Đường Phèn Là Gì Tại Sao Dùng Đường Phèn Tốt Cho Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Các bạn đã từng nghe câu “Ngọt như đường cát, mát như đường phèn”. Vậy đường phèn là gì và đường phèn có tác dụng như thế nào với sức khỏe? Hôm nay bếp kho quẹt sẽ cũng các bạn tìm hiểu về loại đường này nhé!
Đường phèn là gì và được làm từ nguyên liệu gì?
Nội dung
- 1 Đường phèn là gì và được làm từ nguyên liệu gì?
- 1.1 Phân biệt đường cát và đường phèn
- 1.2 Vì sao ăn đường phèn lại tốt hơn đường tinh luyện?
- 2 Tác dụng của đường phèn với sức khỏe
- 2.1 Đường phèn trị ho và viêm họng
- 2.1.1 Các bài thuốc trị ho từ đường phèn:
- 2.2 Đường phèn giúp bổ thận sinh tinh
- 2.1 Đường phèn trị ho và viêm họng
- 3 Cách chế biến đường phèn
- 4 Cách sử dụng đường phèn
Đường phèn còn có tên khoa học là Saccharose. Ngoài ra, đường phèn còn có tên gọi khác là băng đường. Nguyên liệu chính tạo nên đường phèn chính là đường RS (thường được gọi là đường cát trắng). Đường cát trắng càng ít tạp chất và càng nguyên chất thì đường phèn làm ra càng có chất lượng tốt. Đường phèn có chứa saccharose và một vài nguyên tố vi lượng. Ngoài ra, chất phụ gia được sử dụng thêm trong quá trình nấu đường phèn chính là trứng gà và vôi nên đường phèn có thể phân giải thành glucose và fructose.
Phân biệt đường cát và đường phèn
Đường cát hay còn gọi là đường tinh luyện là những hạt nhỏ li ti màu trắng, dễ tan trong nước, có vị ngọt (lịm). Được sản xuất 100% từ mía, áp dụng công nghệ loại bỏ chất màu bằng than hoạt tính.
Tại sao đường phèn lại mát? Đường phèn do được tinh chế từ đường cát trắng, được loại bỏ hết tạp chất nên nó ít ngọt hơn, có vị thanh mát và giải nhiệt tốt hơn. Đường phèn thường được nấu thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết nên cục đường rất trong và đẹp. Do đó nếu nấu các món như chè, nước giải khát, nước sâm vào mùa hè bạn nên cho đường phèn vào sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Giá của đường phèn ngoài thị trường cũng cao hơn so với đường cát.
Vì sao ăn đường phèn lại tốt hơn đường tinh luyện?
Theo Đông y, đường phèn vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ và phế. Công năng chủ trị: bổ trung ích khí, hòa vị, nhuận phế, chỉ khái, trừ đàm. Theo dân gian, đường phèn thường được nhiều người biết tới để dùng làm bài thuốc trị ho.
Từ xa xưa, ông bà chúng ta đã dùng đường phèn như một loại gia vị để giúp món ăn thêm vị ngọt và thanh mát. Bên cạnh đó, đường phèn còn được dùng như món quà quí tặng bạn phương xa hoặc được dùng như một vị thuốc trong Đông y.
Hay đường phèn được sử dụng làm gia vị để khai vị trợ tiêu hóa. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản, đau rát họng, ho khan ít đờm, chóng mặt, đau đầu, khí huyết hư.
Ngoài ra, đường phèn có tác dụng thanh nhiệt tốt nên vào màu nắng nóng, sau giờ lao động, mọi người thường ngậm một miếng đường phèn để nhanh chóng giải nhiệt. Vì thế mới có câu “ngọt như đường cát, mát như đường phèn”.
