc độ tối đa 80km/h.
- Các loại xe ô tô kéo rơ mooc, dòng xe kéo khác và các ô tô trộn vữa, xe ô tô trộn bê tông di chuyển với vận tốc tối đa là 60km/h
- Các dòng xe chuyên dụng, xe gắn máy và xe máy điện, dòng xe tương tự khác chỉ di chuyển với vận tốc tối đa là 40km/h.
Các biển cảnh bảo khi gặp đường đôi
Biển báo hiệu đường đôi W.235
- Số hiệu của biển báo đường đôi là W.235 tên gọi chính xác là biển báo hiệu đường đôi.
- Biển báo hiệu đường đôi được đặt để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện giao thông được biết sắp đi vào đoạn đường dạng đôi, có chiều đi và chiều về được phân biệt rõ ràng bởi dải phân cách ở giữa.
- Biển báo hiệu đường đôi thường được đặt ở ngay đầu nơi bắt đầu đoạn đường đôi, ở vị trí dễ quan sát để người tham gia giao thông kịp thời điều khiển phương tiện sao cho đúng luật.
Biển báo hiệu hết đường đôi
- W.236 là số hiệu của biển báo hết đường đôi.
- Biển báo hết đường đôi báo hiệu cho mọi người điều khiển phương tiện giao thông là sắp kết thúc đoạn đường đôi thức là những đoạn đường dạng đôi chỉ được chia bằng vạch sơn sẽ không đặt biển này.
- Biển báo hiệu hết đường đôi được đặt ở cuối đoạn đường đôi.
Di chuyển trên đường đôi như thế nào là đúng luật?
Khi di chuyển trên đường đôi, người điều khiển phương tiện chỉ được di chuyển trên một làn đường nhất định và chỉ được thay đổi làn đường ở những nơi có biển báo cho phép thay đổi.
Căn cứ vào Điều 13 Luật Giao thông đường bộ, xe máy được cho phép di chuyển ở bất kỳ làn đường nào trên đường đoạn đường đôi. Những phương tiện nào di chuyển với tốc độ thấp hơn thì sẽ phải di chuyển sang phần đường ở phía bên phải của làn đường. Khi điều khiển phương tiện là xe mô tô xe gắn máy ở bên trái của làn đường nghĩa là phần đường của xe ô tô thì sẽ bị phạt.
Khi muốn đổi làn đường thì bạn phải bật xi nhan trước khi chuyển làn đường để những người điều khiển xe phía sau biết được, tránh những va chạm khi tham gia giao thông.
Tại Sao Xe Máy Bị Ì Không Bốc? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Cách phân biệt các loại vạch kẻ đường
Loại vạch kẻ đường | Đặc điểm |
Vạch nét liền trắng | Là đoạn vạch bạn hay gặp trên đường quốc lộ, vạch nét liền trắng được dùng để phân chia riêng biệt 2 làn đường xe máy và ô tô. Người lái xe phải đi đúng làn đường quy định cho từng phương tiện và không được lấn làn. Nếu lấn tuyến sẽ bị xử phạt theo quy định. |
Vạch nét đứt trắng | Được sử dụng để phân chia làn đường giữa ô tô và các loại xe cơ giới khác. Khác với nét liền, vạch nét đứt trắng cho phép người lái xe được phép vượt xe khác nhưng sau khi vượt phải trở về đúng làn đường quy định của mình. |
Vạch đứt ngang đường | Dành cho người đi bộ thường sẽ nằm ở ngã tư có đèn tín hiệu giao thông. Người lái xe cần phải lưu ý, giảm tốc độ khi đến gần vị trí có vạch kẻ này. Vì tình trạng người dân qua đường không tuân theo các tín hiệu đèn giao thông. |
Vạch vàng liền ở giữa đường | Vạch vàng liền ở vị trí giữa để phân chia 2 chiều đi ngược nhau. Người lái xe bắt buộc phải tuân thủ và không được điều khiển xe lấn vạch vàng này. Những nơi có vạch vàng liền ở giữa đường thường là khu vực giao thông nguy hiểm. Tài xế không nên vượt ở các đoạn này nếu không muốn xảy ra va chạm, tai nạn. |
Vạch vàng nét đứt giữa đường | Là vạch cho phép lái xe có thể vượt hoặc lấn sang làn đường bên cạnh nhưng sau đó phải trở về đúng làn đường quy định. |
Vạch hình xương cá chữ V | Là vạch báo hiệu sự phân chia giữa hai đường đi, nằm ở các vị trí chân cầu vượt để phân chia 2 hướng đi là dưới cầu và lên trên cầu. Người lái xe không được điều khiển xe vào trong khu vực được kẻ vạch trừ các trường hợp khẩn cấp. |
Vạch trắng liền đôi | Thường được bố trí ở khu vực đường có 4 làn trở lên để phân chia các phương tiện di chuyển giữa 2 làn đường ngược nhau mà không lấn sang làn của đối phương. |
Vạch làn chờ rẽ trái ở ngã tư | Thường ở những nút giao thông lớn từ 4 làn đường trở lên, giúp lái xe qua đường an toàn hơn. |
Các thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn biết được đường đôi là gì cũng như cách phân biệt các loại vạch kẻ đường. Truy cập website ruaxetudong.org để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác!
Gửi đánh giáTừ khóa » Khái Niệm đường đôi Là Gì
-
Đường đôi Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Đường đôi Là Gì? Cách Nhận Biết đường đôi - Zestech
-
Đường đôi Là Gì|PHÂN BIỆT Các Vạch đường Tránh Bị Phạt Oan
-
Theo Luật Giao Thông Đường Bộ Có Mấy Loại Đường? Đường Đôi ...
-
Đường đôi Là Gì? 2 Biển Báo Hiệu đường đôi CẦN BIẾT
-
Đường đôi Là Gì? Phân Biệt Giữa đường đôi Và đường Hai Chiều?
-
Phân Biệt đường đôi Và đường 2 Chiều, đường 1 Chiều
-
Đường đôi được Hiểu Thế Nào? - Ngân Hàng Pháp Luật - LawNet
-
Đường Như Thế Nào Gọi Là đường đôi? - VnExpress
-
Đường đôi Là Gì? Cách Phân Biệt Các Loại Vạch Kẻ đường đơn Giản ...
-
đường đôi Là Gì định Nghĩa Của đường Sắt đôi Là Gì - Bình Dương
-
Sự Khác Nhau Giữa đường đôi Và đường Hai Chiều - Ô Tô
-
Đường đôi Là Gì? 2 Biển Báo Hiệu đường đôi CẦN BIẾT Trong Giao ...
-
Thế Nào Là "Đường đôi (có Dải Phân Cách Giữa)", "Đường 2 Chiều ...