Đường Phèn Là Gì? Công Dụng Và Những Món Ngon Thanh Mát ...
Có thể bạn quan tâm
“Ngọt như đường cát, mát như đường phèn” là câu nói thường được nhắc đến khi nói về tác dụng của đường phèn. Đường phèn kết tinh từ mật mía tự nhiên nên có vị ngọt thanh và tốt cho sức khỏe. Dùng đường phèn để nấu chè, pha nước uống, làm mứt, chưng yến, ngâm chanh đào… đều rất ngon và phù hợp. Đường phèn là gì mà có nhiều công dụng đến vậy? Cùng tìm hiểu tất tần tật những thông tin thú vị về loại đường này qua bài viết dưới đây.
Ngọt như đường cát, mát như đường phèn. Ảnh: Internet
- Đường phèn là gì? Đường phèn được làm từ gì?
- Hàm lượng dinh dưỡng có trong đường phèn
- Đường phèn có tác dụng gì?
- Dùng làm nguyên liệu nấu ăn, pha chế thức uống
- Trị ho và ngăn ngừa các cơn ho cho bé
- Đường phèn giúp bổ thận sinh tinh
- Tác hại của đường phèn
- Những món ăn thanh mát cơ thể, tốt cho sức khỏe từ đường phèn
- Nha đam đường phèn lá dứa
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Tắc chưng đường phèn
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Tổ yến chưng đường phèn
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Chè hạt sen đường phèn
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Lê chưng đường phèn
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Nha đam đường phèn lá dứa
- Những câu hỏi về đường phèn
- Đường phèn có tốt hơn đường cát không?
- Ăn đường phèn có tốt không?
- Đường phèn có béo không?
- Ăn đường phèn có bị tiểu đường không?
- Bà bầu có ăn đường phèn được không?
Đường phèn là gì? Đường phèn được làm từ gì?
Đường phèn còn có tên gọi khác là băng đường, tên khoa học là Saccharose. Đường phèn được làm từ mật mía, củ cải đường, thốt nốt, lúa miến ngọt…
Cách nấu đường phèn theo phương pháp thủ công khá phức tạp, công phu và tốn nhiều thời gian. Đầu tiên, người thợ sẽ hòa tan đường cát trắng với nước lã và nước vôi trong (được ngâm từ vỏ sò, hến) theo tỷ lệ thích hợp rồi cho vào nấu. Khi nước đường sôi thì cho trứng gà vào để tạp chất nổi lên, vớt nhiều lần cho đến khi sạch bọt bẩn. Đồng thời, người thợ sẽ cho dầu phộng để đường khỏi bị trào và tạo độ bóng mướt cho đường.
Sau đó, đường sẽ được lọc qua một lớp vải có độ dày vừa phải để loại bỏ tạp chất lần 2. Công đoạn quan trọng nhất là canh độ đường chín tới rồi đổ vào vại (chum) đã căng sẵn những mạng chỉ để đường có chỗ dựa kết tinh, đóng khối. Khoảng 7 – 9 ngày sau thì nghiêng vại cho mật chảy ra hết sẽ thu được đường phèn kết tinh, màu vàng ngà và có hình dạng từng khối.
Đường phèn kết tinh. Ảnh: Internet
Đường phèn trắng được làm từ đường cát trắng thông qua quá trình sản xuất công nghiệp, tinh chế và sử dụng chất tẩy trắng nên thu được đường phèn có màu trắng tinh khiết.
Đường phèn là một trong những đặc sản nổi tiếng của Quảng Ngãi với những làng nghề nức tiếng một thời như Ba La – Vạn Tượng. Đường có vị ngọt thanh, không quá gắt, dịu nhẹ, để lại cảm giác khó phai cho người thưởng thức.
Đường phèn vàng nấu từ mật mía nên được đánh giá cao về độ ngon, sạch và trong. Ảnh: Internet
Pha Chế Đặc Biệt Tìm Hiểu Ngay Khóa Học Barista Tìm Hiểu Ngay Khóa Học Bartender Tìm Hiểu Ngay Khóa Học Kem Ý Tìm Hiểu Ngay Khởi Sự Kinh Doanh Nhà Hàng - Cafe Tìm Hiểu Ngay Nghiệp Vụ Bar Trưởng Tìm Hiểu NgayHàm lượng dinh dưỡng có trong đường phèn
Thông tin dinh dưỡng trong 4g đường phèn (khoảng 1 muỗng cà phê) như sau:
Giá trị | |
---|---|
Năng lượng (kcal) | 25 |
Chất đạm (g) | 0 |
Carbohydrate (g) | 6,5 |
Đường (g) | 6,5 |
Chất béo (g) | 0 |
Chất xơ (g) | 0 |
Cũng như các loại đường khác, đường phèn cung cấp một nguồn năng lượng nhanh chóng cho cơ thể, nhưng lại không chứa bất kỳ lượng vitamin hoặc khoáng chất đáng kể nào. Vì vậy, bạn cần phải cân nhắc lượng tiêu thụ hàng ngày để không gây hại cho sức khỏe.
