Đường Nguyễn Huệ, Thành Phố Hồ Chí Minh – Wikipedia Tiếng Việt

Đường Nguyễn Huệ
Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Tên cũĐại lộ Charner
Dài670 m (2.200 ft)
Rộng64 mét (210 ft)
Vị tríPhường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Ga tàu điện ngầm gần nhấtGa Nhà hát Thành phố (đang xây dựng)
Tọa độ10°46′27″B 106°42′13″Đ / 10,774118°B 106,703618°Đ / 10.774118; 106.703618
Nút giaochính
  • Nguyễn Huệ - Lê Thánh Tôn
  • Nguyễn Huệ - Lê Lợi (bùng binh Cây Liễu)
  • Nguyễn Huệ - Tôn Đức Thắng
Xây dựng
Hoàn thiện1887; 137 năm trước (1887)

Đường Nguyễn Huệ là một tuyến đường tại Quận 1, trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, chạy từ Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố đến Bến Bạch Đằng, bờ sông Sài Gòn.[1] Hiện nay chính giữa con đường này là một quảng trường đi bộ rộng 27 m được đưa vào sử dụng từ năm 2015, là quảng trường đi bộ đầu tiên của Việt Nam.[2][3]

Đường Nguyễn Huệ bắt đầu từ đường Lê Thánh Tôn ngay đối diện Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cắt qua các con đường Lê Lợi, Nguyễn Thiệp, Tôn Thất Thiệp, Mạc Thị Bưởi, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Hải Triều và kết thúc tại đường Tôn Đức Thắng đối diện với công viên Bến Bạch Đằng.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Đường Charner và con kênh vào thập niên 1870

Đường này xưa là một con kênh có tên là Kinh Lớn (tiếng Pháp: Grand Canal) nối sông Sài Gòn với thành Bát Quái, tòa thành do Nguyễn Ánh xây dựng tại Gia Định năm 1790.[3] Người dân còn gọi kênh là kinh Chợ Vải do nơi đây tập trung buôn bán vải vóc. Khi quy hoạch lại đô thị, ban đầu người Pháp vẫn giữ lại kênh này, hai con đường cặp theo kênh được đặt là đường số 18. Đến tháng 2 năm 1865, một đường được đặt tên là Quai Charner và đường kia là Quai Rigault de Genouilly.[4] Chợ Bến Thành cũ do người Pháp xây dựng lúc bấy giờ cũng nằm bên con kênh này nên ghe tàu đi lại trên kênh rất tấp nập.[5]

Về sau, do kênh bị ô nhiễm nên một số cư dân đã đề nghị lấp lại. Việc này đã được Hội đồng thành phố Sài Gòn bấy giờ thảo luận trong một thời gian dài. Cuối thập niên 1860, chính quyền đã cho lấp đoạn trên của kênh (từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Mạc Thị Bưởi ngày nay), đến năm 1887 thì lấp toàn bộ và xây dựng thành đại lộ Charner; tuy nhiên cho đến thập niên 1930 người dân vẫn quen gọi là đường Kinh Lấp.[6] Từ năm 1926, ở giữa đại lộ có một dải phân cách trồng cỏ phân đại lộ làm hai, do thị trưởng Rouelle cho làm.[4] Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên đại lộ Charner thành đại lộ Nguyễn Huệ, tên gọi này được giữ nguyên cho đến ngày nay.[5][7][8]

Thế kỷ 21

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, tượng đứng này được khánh thành năm 2015 [9]

Tháng 10 năm 2014, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đóng đường Nguyễn Huệ để thi công cải tạo thành phố đi bộ. Theo thiết kế, công trình có chiều dài 670 m từ đường Lê Lợi đến đường Tôn Đức Thắng, với các hạng mục chính gồm: mặt đường và vỉa hè được nâng cấp, cải tạo, lát đá granite; hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật (cấp thoát nước, cấp điện, cây xanh và mảng xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng và chiếu sáng nghệ thuật...), đài phun nước; trung tâm ngầm điều khiển ánh sáng, nhạc nước, âm thanh, camera, nhà vệ sinh công cộng...[10][11] Phố đi bộ Nguyễn Huệ chính thức hoạt động từ ngày 29 tháng 4 năm 2015.[12][13]

