Đường Lang Quyền – Tuyệt Kỹ “võ Bọ Ngựa” (Kì 1)

Đường Lang quyền – dịch theo nghĩa tiếng Anh là Praying Mantis Form hay là Praying Mantis Fist có nghĩa là thế võ con bọ ngựa cầu nguyện. Đây là một bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm, của hai phái Đường Lang cả hai miền Nam Bắc Trung Hoa. Bài quyền này được Tổng cục TDTT Trung Quốc lựa chọn chỉnh lý và đưa vào hệ thống 9 bài quyền cổ truyền quan trọng cần bảo tồn và phát triển.

Nguồn gốc từ đâu?

Đây là môn quyền thuật bắt chước hình thái động tác của bọ ngựa đang giơ hai càng và chân trước ra phía nên phái võ này có tên là phái võ con bọ ngựa cầu nguyện thông thường gọi là Đường lang quyền. Tương truyền cuối Tống đầu Nguyên ở huyện Tức Mặc tỉnh Sơn Đông có người tên là Vương Long (Wang Lang), sau khi thi võ thất bại, ngẫu nhiên thấy cảnh con bọ ngựa vồ bắt ve sầu bèn sáng tạo ra các kỹ pháp võ thuật như móc, nhấc, ngắt, gác, lừa, quấn, bổ, trượt… rồi thành môn quyền này, đó là phái Đường Lang của Bắc Thiếu Lâm lưu hành suốt một dải Sơn Đông, Sơn Tây Giao Châu, Giao Chỉ. Qua trường kỳ tập luyện mà hình thành nên các lưu phái. Sự khác biệt cơ bản giữa Sơn Tây Đường Lang Quyền và Sơn Đông Đường Lang Quyền là Sơn Tây Đường Lang Quyền có tính nhu dùng nhu chế cương, các tư thế luôn luân phiên dựa trên nội công và ngoại công để tấn công nên còn gọi là Nhuyễn Đường Lang Công; Sơn Đông Đường Lang Quyền rất nhanh, khỏe và dữ dội, cách tấn công rất mạnh mẽ nên còn gọi là Mãnh Đường Lang Quyền.

medium-161a50b1dcb94c03af8ff8613579ad99-650

Còn hai môn Đường Lang quyền nữa sau này của Chu Á Nam (Chow Áh Naam) sáng tác gọi là Chu Gia Đường Lang quyền là hậu duệ của Minh Thái Tổ Châu Nguyên Chương (tiếng Việt trước đây dịch sai âm là Chu Nguyên Chương), sáng tác gọi là Châu gia Đường Lang quyền hai môn này còn gọi là Nam Đường Lang quyền (Southern Praying Mantis Fist) có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm sau này ở Phúc Kiến.

Đặc trưng tuyệt kỹ “võ bọ ngựa”

Đường Lang Quyền Có Thất Tinh Đường lang (còn gọi là La Hán Đường Lang), Lục Hợp Đường Lang (còn gọi là Mã Hầu (khỉ ngựa) Đường Lang tức Thái Cực đường lang). Các bài quyền thường có kết cấu nghiêm ngặt, quyền cước phong phú và biến ảo, nối liếp khéo léo, sẵn có cương nhu cùng nặng, cương mà không cứng đờ, nhu mà không mềm xéo, kết hợp ngắn dài… Về kỹ pháp thì nổi bật “năm nhanh” là nhanh tay, nhanh chân, nhanh bước, nhanh thân, chiêu thức nhanh, biến hóa khó lường.

Nếu như Xà quyền lợi hại bởi những miếng ra đòn mổ, quăng, bổ nhào… thì Đường Lang quyền uy lực với các chiêu câu, giật, bổ, móc hết sức mau lẹ và linh hoạt, trong đó phần thắt lưng phải cử động rất linh hoạt với các động tác cơ bản như ưỡn, cúi, vặn và xoay.

con bo ngua
Môn quyền bắt chước động tác con bọ ngựa

Ngoài ra còn có thuyết “bảy dài”, “tám ngắn”, “tám đánh và tám không đánh”. Dài là ý đánh dài, khí dài, kình dài, tay dài, hông dài, bước dài, gân dài (tức vươn dẻo được). Ngắn thì có đốt ngắn (tiết ngắn), thế ngắn, tâm ngắn… Cao đánh thấp không đánh, nội đánh ngoại không đánh, gần đánh xa không đánh, vươn đánh thu (về) không đánh, mở đánh đòng không đánh, hư đánh thực không đánh. Đồng thời còn cường điệu tượng hình giữ ý, để có hình tượng và đấu kình (kình lực chiến đấu) của bọ ngựa.

Còn có Nam phái Đường Lang tương truyền đời nhà Thanh ở Quảng Đôngcó người là Châu Á Nam sáng tác ra. Về lý, pháp, thế so với Bác phái tuyệt nhiên không giống. Nhiều đòn ngắn, ít đánh dài, một bước một đòn, vẫn giữ hình tay bọ ngựa, thực phát ra kình lực của Nam quyền. Do đó cần phải quy vào hệ của Nam phái.

Còn tiếp…

TRUNG VÕ (Tổng hợp)

Từ khóa » Võ Kung Fu Bọ Ngựa