Đường phèn có tác dụng gì?
Theo Đông y, đường phèn có vị ngọt thanh mát, tính bình và mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật có thể kể đến của đường phèn.
Dùng làm nguyên liệu nấu ăn, pha chế thức uống
Đường phèn là gia vị phổ biến trong nấu ăn, pha chế thức uống như: nấu chè, làm bánh, làm mứt, nấu kẹo, ngâm rượu trái cây… Không chỉ tạo nên vị đậm đà vừa phải, đường phèn còn giúp cho món ăn có hương vị đặc biệt, các món chè ngọt mát hơn, không tạo cảm giác gắt cổ.
Dùng đường phèn để pha chế các loại đồ uống, nấu các loại nước mát… sẽ đem lại tác dụng giải nhiệt cơ thể vào mùa hè nắng nóng.
Đường phèn tạo vị ngọt thanh cho các món chè. Ảnh: Internet
Trị ho và ngăn ngừa các cơn ho cho bé
Là loại thực phẩm có tính bình, tác dụng sát khuẩn, có khả năng làm dịu cơn đau rát cổ họng nên đường phèn thường được kết hợp với chanh, tắc, tạo nên bài thuốc có tác dụng điều trị ho, làm giảm các triệu chứng do bệnh viêm họng gây ra.
Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên cho trẻ dùng kháng sinh mà hãy áp dụng bài thuốc dân gian tắc chưng đường phèn. Đây là phương pháp an toàn, lành tính, hiệu quả và không gây ra các tác dụng phụ như thuốc.
Nếu không có thời gian chế biến, bạn có thể cho bé ngậm 1 viên đường phèn nhỏ cũng rất hiệu quả.
Đường phèn giúp bổ thận sinh tinh
Một phương thuốc dân gian phổ biến được nhiều người áp dụng là chưng đường phèn với rễ cây đậu bắp, uống vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi ăn, giúp cải thiện và nâng cao đời sống tình dục. Với nguồn nguyên liệu rẻ, an toàn và gần gũi, các quý ông có thể nghiên cứu bài thuốc này để có một tinh thần tráng kiện hơn.
Tác hại của đường phèn
Không thể phủ nhận những công dụng của đường phèn đối với sức khỏe, nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể ra một số vấn đề về sức khỏe như nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch và các bệnh về răng miệng.
Những đối tượng sau đây nên thận trọng khi dùng đường phèn:
- Người bệnh gặp phải vấn đề về tăng đường huyết như tiểu đường.
- Người bệnh mắc các bệnh lý đi kèm như tổn thương gan, thận, bệnh lý về tim mạch như huyết áp cao.
- Người mắc chứng béo phì, rối loạn mỡ máu.
- Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy.
Những món ăn thanh mát cơ thể, tốt cho sức khỏe từ đường phèn
Nha đam đường phèn lá dứa
Nguyên liệu
- 2 lá nha đam (khoảng 500g)
- 5 lá dứa
- 100g đường phèn
- 15ml nước cốt chanh
- 5g muối
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch nha đam, gọt bỏ lớp gai ở 2 bên rồi cắt thành khúc ngắn. Dùng dao gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài, cắt nha đam thành hạt lựu nhỏ và đều nhau. Cho nha đam vào ngâm trong âu nước có pha 1 muỗng cà phê muối và nước cốt chanh khoảng 15 phút. Rửa lại vài lần với nước cho sạch nhớt, vớt ra để ráo nước. Rửa sạch lá dứa rồi cuộn lại và buộc chặt thành bó.
- Bước 2: Bắc nồi với 1 lít nước lên bếp, khi nước sôi, cho vào 1 muỗng cà phê đường rồi cho nha đam vào chần sơ qua khoảng 30 giây, vớt ra. Cho nha đam vào ngâm trong âu nước đá lạnh khoảng 5-10 phút. Đây là mẹo đơn giản trong cách nấu nước nha đam đường phèn giúp nha đam trắng và giòn hơn.