Tác dụng của đường phèn với sức khỏe
Làm gia vị trong nấu ăn
Vì đường phèn không cần qua quá trình tinh chế nên dùng đường phèn trong nấu ăn tốt hơn đường tinh luyện (đường cát), có tác dụng tốt cho sức khỏe người sử dụng hơn so với đường kính. Nó là một loại gia vị tạo độ ngọt được nhiều chị em nội trợ dùng khá phổ biến trong nấu ăn như: làm bánh, làm kẹo, nấu chè, làm nước ngọt,… Đường phèn là một loại đường rất tuyệt để chế biến món ăn. Đường phèn giúp cho món ăn có vị thanh và thơm ngon hơn, đồng thời giúp các món chè ngọt mát hơn. Trong một số món ăn, đường phèn chính là loại gia vị tạo nên hương vị đặc biệt…Chính vì thế đường phèn được ưa chuộng vì đường phèn thanh mát khả năng giải nhiệt rất tốt cho sức khỏe.
Đường phèn là một loại đường rất tuyệt để chế biến món ăn. Đường phèn giúp cho món ăn thơm ngon và có vị thanh hơn, đồng thời giúp các món chè ngọt mát hơn. Trong một số món ăn, đường phèn chính là loại gia vị tạo nên hương vị đặc biệt…Trong cách làm kho quẹt bếp hướng dẩn kỳ trước, đường phèn chính là nguyên liệu không thể thiếu khi nấu kho quẹt, vì vậy kho quẹt Má Hà có vị ngọt thanh khác với vị ngọt lim khi dùng đường trắng. Ngoài vị ngọt thanh, bếp kho quẹt lựa chọn đường phèn khi trong quá trình chế biến vì thực tế loại đường này có rất nhiều tác dụng khác có lợi cho sức khỏe… “Luôn đặt lợi ích và cảm nhận của khách hàng lên hàng đầu”, “Tất cả vì một món ngon” là kim chỉ nam của bếp và sẽ luôn là như vậy.
Giúp giải nhiệt và thanh mát cơ thể
Khi dùng đường phèn để pha chế thức uống, nấu chè, chưng yến,… sẽ làm cơ thể thư giãn, thấy nhẹ nhàng hơn. Trong đường phèn có glucose giúp cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể, giúp giảm căng thẳng, giảm stress và nâng cao khả năng của các giác quan.
Đường phèn trị ho và viêm họng
Đường phèn chứa nhiều chất có khả năng làm sạch miệng, cắt cơn ho, làm dịu những cơn đau họng. Một số bài thuốc Đông hướng dẩn trị ho và viêm họng bằng cách chưng hưng với quất (tắc) hoặc chanh với đường phèn, đặc biệt là đối với trẻ em, nếu không có thời gian chưng đường phèn, bạn có thể cho bé ngậm 1 viên đường phèn nhỏ, đây cũng là cách hay để giúp bé giảm ho và đau họng hiệu quả.
Các bài thuốc trị ho từ đường phèn:
– Chưng với hoa cúc có tác dụng hạ huyết áp.
– Chưng cách thủy với hoa điệp, phơi sương rồi uống vào lúc sáng sớm để trị ho lâu ngày, trị viêm họng, dùng cho người lao phổi.
– Chưng với cánh hoa hồng còn tươi để uống trị ho do thời tiết.
– Nấu đặc với bầu, gạn bỏ bã lấy nước dùng có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng hơn.
– Nấu với vỏ quýt để trị chứng ho khan do thời tiết gây ra.
– Pha cùng gừng tươi với nước sôi để trị cảm dao thay đổi thời tiết.
– Nấu chung với táo tầu, gừng tươi để trị cảm ho, viêm đường hô hấp do thời tiết.
– Nấu cháo với gạo nếp, nhân sâm, hạt sen để bồi bổ khí huyết.
Đường phèn giúp bổ thận sinh tinh
Một tác dụng tuyệt vời của đường phèn mà chắc chắn cánh đàn ông rất ưa thích đó chính là giúp bổ thận sinh tinh. Chỉ cần chưng đường phèn với rể cây đậu bắp sẽ giúp cải thiện và nâng cao đời sống tình dục một cách rất hiệu quả.
