Đường Kính Lưỡng đỉnh - Chỉ Số Quan Trọng Nhất Khi Siêu âm Thai

Có thể nói, đường kính lưỡng đỉnh là một trong những chỉ số rất quan trọng trong kết quả siêu âm thai kỳ. Từ chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá được sự phát triển của trẻ cũng như dự đoán trước được các yếu tố cân nặng hay kích thước của em bé khi chào đời. Vậy cụ thể đường kính lưỡng đỉnh là gì, thế nào là chỉ số bình thường thì không phải mẹ bầu nào cũng biết.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Giúp mẹ bầu tìm hiểu về đường kính lưỡng đỉnh
  • 2. Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?
  • 3. Công thức ước lượng tuổi thai và cân nặng của thai nhi dựa vào đường kính lưỡng đỉnh
    • 3.1. Công thức tính tuổi thai qua chỉ số BPD
    • 3.2. Công thức tính cân nặng của thai nhi qua chỉ số BPD
  • 4. Một số chỉ số khác cần quan tâm khi siêu âm
  • 5. Các biện pháp để thai nhi chỉ số BPD đạt chuẩn

1. Giúp mẹ bầu tìm hiểu về đường kính lưỡng đỉnh

Về khái niệm, đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal Diameter- viết tắt là BPD) là đường kính mặt cắt ngang hộp sọ của thai nhi, đây cũng là đường kính lớn nhất của đầu trẻ. Trong quá trình siêu âm, đường kính lưỡng đỉnh được sử dụng với các mục đích như: Ước lượng trọng lượng, tính tuổi thai, đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi, đánh giá độ tương xứng với khung chậu của mẹ từ đó tiên lượng mẹ có thể sinh thường hay không.

Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính mặt cắt ngang hộp sọ của thai nhi

Đường kính lưỡng đỉnh là đường kính mặt cắt ngang hộp sọ của thai nhi

2. Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh bao nhiêu là bình thường?

Bên cạnh các chỉ số như: Chiều dài xương đùi, chu vi bụng, chu vị vòng bầu, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh là một trong những chỉ số quan trọng giúp bác sĩ có thể đưa ra đánh giá chính xác về mức độ phát triển của thai nhi, đặc biệt là phát triển ở khu vực não bộ.

Kể từ giai đoạn tuần thứ 13 đến 40 của thai kỳ, chỉ số BPD trung bình của thai nhi sẽ rơi vào khoảng từ 21 – 94mm

Trường hợp chỉ số đường kính lưỡng đỉnh (BPD) nhỏ hơn so với mức trung bình, thai nhi có khả năng chậm phát triển hoặc phần đầu của thai nhi có thể phẳng hơn. Trái lại, khi chỉ số BPD quá lớn có nghĩa là thai nhi có thể có phần đầu quá lớn, điều này vô hình chung sẽ gây khó khăn cho việc sinh đẻ của những mẹ bầu chọn phương pháp đẻ thường. Trường hợp này bác sĩ có thể khuyến khích mẹ sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Ngoài ra, trường hợp chỉ số đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi không nằm ở mức chuẩn, mẹ bắt buộc phải siêu âm lại một lần nữa hoặc tiếp tục thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra khác chuyên sâu hơn để có thể xác định chắc chắc hơn về trạng thái của thai nhi.

Dưới đây là bảng đường kính lưỡng đỉnh thai nhi theo tuần mẹ bầu có thể tham khảo:

đường kính lưỡng đỉnh

Bảng đường kính lưỡng đỉnh thai nhi theo tuần

3. Công thức ước lượng tuổi thai và cân nặng của thai nhi dựa vào đường kính lưỡng đỉnh

Nhờ chỉ số BPD, mẹ bầu hoàn toàn có thể tự mình ước lượng được tuổi thai cũng như cân nặng của thai nhi. Mẹ có thể tham khảo theo một số công thức cụ thể sau:

3.1. Công thức tính tuổi thai qua chỉ số BPD

Với công thức này, mẹ lấy chữ số đầu tiên của đường kính lưỡng đỉnh và áp dụng công thức như sau:

– BPD=2x => Tuổi thai= 2×4+5

– BPD=3x => Tuổi thai= 4×3+3

– BPD=4x => Tuổi thai= 2×4+2

– BPD=5x=> Tuổi thai= 4×1+1

– BPD=(6-9x)=> Tuổi thai= 4x(6-9)

3.2. Công thức tính cân nặng của thai nhi qua chỉ số BPD

Bên cạnh tuổi thai, chỉ cần áp dụng theo 1 trong 2 công thức sau các mẹ bầu hoàn toàn có thể ước lượng cân nặng của con nhờ vào chỉ số BPD.

– Công thức 1: EFW= (BPD – 60) x 100

– Công thức 2: EFW= (BPD x 88,69 – 5062

4. Một số chỉ số khác cần quan tâm khi siêu âm

Bên cạnh chỉ số lưỡng đỉnh BPD, còn một vài chỉ số khác quan trọng không kém mẹ cần nắm vững để đánh giá về thể trạng của thai nhi.

Một số chỉ số ảnh hưởng kết quả siêu âm có thể bao gồm:

– Tuổi thai (GA)

– Cân nặng theo ước tính (EFW)

– Chiều dài xương đùi (FL)

– Chiều dài đầu mông (CRL)

– Chiều dài đầu chân

– Đường kính sau bụng (APTD)

– Chu vi đầu (HC)

– Chu vi vòng bụng (AC)

– Đường kính ngực của thai nhi (THD)

– Đường kính xương chẩm của thai nhi (OFD)

– Đường kính tiểu não của thai nhi (CER)

– Độ dài xương tay (HUM)

– Độ dài xương khuỷu tay (Ulna)

– Độ dài xương ống chân ( Tibia)

– Độ dài xương quay mác (Fibula)

5. Các biện pháp để thai nhi chỉ số BPD đạt chuẩn

Làm thế nào để thai nhi có được chỉ số BPD đạt mức chuẩn là thắc mắc chung của đa số mẹ bầu. Cần lưu ý rằng, ngoài những yếu tố khác, để có được chỉ số BPD lý tưởng đòi hỏi ở mẹ phải có chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ vận động hợp lý.

Dưới đây là một số phương pháp duy trì chỉ số BPD đạt chuẩn mẹ có thể tham khảo:

– Đảm bảo cân đối chế độ dinh dưỡng với các nhóm chất: Chất đạm, chấ béo, vitamin, chất đường bột. Đừng quên bổ sung sắt, canxi, kẽm vào khẩu phần ăn uống hàn ngày để thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp mẹ có được chỉ số BPD chuẩn

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp thai nhi có được chỉ số BPD chuẩn

– Tăng cường các bài tập thể dục nhẹ nhàng để có thể cải thiện tuần hoàn máu cho cả mẹ và con.

– Bên cạnh vận động, cần chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, ngủ đủ giấc để giảm tình trạng stress, căng thẳng.

– Tiêm phòng uống ván để đề phòng nguy cơ nhiễm khuẩn khi sinh

– Thăm khám định kỳ theo lịch

Như vậy là bài viết trên đã tổng hợp tất cả về đường kính lưỡng đỉnh. Có thể nói đây là một trong những kiến thức quan trọng mà mẹ bầu nào cũng cần nắm vững. Đừng quên theo dõi và cập nhật chỉ số này liên tục để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bé yêu trước khi chào đời mẹ nhé.

Từ khóa » Chỉ Số Hc Là Gì