Đường Phèn Và Những Tác Dụng Bất Ngờ - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Đường phèn là gì?
- Tác dụng của đường phèn
- Cách sử dụng đường phèn
- Lưu ý khi sử dụng đường phèn
- Một số bài thuốc từ đường phèn
Đường phèn là một loại gia vị quen thuộc đối với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Không chỉ được sử dụng trong ẩm thực, làm thức uống giải khát mà còn là dược liệu quý báu. Với sự đa dạng trong thành phần, đường phèn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe chúng ta. Cùng bác sĩ Y học cổ truyền Phạm Lê Phương Mai, tìm hiểu sâu hơn về những tác dụng và cách sử dụng của loại đường đặc biệt này nhé.
Đường phèn là gì?
Lịch sử
Từ những ghi chép xa xưa, có thể thấy rằng đường phèn xuất xứ từ Trung Quốc, vào thời Đường. Ngày nay, loại gia vị này xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới như Trung Đông, châu Á… Tại Việt Nam, kỹ thuật sản xuất nguyên liệu này đã đạt được đến trình độ tinh xảo, đặc biệt ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngải… với hương vị đặc trưng.
Thành phần cấu tạo
Đây là loại đường saccharose (C12H22O11) ở dạng kết tinh từ đường mía hoặc một số nguyên liệu khác nhau như thốt nốt, củ cải đường…
Theo một số ghi nhận, nguyên liệu chính tạo đường phèn là đường cát trắng (đường RS). Đường cát trắng càng ít tạp chất và nguyên chất thì sẽ tạo ra thành phẩm đường phèn có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến đường, còn có thêm các thành phần là trứng gà và vôi. Chất rắn, hình dạng không cố định.
Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Dược liệu, tải ngay ứng dụng YouMed.
Giá trị dinh dưỡng
Theo một số tài liệu khoảng 100 g đường phèn sẽ gồm khoảng 400 kcal và nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp saccharose phân giải thành glucose và fructose.
Phân loại
Phân loại theo phương thức sản xuất:
- Phương thức truyền thống, thủ công: sử dụng sợi chỉ để đường có thể bám vào và kết tinh. Thành phẩm sẽ có kích thước không đồng đều và chứa sợi chỉ bên trong.
- Phương thức hiện đại: áp dụng máy mọc trong quá trình sản xuất khép kín. Thành phẩm có kích thước tương đối đồng đều.
Phân loại theo màu sắc:
- Đường phèn vàng: độ tinh khiết cao, xuất hiện đầu tiên khi chế biến, kết tinh thành từng mảng, tốc độ tan chảy nhanh, vị ngọt hơn và giá trị dinh dưỡng cao. Trong ẩm thực, thường dùng loại vàng để tạo nước màu, hương vị thơm ngon.
- Đường phèn trắng: màu sắc đẹp, trong, xuất hiện sau khi tinh chế thêm (sử dụng chất tẩy trắng), hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn.
Cách làm đường phèn
Theo dân gian, đường phèn được bào chế bằng cách pha loãng đường trắng với lượng nước nhất định (tỉ lệ 3:2). Sau đó gia thêm trứng gà và vôi vào lọc 2 lần, để làm dịu vị ngọt và loại bỏ các tạp chất. Đun hỗn hợp này trên lửa nhỏ, đến khi đường chín thì đổ vào thùng có lót vỉ tre hay mảng chỉ. Đợi khoảng 10 ngày, là có thể tạo ra thành phẩm.
Bảo quản
Nên bảo quản nguyên liệu trong chai lọ thủy tinh, hoặc túi kín. Tốt nhất để ở nơi cao ráo thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời hoặc đặt trong ngăn mát tủ lạnh, để giữ được lâu hơn. Bạn cần chú ý, không nên để gia vị này quá lâu, nên dùng trong khoảng 3 tháng.
Tác dụng của đường phèn
Tác dụng Y học hiện đại
Trị ho, giảm đau họng
Bởi trong các loại trái cây như tắc, chanh… chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi, sắt, chất chống oxy hóa… có khả năng kháng viêm, chống khuẩn. Khi chúng kết hợp với đường phèn sẽ làm tăng tác dụng sát khuẩn, dịu những cơn ho, tiêu đờm, đau họng… hiệu quả.
Tạo năng lượng, giải tỏa căng thẳng
Hàm lượng glucose trong thực phẩm giúp tăng năng lượng, giảm sự mệt mỏi, tinh thần được nâng cao hơn.
Đường phèn và phụ nữ mang thai
Nên hạn chế sử dụng thực phẩm này quá nhiều hay thời gian dài, đối với phụ nữ có thai. Bởi nó làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, một số món ăn bổ dưỡng như tổ yến nấu đường phèn vẫn có thể được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, với liều lượng thích hợp. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn đơn giản trong việc chế biến, không mất thời gian nhiều.