Cách chế biến đường phèn
Cách chế biến đường phèn là dùng 3 phần đường cát trộn thêm hai phần nước lã hòa với nước vôi để đánh tan đường, cho vào nấu.
Vai trò của vôi trong quá trình nấu đường phèn:
Việc sử dụng vôi trong nấu đường phèn có tác dụng làm chắc đường. Vôi nấu đường là loại vôi ăn trầu được hầm bằng vỏ sò, hến, ốc. Lượng vôi sử dụng nhiều hay ít tùy thuộc đường nguyên chất đã ăn vôi tới mức nào. Khi nhìn chảo đường sôi, người thợ lành nghề biết ngay là thiếu hay đủ vôi để có thể điều chỉnh.
Sử dụng trứng gà – Loại bỏ tạp chất lần 1:
Người thợ dùng trứng gà đã pha chế sẵn cho vào cho đường sôi để tạp chất nổi lên, vớt nhiều lần cho tới khi sạch. Trứng gà được sử dụng để thay thế cho thuốc tẩy. Chế nước trứng đến đâu thì vớt bọt bẩn đến đó. Khi nấu mà đường sôi mạnh thì người thợ sẽ cho vào vài ba thìa dầu phụng để đường khỏi bị trào và vẫn đều đặn cho thêm nước trứng để vớt tạp chất cho đến khi nổi bọt trắng lên.
Sử dụng khăn lọc – Loại bỏ tạp chất lần 2:
Sau khi đường phèn được loại bỏ tạp chất nhẹ bằng cách cho nổi lên trên và thu lại bằng việc vớt bọt, sẽ tiến hành loại bỏ tạp chất còn sót lại. Tạp chất còn sót lại lúc này là phần nặng hơn, chìm dưới đáy chảo sẽ được tiến hành lọc bằng khăn. Loại khăn lọc bằng vải, có độ dày vừa phải. Khăn được căng lên, múc đường đổ vào khăn cho chảy xuống chảo.
Tiến hành nấu cô chảo đường:
Sau khi lọc xong hết tạp chất sẽ tới bước nấu cô đường. Công đoạn này giúp đánh giá sự thành công của chảo đường, nếu tốt thì tiếng sôi nghe reo giòn. Cho đường xấu thì tiếng sôi nghe “phình phịch”. Người thợ luôn theo dõi tiếng sôi, độ sôi và thử đường để biết độ cô của đường. Mỗi người thợ có cách thử đường khác nhau. Đây có thể được xem là tinh túy của nghề nấu đường phèn.
Tiến hành kết tinh đường phèn:
Sau khi đạt đến độ cô cần thiết, người thợ múc ra đổ vào vại ( chum ): Vại ngày trước làm bằng đất nung, tuy nhiên dụng cụ bằng gốm này dễ vỡ, lại bất tiện. Ngày nay người ta dùng tôn dày gò thành cái vại nguyên, khi lấy đường ra rất dễ dàng.
Trước khi đổ đường vào vại phải chuẩn bị sẵn một mạng ghim trong vại. Ngày trước mạng ghim là những thanh tre dài, nhỏ, được khoanh dàn đều trong vại để đường có chỗ dựa kết tinh, đóng khối. Ngày nay người ta dùng chỉ sợi vừa tiện lợi và rẻ hơn.
Thành quả thu được:
Ðường trong vại từ 7 đến 9 ngày thì nghiêng vại cho mật chảy ra hết. Thường thu được 55% đường phèn so với lượng đường cát ban đầu, với 50% mật và 5% “ đường ô ” là đường nấu lại từ bọt. Tỷ số cuối cùng bao giờ cũng cao hơn lượng đường ban đầu. Ðây là bí mật nghề nghiệp của người sản xuất đường phèn.