Bùng binh

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm: Giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi
Bùng binh và Đài phun nước năm 2020

Ngã tư giữa đại lộ Nguyễn Huệ và đại lộ Lê Lợi thời Pháp thuộc có xây một cái bùng binh (còn gọi là bồn binh, nay gọi là vòng xoay giao thông hay là Giao lộ Nguyễn Huệ – Lê Lợi). Theo các nhà nghiên cứu thì đây là hình thức bùng binh xuất hiện đầu tiên ở Sài Gòn. Ban đầu, nó là một cái bệ cao hình bát giác. Mỗi chiều thứ bảy, tại bệ này có mấy chú lính san đá trỗi nhạc Tây cho người dân thưởng thức, còn gọi tên dân dã là Bùng binh Bồn Kèn. Sau đó, bùng binh được sửa chữa thành một vòng xoay giao thông, có đài phun nước ở giữa, xung quanh trồng những cây liễu nhẹ nhàng, thướt tha, đẹp và rất thanh thoát, nên còn gọi là Bùng binh cây liễu.[14]

Đến năm 2015, khi Đại lộ Nguyễn Huệ được cải tạo, khu vực này được san lấp bằng phẳng và biến thành nơi trình diễn nhạc nước. Nhưng rồi đến năm 2019, khu vực này lại tiếp tục được thiết kế và xây dựng lại thành đài phun nước, với một hồ nước hình tròn mang hình ảnh của bùng binh Bồn Kèn của Sài Gòn xưa.[15]

Đường hoa Nguyễn Huệ

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Đường hoa Nguyễn Huệ
Một góc đường hoa Nguyễn Huệ Tết Bính Thân 2016

Từ năm 1960, con đường này có chợ hoa xuân vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, là nơi tập trung mua bán hoa tết cây cảnh. Nhà vườn tập kết hoa ở Bến Bạch Đằng sau đó phân bổ vào từng ô đã quy định sẵn trên đường Nguyễn Huệ. Cho đến giữa thập niên 1990, đây vẫn là chợ hoa xuân chính của người dân Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên vào khoảng năm 2000, để lập lại trật tự an toàn giao thông, thành phố quyết định không tổ chức chợ hoa trên đường Nguyễn Huệ và chuyển chợ hoa sang công viên 23 tháng 9. Năm 2004, thành phố khôi phục chợ hoa nhưng không còn chức năng mua bán mà thay vào đó con đường hoa được bày biện, sắp đặt công phu cho khách du xuân thưởng ngoạn. Cũng từ năm này, cứ đến dịp Tết Nguyên Đán, đường hoa Nguyễn Huệ lại được mở đón khách với từng chủ đề, ý tưởng khác nhau.[3][16]

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

[sửa | sửa mã nguồn]
Phố đi bộ Nguyễn Huệ (tháng 1 năm 2016)

Ngày 29 tháng 4 năm 2015, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ với chiều dài 670 mét, rộng 64 mét. Toàn bộ trục đường từ trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố đến Bến Bạch Đằng được lát đá granite với 2 đài phun nước và hệ thống cây xanh. Bên dưới quảng trường có hệ thống ngầm gồm trung tâm theo dõi, trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng, hệ thống nhà vệ sinh hiện đại… Mỗi ngày có hàng nghìn lượt người đến tham quan, vui chơi, chụp ảnh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ. Mặc dù nhiều người gọi là phố đi bộ, nhưng thực tế xe cộ vẫn được chạy trên hai bên đường của đại lộ Nguyễn Huệ (ngoại trừ buổi tối thứ Bảy và Chủ nhật).