Tác dụng Y học cổ truyền
Tính vị: Vị ngọt, tính bình.
Quy kinh: kinh Tỳ và Phế.
Tác dụng: Bổ trung ích khí, giảm ho, trừ đàm, điều hòa Tỳ Vị, bổ Thận, trợ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, dịu đau họng, giải nhiệt…
Cách sử dụng đường phèn
Không chỉ là gia vị trong các món ăn hằng ngày để tạo vị ngọt thanh, dịu độ mặn hay tạo màu… đây còn là nguyên liệu chính trong các thức uống giải khát, thanh nhiệt ngày hè nóng nực. Có thể kể đến như nấu chè, chưng yến, nước uống, làm bánh kẹo… đều được ưa chuộng.
Theo một khuyến cáo từ tổ chức Y tế thế giới – WHO, mỗi ngày con người chỉ nên bổ sung lượng đường nhỏ hơn 10% tổng năng lượng. Do đó, ta chỉ nên dùng dưới 50 g đường phèn, để tốt cho sức khỏe. Có thể ước lượng cụ thể là khoảng 25 g đối với nữ và 38 g đối với nam.
Lưu ý khi sử dụng đường phèn
- Những người có hệ tiêu hóa yếu, đang bị tiêu chảy, lạnh bụng…không nên sử dụng nguyên liệu này.
- Người mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần có trong nguyên liệu cũng không nên dùng.
Như đã biết, đường saccharose khi được dung nạp vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành hai dạng đường đơn chính là glucose và fructose. Với chỉ số đường huyết cao như vậy, thực phẩm này không phải là sự lựa chọn tối ưu đối với những trường hợp béo phì, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ… Vì vậy, nên sử dụng nguyên liệu vừa phải, để tránh tác dụng không mong muốn.
Nên chọn đường phèn hay đường cát trắng
Không chỉ khác nhau ở hình dạng bên ngoài cũng như dạng chế biến, đường phèn và đường cát trắng còn có vài điểm khác biệt. Đường phèn có vị ngọt thanh hơn. Ngoài ra, theo một số nhận định thì loại đường này có ít tạp chất và tinh khiết hơn.
Tuy nhiên như đã phân tích, 2 loại đường này đều có chỉ số đường huyết cao và có thể có cùng nguồn gốc ban đầu là mía. Vì vậy tùy theo mục địch sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại đường phù hợp.
Một số bài thuốc từ đường phèn
Trong dân gian, có thể sử dụng phối hợp đường phèn với những nguyên liệu khác nhau, để tăng khả năng trị bệnh như:
- Nâng cao sức khỏe sinh lí, đặc biệt là phái mạnh: chưng với rễ đậu bắp.
- Hỗ trợ huyết áp: chưng với hoa cúc.
- Giảm ho khan: nấu với vỏ quýt.
- Trị cảm mạo, giảm ho: pha cùng gừng tươi và nước ấm hoặc chưng với táo tàu, gừng tươi. Hoặc thông dụng hơn là tắc chưng đường phèn.
- Bồi bổ khí huyết: cháo gạo nếp, hạt sen thêm chút loại đường này.
Trong cuộc sống hằng ngày, đường phèn vừa là nguyên liệu quen thuộc vừa có nhiều tác dụng bồi bổ cho sức khỏe. Hi vọng, bài viết đã mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc về thực phẩm tiện ích này.
Từ khóa » Hình ảnh đường Phèn
-
Đường Phèn được Làm Từ Gì? Ăn đường Phèn Có Tốt Không? | Vinmec
-
Đường Phèn Là Gì? Làm Từ đâu? Đường Phèn Có Tốt Không?
-
Đường Phèn Là Gì? Tác Dụng Và Cách Làm đường Phèn
-
Giải đáp Thắc Mắc: Ăn đường Phèn Có Tốt Không? | Medlatec
-
Đường Phèn Là Gì? Đường Phèn Có Tốt Không? Cách Làm, Công Dụng
-
Đường Phèn Là Gì? Nên Chọn đường Cát Hay đường Phèn?
-
Đường Phèn Hình ảnh PNG | Vector Và Các Tập Tin PSD - Pngtree
-
"Đường Phèn" - 25,041 Ảnh, Vector Và Hình Chụp Có Sẵn | Shutterstock
-
Đường Phèn Là Gì? Công Dụng Và Những Món Ngon Thanh Mát ...
-
Đường Phèn Là Gì? Các Loại đường Phèn, Cách Nấu Và Giá đường ...
-
Đường Phèn Là Gì? Công Dụng Và Cách Làm đường Phèn
-
Hình Ảnh Đường Phèn - BeeCost
-
Đường Phèn Vàng Chính Gốc Quảng Ngãi, Hình ảnh Thật Kèm Giá Bán