Toàn bộ công đoạn nấu đường phèn mất từ 9 – 10 ngày, kết quả là đường sẽ kết tinh thành những tinh thể đường, gồ ghề tựa như những thỏi thạch anh, với nhiều hạt đường hình lập thể. Khi đó họ sẽ kéo những sợi chỉ có đường kết tinh ra khỏi hỗn hợp đường và để khô. Nếu đường trong trắng, đóng đinh to là tốt nhất. Nếu vớt bọt không sạch, đinh hơi xanh có màu trứng sáo, đinh có gai là nấu còn non. Ðinh nhỏ có dính cát là nấu quá già, không được tốt. Khi ăn, thỏi đường phèn vỡ ra, giòn tan, vị ngọt thanh, thấm dịu vào đầu lưỡi.
Cách nấu đường phèn trên ở dạng thủ công nhưng rất sạch sẽ, tinh khiết. Có sạch, có tinh thì cục đường mới trong, đẹp. Kỹ thuật nấu đường phèn phức tạp nhất trong số các loại đường đặc sản.
Ngày nay, với những thiết bị hỗ trợ quá trình nấu đường phèn, cộng thêm nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng tăng cao nên quy mô sản xuất ngày càng lớn, qua đó tạo nên đường thành phẩm có độ tinh khiết cao, kích thước hạt đường thu được nhỏ và đồng đều hơn cách làm thủ công.
Cách sử dụng đường phèn
Đường phèn được dùng để pha chế các đồ uống như: cà phê, đá chanh, cam vắt, nước nha đam, nước ép trái cây, nước mát, nước sâm … sẽ đem lại hương vị thơm ngon tự nhiên khác lạ.
Đường phèn được dùng để làm gia vị trong các món ăn: Dùng để nấu các món chè, làm gia vị nêm những món ăn như: Canh phở, hủ tiếu, mì, lẩu … Đặc biệt là sản phẩm đường phèn được dùng làm nguyên liệu để sản xuất nước mắm, nước tương, nước chấm, bột nêm … làm dịu độ mặn, tăng vị ngọt thanh.
Dùng trong sản xuất nước giải khát như: Nước yến, trà bí đao, nước trái cây và bánh kẹo chất lượng cao.
Thế là các bạn đã biết được đường phèn là gì? và những tác dụng tốt của loại đường này đối với sức khỏe. Hy vọng sẽ giúp các bạn biết thêm về loại đường này và cách sử dụng trong nấu ăn cũng như cuộc sống.
4.9 / 5 ( 31 votes )Từ khóa » Phèn Làm Như Thế Nào
-
Đường Phèn được Làm Từ Gì? Ăn đường Phèn Có Tốt Không? | Vinmec
-
Đường Phèn Là Gì? Làm Từ đâu? Đường Phèn Có Tốt Không?
-
Đường Phèn Là Gì? Các Loại đường Phèn, Cách Nấu Và Giá đường ...
-
Đường Phèn Là Gì? Đường Phèn Có Tốt Không? Cách Làm, Công Dụng
-
Đường Phèn Là Gì? Tác Dụng Và Cách Làm đường Phèn
-
Đường Phèn Là Gì? - WikiDinhNghia
-
Đường Phèn Là Gì? Công Dụng Của Đường Phèn Như Thế Nào?
-
Đường Phèn Làm Từ Gì? Cách Làm đường Phèn Như Thế Nào?
-
Phèn Là Gì? Bị Chê Trông Phèn Trên Facebook ... - Mua Hàng đảm Bảo
-
Đường Phèn Là Gì? Cách Làm Và Công Dụng Của ... - GiaDinh.TV
-
Nước Nhiễm Phèn Là Gì? Nguồn Gốc, Tác Hại Và Cách Xử Lý Nước ...
-
Phèn Chua Là Gì? Phèn Chua ứng Dụng Như Thế Nào Trong Lọc Nước?
-
Đường Phèn Làm Từ Gì? Tại Sao Đường Phèn Có Sợi Chỉ?
-
Phèn Là Gì? Bị Chê Trông Phèn Trên Facebook Nghĩa Là Gì?