Đường Hồ Chí Minh Tây - Wikimapia

Wikimapia The map created by people like you! Đường Hồ Chí Minh Tây Upload a photo Đường Hồ Chí Minh là một trong 4 con đường giao thông huyết mạch, chạy từ Bắc vào Nam Việt Nam, các tuyến còn lại là quốc lộ 1A, Đường cao tốc Bắc – Nam (Việt Nam) và đường ven biển Việt Nam. Đường Hồ Chí Minh còn một số đoạn đang thi công, dài khoảng 3.167 km chạy qua vùng núi phía tây, khác với quốc lộ 1A chạy chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông. Tuyến đường này được xây dựng trên cơ sở nâng cấp mở rộng một số tỉnh lộ và quốc lộ cũng như làm mới một số đoạn. Các đoạn dựa trên nền quốc lộ và tỉnh lộ có sẵn được gọi là đoạn/tuyến tráng quốc lộ/tỉnh lộ. Dự kiến, sau năm 2030 đường Hồ Chí Minh sẽ được nâng cấp trở thành cao tốc Bắc Nam Việt Nam nhánh Tây, với quy mô nhỏ hơn nhánh Đông. Ngày 5 tháng 4 năm 2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1. Ngày 3 tháng 2 năm 2004, tại kỳ họp thứ 6, khóa XI, Quốc hội Việt Nam đã có Nghị quyết số 38/2004/QH11 về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, và xác định đây là công trình quan trọng quốc gia.[1] Theo Nghị quyết số 38/2004/QH11, đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua 30 tỉnh, thành phố trong cả nước Việt Nam, với tổng chiều dài toàn tuyến 3.167 km (trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía Tây dài 500 km). Đường sẽ có quy mô từ 2 đến 8 làn xe tùy thuộc địa hình. Tuyến chính của Đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua các địa điểm và địa phương sau: Pác Bó, thị xã Cao Bằng, thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Bắc Kạn, Chợ Chu, đèo Muồng, ngã ba Trung Sơn, ngã ba Phú Thịnh, cầu Bình Ca (sông Lô), Km124+500 Quốc lộ 2, ngã ba Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, cầu Ngọc Tháp (sông Hồng), Cổ Tiết, cầu Trung Hà, thị xã Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Chợ Bến, Xóm Kho, Ngọc Lặc, Lâm La, Thị xã Thái Hòa, Tân Kỳ, Khe Cò, Phố Châu, Vũ Quang, Tân Ấp, Khe Gát (Quảng Bình), Bùng, Cam Lộ, cầu Tuần, Khe Tre, đèo Đê Bay, đèo Mũi Trâu, Túy Loan, Hòa Khương, Thạnh Mỹ (Quảng Nam), đèo Lò Xo, Ngọc Hồi, Kon Tum, thành phố PleiKu, thành phố Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Đồng Xoài, Chơn Thành, Trảng Bàng, Đức Huệ, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, thị trấn Mỹ An, thành phố Cao Lãnh, cầu Cao lãnh (sông Tiền), cầu Vàm Cống (sông Hậu), Rạch Sỏi, Minh Lương, Gò Quao, Vĩnh Thuận, thành phố Cà Mau, cầu Đầm Cùng, Năm Căn, Đất Mũi. Tuyến phía Tây sẽ đi qua các địa điểm: Khe Gát (Quảng Bình), đèo U Bò, Tăng Ký, cầu Khỉ, Sen Bụt, Khe Sanh, Đăk Rông, đèo Pê Ke, A Lưới, A Đớt, A Tép, Hiên, Thạnh Mỹ (Quảng Nam). Đường Hồ Chí Minh có những đoạn tráng các tỉnh lộ và quốc lộ sau: Tỉnh lộ 203 (Cao Bằng)[3] Quốc lộ 2[4] Quốc lộ 2C[5] Quốc lộ 3[6] Quốc lộ 12B Quốc lộ 21[7] Quốc lộ 15 Quốc lộ 14[8] Quốc lộ 63[9] Quốc lộ 80[10] Dự án xây dựng bao gồm ba giai đoạn Giai đoạn 1 Thi công phần dài hơn 2000 km từ Hòa Lạc (Hà Nội) tới Bình Phước. Ngày 5 tháng 4 năm 2000, đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng giai đoạn 1 và đến năm 2006 đã tiến hành nghiệm thu cơ sở được 1.234,5 km đường, 261 cầu, 2 hầm và 2 nhà hạt. Vào những tháng đầu năm 2007, các đơn vị thi công đang gấp rút thi công các đoạn Hòa Lạc - Xuân Mai thuộc Hà Nội (dài 13 km), Hà Nội-Hòa Bình và đoạn qua Vườn Quốc gia Cúc Phương phần thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa (dài 93 km đường, 2 cầu lớn, 22 cầu trung và 6 cầu cạn), đoạn Ngọc Hồi - Tân Cảnh thuộc tỉnh Kon Tum (dài 22 km) và đường ngang nối cảng Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh (dài 54 km). Theo nhận định của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, đến cuối tháng 6-2007, toàn bộ tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1 sẽ được hoàn tất và tiến hành nghiệm thu cấp Nhà nước.[2] Đến 30 tháng 4 năm 2008, Đường Hồ Chí Minh trên phần giai đoạn 1 đã thông tuyến.[3] Giai đoạn 2 Thi công phần từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Hòa Lạc và phần Tuyến đường N2. Giai đoạn 3 Năm 2010-2020, hoàn chỉnh toàn tuyến và từng bước xây dựng các đoạn tuyến theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Điểm bắt đầu - Kết thúc: [sửa | sửa mã nguồn] Ngày 19/05/1959, Bác Hồ quyết định thành lập tuyến vận tải chiến lược để chi viện cho miền Nam và các nước bạn- sau này trở thành con đường Hồ Chí Minh. Điểm xuất phát Km 0 (Km số 0)tại thị trấn Lạt (hay còn gọi là Thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) được đánh dấu bằng cột mốc số 0. Ngày 27/04/1990, Km 0 (Km số 0) được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Điểm cuối là Đất Mũi (Cà Mau) Quảng Bình là địa phương có hệ thống đường Hồ Chí Minh (bao gồm nhánh Đông: Khe Gát - Cam lộ... và nhánh Tây: Kge Gát - Khe sanh...) đi qua dài nhất Việt Nam có tổng chiều dài 320 km. Nearby cities: Coordinates: 16°44'34"N 106°34'36"E Add your comment in vietnamese