Những tòa nhà nổi bật trên đường

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nhà hát Lớn
  • Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố
  • Union Square, Trung tâm mua sắm - khách sạn với 4 mặt Lê Lợi - Đồng Khởi - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Huệ, trước kia là Thương xá Eden (1930-2010)[17] và Vincom Center A (2012-2018)
  • Khách sạn Rex, 141 đường Nguyễn Huệ
  • Thương xá TAX, 135 Nguyễn Huệ
  • Sunwah Tower, 115 Nguyễn Huệ
  • Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh, 37 Nguyễn Huệ
  • Tòa nhà Saigon Times Square, The Reverie Saigon Hotel, số nhà 22-36 đường Nguyễn Huệ

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Bản đồ thành phố”. Cổng thông tin điện tử Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  2. ^ “Người dân TP Hồ Chí Minh thích thú với đường đi bộ Nguyễn Huệ”. Báo Nhân Dân điện tử. 29 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  3. ^ a b c “Đường Nguyễn Huệ - dòng kênh thành quảng trường đi bộ đầu tiên”. Báo điện tử VnExpress. 25 tháng 10 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  4. ^ a b Baudrit, André (1943). Guide historique des rues de Saigon. Saigon: S.I.L.I. tr. 147–148.
  5. ^ a b Trần Hữu Quang (2012). Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. tr. 37–39. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  6. ^ Vương Hồng Sển (1969). Sài Gòn năm xưa. Nhà sách Khai Trí. tr. 95–97. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  7. ^ Sài Gòn xưa & nay. Tạp chí xưa & nay. 2007. tr. 184. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  8. ^ Xavier et Marie-Christine Guillaume (2004). La Terre du Dragon – Tome I. Paris: Publibook. tr. 60. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
  9. ^ Khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, Thanh Niên, 17/05/2015
  10. ^ “Đường Nguyễn Huệ sẽ thành quảng trường đi bộ”. Báo điện tử VnExpress. 10 tháng 9 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  11. ^ “TP HCM: Đi lại thế nào khi nâng cấp đường Nguyễn Huệ?”. Báo Giao thông. 7 tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ “TP HCM chính thức đưa phố đi bộ Nguyễn Huệ vào hoạt động”. Báo điện tử VOV. 29 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ “Phố đi bộ Nguyễn Huệ hút khách ngày đầu mở cửa”. Tuổi Trẻ Online. 29 tháng 4 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ Bùng binh đầu tiên ở Sài Gòn
  15. ^ TP HCM xây lại đài phun nước trên phố đi bộ Nguyễn Huệ
  16. ^ “Đường hoa Nguyễn Huệ, văn hóa Tết của Sài Gòn”. Báo điện tử VnExpress. 31 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2022.
  17. ^ Những công trình nổi tiếng Sài Gòn xưa – Kỳ 6: Thương xá Eden – Một phần ký ức của người Sài Gòn