- Bước 3: Bắc 1 lít nước lên bếp, cho đường phèn, lá dứa vào cùng, nấu với lửa lớn. Lưu ý: trong quá trình nấu, bạn nên dùng muỗng khuấy đều để đường tan hoàn toàn. Khi đường phèn tan, cho toàn bộ nha đam vào nấu thêm vài phút, khuấy đều tay rồi tắt bếp. Bí quyết nấu nha đam đường phèn ngon là không nên nấu quá lâu sẽ làm cho nha đam mất độ giòn. Vớt lá dứa ra, đợi nồi nước nguội bớt, cho nha đam nấu đường phèn ra ly rồi thưởng thức.
Nước nha đam thơm mùi lá dứa thoang thoảng, có vị ngọt thanh, nha đam giòn và không bị đắng
Tắc chưng đường phèn
Nguyên liệu
- 500g tắc chín
- 330g đường phèn
Cách làm
- Bước 1: Tắc rửa sạch, để ra rổ cho ráo nước sau đó cắt làm đôi, bỏ hết hạt rồi cho vào nồi. Cho đường phèn vào chung với tắc rồi để lên bếp đun lửa nhỏ khoảng 45 phút là được.
- Bước 2: Chuẩn bị 1 lọ thủy tinh đã rửa sạch, tráng qua nước sôi rồi lau thật khô.
- Bước 3: Khi tắc đã nguội thì cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp, bảo quản trong tủ lạnh hay nơi thoáng mát trong nhà dùng dần.
Bạn hãy ngậm vài miếng tắc chưng khi bị ho hay viêm họng, khan tiếng. Ảnh: Internet
Tổ yến chưng đường phèn
Nguyên liệu
- 2 cái tổ yến
- 50g đường phèn
- Táo đỏ, hạt sen, gừng
Cách làm
- Bước 1: Nếu dùng yến thô còn nguyên tổ và lông thì ngâm cho nở mềm rồi làm sạch lông và loại bỏ tạp chất sau đó rửa sạch lại với nước. Với yến đã làm sạch chỉ cần ngâm cho nở mềm.
- Bước 2: Hạt sen và táo đỏ hấp hoặc luộc cho chín.
- Bước 3: Yến làm sạch, lấy ra cho vào thố đổ ngập nước, cho đường phèn vào rồi đậy nắp. Chưng yến khoảng 20-30 phút với lửa nhỏ.
- Bước 4: Yến chín lấy ra cho thêm hạt sen, táo đỏ và vài lát gừng vào cho thơm. Dùng nóng hoặc lạnh đều ngon.
Tổ yến chưng đường phèn vừa mát vừa bổ. Ảnh: Internet
Chè hạt sen đường phèn
Nguyên liệu
- 500g hạt sen tươi (hoặc 300g hạt sen khô)
- 450g đường phèn
- 1 lít nước
Cách làm
- Bước 1: Nếu dùng hạt sen tươi, bạn chỉ cần nhặt bỏ tim sen và rửa sạch. Đồi với hạt sen khô, đem ngâm với nước khoảng 30 phút cho mềm, sau đó loại bỏ tim sen.
- Bước 2: Cho hạt sen vào nồi đun cùng 1 lít nước lọc, khi hạt sen mềm cho đường phèn vào khuấy đều tay, đến khi đường tan hết thì tắt bếp. Có thể ăn nóng hoặc thêm vài viên đá lạnh vào.
Hương thơm của hạt sen kết hợp với vị ngọt thanh của đường phèn và mát lạnh của nước đá như làn gió nhẹ xua đi cái nóng hè oi bức
Lê chưng đường phèn
Nguyên liệu
- 1 quả lê
- Đường phèn
- Táo tàu, kỷ tử và nấm tuyết (tùy thích)
Cách làm
- Bước 1: Lê ngâm với nước muối rồi rửa lại thật sạch. Cắt ngang phần cuống đến 1/5 quả, dùng muỗng khoét bớt phần lõi, cho đường phèn vào trong quả lê.
- Bước 2: Cho đường phèn, táo tàu, kỷ tử, nấm tuyết vào trong rồi đậy phần nắp vừa cắt vào. Đặt quả lê vào trong 1 cái chén hoặc dĩa rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 1 tiếng.