Comments

  • nguyenlehan Hoàn thành đường Hồ Chí Minh là tuyệt vời! 6 years ago | reply | hide comment
Add comment for this object Your comment: Post comment
  • Nearby places
  • Nearby streets
  • Nearby cities
  • Xã Hướng Phùng 3.5 km
  • Cửa khẩu Bản Cheng 3.7 km
  • Xã Hướng Sơn 12 km
  • Xã Tân Thành 13 km
  • Hồ Rào Quán 13 km
  • Xã Hướng Tân 14 km
  • Xã Hướng Linh 16 km
  • Xã Tân Long 17 km
  • Xã Tân Lập 19 km
  • Xã Tân Liên 20 km
  • Đường Hồ Chí Minh Tây - National highway. 16 km
  • Hùng Vương 20 km
  • Phan đình Phùng 21 km
  • Đường vào nhà máy Thủy Điện Quảng Trị 23 km
  • Cầu Bông Kho 25 km
  • Đường tỉnh 7 - Provincial highway No.7 25 km
  • Cầu Chò 26 km
  • Quốc Lộ 9 (Tuyến Cũ) 26 km
  • Cầu Tua 26 km
  • Quốc Lộ 14 (QL14) 327 km
  • 146 km
  • 177 km
  • 338 km
  • 475 km
  • 476 km
  • 502 km
  • 547 km
  • 560 km
  • 586 km
  • 592 km
Xã Hướng Phùng Cửa khẩu Bản Cheng Xã Hướng Sơn Xã Tân Thành Hồ Rào Quán Xã Hướng Tân Xã Hướng Linh Xã Tân Long Xã Tân Lập Xã Tân Liên ×

Post comment

Log in with Facebook Log in with VK

or continue as guest

Wikimapia username Your name Please enter your name Post comment

Từ khóa » Bản đồ đường Mòn Hồ Chí Minh