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bến Bạch Đằng
  • Đường Hàm Nghi, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đường Lê Duẩn, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đường Lê Lợi, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đường Tôn Đức Thắng, Thành phố Hồ Chí Minh
Cổng thông tin:
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • x
  • t
  • s
Đường Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đường hoa Nguyễn Huệ
    • chủ đề thập niên 2000
    • thập niên 2010
    • thập niên 2020
  • x
  • t
  • s
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
Công trình hành chính
  • Bưu điện Sài Gòn
  • Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Công trìnhlịch sử – văn hóa
  • Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
  • Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
  • Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ
  • Bảo tàng Thành phố
  • Bảo tàng Tôn Đức Thắng
  • Bến Nhà Rồng
  • Dinh Độc Lập
Công viên,khu sinh thái, phố đi bộ
  • Bến Bạch Đằng
  • Công viên 23 tháng 9
  • Công viên 30 tháng 4
  • Công viên Bách Tùng Diệp
  • Công viên Chi Lăng
  • Công viên Gia Định
  • Công viên Hoàng Văn Thụ
  • Công viên Lê Thị Riêng
  • Công viên Lê Văn Tám
  • Công viên Lịch sử – Văn hóa Dân tộc
  • Công viên Phú Lâm
  • Công viên Tao Đàn
  • Đầm Sen
  • Địa đạo Củ Chi
  • Địa đạo Phú Thọ Hòa
  • Rừng ngập mặn Cần Giờ
  • Suối Tiên
  • Bình Quới – Thanh Đa
  • Thảo Cầm Viên
  • Khu Tây ba lô – Phố đi bộ Bùi Viện
  • Phố đi bộ Nguyễn Huệ
    • Đường hoa Nguyễn Huệ
Công trình tôn giáo
  • Chùa Ấn Quang
  • Chùa Giác Hải
  • Chùa Giác Lâm
  • Chùa Giác Viên
  • Chùa Hoằng Pháp
  • Chùa Giác Ngộ
  • Chùa Nam Thiên Nhất Trụ
  • Chùa Nghệ Sĩ
  • Chùa Phật Cô Đơn
  • Chùa Phụng Sơn
  • Chùa Tập Phước
  • Chùa Từ Ân
  • Chùa Vĩnh Nghiêm
  • Chùa Xá Lợi
  • Đại chủng viện Thánh Giuse
  • Đan viện Cát Minh
  • Đền Công Chính
  • Đền Hùng (Thảo Cầm Viên)
  • Đền thờ Đức Thánh Trần
  • Đình Minh Hương Gia Thạnh
  • Đình Thông Tây Hội
  • Hội quán Hà Chương
  • Hội quán Nghĩa An
  • Hội quán Nhị Phủ
  • Hội quán Ôn Lăng
  • Hội quán Tuệ Thành
  • Lăng Ông
  • Miếu Nổi
  • Nhà thờ Ba Chuông
  • Nhà thờ Cầu Kho
  • Nhà thờ Cha Tam
  • Nhà thờ Chí Hòa
  • Nhà thờ Chợ Quán
  • Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
  • Nhà thờ Đức Bà
  • Nhà thờ Hạnh Thông Tây
  • Nhà thờ Huyện Sỹ
  • Nhà thờ Tân Định
  • Nhà thờ Thánh Jeanne d'Arc
  • Thánh thất Sài Gòn
  • Thiền viện Vạn Hạnh
  • Tu viện dòng Thánh Phaolô
  • Việt Nam Quốc Tự
Nhà hát, sân khấu
  • Nhà hát Bến Thành
  • Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang
  • Nhà hát Hòa Bình
  • Nhà hát Thành phố
  • Sân khấu kịch Idecaf
  • Rạp Công Nhân
Công trình thể thao
  • Nhà thi đấu Phú Thọ
  • Nhà thi đấu Tân Bình
  • Sân vận động Hoa Lư
  • Sân vận động Quân khu 7
  • Sân vận động Thống Nhất
Công trìnhthương mại – dịch vụ
  • Bitexco Financial Tower
  • Chợ An Đông
  • Chợ Bà Chiểu
  • Chợ Bến Thành
  • Chợ Bình Tây
  • Chợ Tân Định
  • Diamond Plaza
  • Landmark 81
  • mPlaza Saigon
  • Saigon Centre
  • Saigon Trade Center
  • Thuận Kiều Plaza
  • Union Square
  • Vincom Center Đồng Khởi
Công trìnhgiao thông – đô thị
  • Buýt đường sông
  • Cầu Ba Son
  • Cầu Mống
  • Đại lộ Đông Tây
  • Đường Đồng Khởi
  • Đường Lê Lợi
  • Đường Nguyễn Hữu Cảnh
  • Đường Tôn Đức Thắng
  • Ga Sài Gòn
  • Hầm Thủ Thiêm
  • Hồ Con Rùa
  • Kênh Bến Nghé
  • Kênh Hàng Bàng
  • Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
  • Khu đô thị Phú Mỹ Hưng
  • Khu đô thị mới Thủ Thiêm
  • Khu phố cổ Chợ Lớn
  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
  • Vinhomes Central Park
Khách sạn
  • Khách sạn Caravelle Sài Gòn
  • Khách sạn Continental
  • Khách sạn Grand Sài Gòn
  • Khách sạn Majestic Saigon
  • Khách sạn Rex
Khu công nghệ
  • Công viên phần mềm Quang Trung
  • Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Từ khóa » đường Kinh Lấp