- Bước 3: Lấy lê hấp ra, ăn nóng hoặc lúc nguội đều ngon. Dùng dao cắt quả lê thành nhiều miếng nhỏ, ăn cả cái lẫn nước rất tốt.
Lê chưng đường phèn trị ho, giải cảm. Ảnh: Internet
Những câu hỏi về đường phèn
Đường phèn có tốt hơn đường cát không?
Thành phần chính của đường phèn cũng giống với đường cát nên tùy vào mục đích và sở thích cá nhân mà bạn lựa chọn loại đường để sử dụng. Sự khác biệt chính giữa hai loại đường này là về hương vị và màu sắc, còn các tác dụng đối với sức khỏe là gần như giống nhau.
Ăn đường phèn có tốt không?
Nếu sử dụng đường phèn đúng cách với hàm lượng phù hợp sẽ rất tốt cho sức khỏe. Đây là nguyên liệu nấu nhiều món ăn tốt cho đường tiêu hóa, giúp tăng cường năng lượng. Kết hợp với các loại thức uống sẽ giúp giải nhiệt, làm giảm cảm giác căng thẳng.
Đường phèn có béo không?
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, chỉ nên dùng đường phèn khi cần thiết, không nên tiêu thụ quá 5-10% lượng calo từ đường hàng ngày. Tức là mỗi ngày không được phép ăn quá 50g đường, tốt nhất là hạn chế ở mức dưới 25g.
Nếu ăn quá nhiều đường, kể cả đường phèn hay đường cát, bạn sẽ dễ bị tăng cân. Nếu tình trạng này kéo dài và không được kiểm soát sẽ dẫn tới tình trạng béo phì.
Ăn đường phèn có bị tiểu đường không?
Như đã nói, khi ăn quá nhiều đường bạn có nguy cơ phải đối mặt với bệnh tiểu đường. Đường phèn cũng làm lượng đường trong máu tăng cao nên sẽ khiến tình trạng bệnh của người tiểu đường nặng thêm. Do đó, nếu người bệnh tiểu đường muốn ăn ngọt hãy dùng các loại đường phù hợp.
Bà bầu có ăn đường phèn được không?
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, trong thời kỳ mang thai, chị em nên hạn chế đồ ăn vặt, giữ lượng đường dung nạp vào cơ thể trong một giới hạn cho phép. Việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ốm nghén, khiến cơ thể mệt mỏi hơn, tăng cân quá mức trong thai kỳ…
Tuy nhiên, nếu biết cách kết hợp đường phèn với thực phẩm khác với liều lượng hợp lý thì lại rất tốt cho sức khỏe. Chưng yến với một chút đường phèn sẽ mang lại cảm giác thư giãn và nhẹ nhàng, dễ chịu cho bà bầu.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã trả lời được những câu hỏi: đường phèn là gì, đường phèn có tác dụng gì hay đường phèn có tốt hơn đường cát không… Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng đường phèn hiệu quả, tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Tiếp theo, mời bạn tham khảo bài viết đường nâu là gì và bitter là gì tại website của chúng tôi ngay nhé.
Từ khóa » Phèn Là đường Gì
-
Đường Phèn được Làm Từ Gì? Ăn đường Phèn Có Tốt Không? | Vinmec
-
Đường Phèn Là Gì? Làm Từ đâu? Đường Phèn Có Tốt Không?
-
Đường Phèn Là Gì? Các Loại đường Phèn, Cách Nấu Và Giá đường ...
-
Đường Phèn Là Gì? Đường Phèn Có Tốt Không? Cách Làm, Công Dụng
-
Đường Phèn Là Gì? Tác Dụng Và Cách Làm đường Phèn
-
Đường Phèn Và Những Tác Dụng Bất Ngờ - YouMed
-
Đường Phèn Là Gì Tại Sao Dùng Đường Phèn Tốt Cho Sức Khỏe
-
Giải đáp Thắc Mắc: Ăn đường Phèn Có Tốt Không?
-
Đường Phèn Là Gì? Nên Chọn đường Cát Hay đường Phèn?
-
Đường Phèn Là Gì? Công Dụng Của Đường Phèn Như Thế Nào?
-
Đường Phèn Là Gì? - WikiDinhNghia
-
Đường Phèn Là Gì? Cách Làm Và Công Dụng Của ... - GiaDinh.TV
-
Đường Phèn Là Gì, Làm Từ Gì? Đường Phèn Có Tác Dụng Gì, Dùng để ...