Đương Quy Là Gì? Công Dụng, Cách Dùng, Lưu ý Khi Sử Dụng
Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho
Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh
Chọn- Hồ Chí Minh
- Hà Nội
- Đà Nẵng
- An Giang
- Bà Rịa - Vũng Tàu
- Bắc Giang
- Bắc Kạn
- Bạc Liêu
- Bắc Ninh
- Bến Tre
- Bình Định
- Bình Dương
- Bình Phước
- Bình Thuận
- Cà Mau
- Cần Thơ
- Cao Bằng
- Đắk Lắk
- Đắk Nông
- Điện Biên
- Đồng Nai
- Đồng Tháp
- Gia Lai
- Hà Giang
- Hà Nam
- Hà Tĩnh
- Hải Dương
- Hải Phòng
- Hậu Giang
- Hòa Bình
- Hưng Yên
- Khánh Hòa
- Kiên Giang
- Kon Tum
- Lai Châu
- Lâm Đồng
- Lạng Sơn
- Lào Cai
- Long An
- Nam Định
- Nghệ An
- Ninh Bình
- Ninh Thuận
- Phú Thọ
- Phú Yên
- Quảng Bình
- Quảng Nam
- Quảng Ngãi
- Quảng Ninh
- Quảng Trị
- Sóc Trăng
- Sơn La
- Tây Ninh
- Thái Bình
- Thái Nguyên
- Thanh Hóa
- Thừa Thiên Huế
- Tiền Giang
- Trà Vinh
- Tuyên Quang
- Vĩnh Long
- Vĩnh Phúc
- Yên Bái Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
- Bài tin sức khỏe
- Đương quy có tác dụng gì? 11 công dụng của đương quy với sức khỏe
Dược sĩ Trần Mạnh Đạt
Chuyên khoa: Dược
Dược sĩ Trần Mạnh Đạt, khoa Dược tại bệnh viện đa khoa Bảo Sơn hiện là dược sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.
Đương quy được sử dụng nhiều trong các bài thuốc với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của con người. Hãy cùng tìm hiểu xem đương quy có tác dụng gì nhé!
Đương quy là gì?Đương quy còn được gọi là nhân sâm dành cho phụ nữ.
- Tên khoa học: Angelica sinensis.
- Tên tiếng Anh: Angelica, female ginseng.
Giá trị dinh dưỡng của cây sâm đương quy:
Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định tác dụng của đương quy. Bên cạnh tinh dầu, rễ đương quy còn có các hợp chất khác như coumarin, saccharide, axit amin, sterol,... Ngoài ra, cây đương quy còn có chứa nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe chẳng hạn như vitamin B12.
- Rễ chính (quy đầu): có đường kính khoảng 1,5 – 4cm, với đầu tù và tròn. Đây là bộ phận có giá trị dinh dưỡng rất cao.
- Quy thân: phần rễ đã được cắt bỏ phần đầu và đuôi, được dùng để bồi bổ khí huyết.
- Rễ phụ (rễ nhánh): với đường kính khoảng 0,3 – 1cm và có giá trị thấp hơn.
1Bồi bổ khí huyết
Đương quy có chứa ligustilide, N-butylphthalide có khả năng tăng cường hệ tuần hoàn máu. Cùng với các loại vitamin B12 và acid folic có khả năng tăng sinh các tế bào hồng cầu để giúp cơ thể đủ máu.
Loại thảo dược này còn giúp cải thiện tình trạng máu xấu đồng thời giải quyết một số vấn đề như tình trạng cơ thể xanh xao, mệt mỏi, môi thâm, tóc bạc sớm, ăn uống kém.
Đương quy có khả năng ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não.
Bài thuốc giúp bồi bổ khí huyết:
- Bước 1: Chuẩn bị 8g đương quy, 10g bạch thược, 6g quế chi, 6g sinh khương, 6g đại táo, 50g đường phèn.
- Bước 2: Cho các nguyên liệu ở trên vào ấm sắc cùng 600ml nước đến khi còn 200ml.
- Bước 3: Thêm đường vào để tạo vị ngọt.
Cách dùng: Chia làm 3 lần trong ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
Đương quy có tác dụng bồi bổ khí huyết
2Kháng khuẩn, chống viêm
Sâm đương quy có khả năng kháng khuẩn, chống viêm khá tốt. Đây là công dụng được đánh giá rất cao trong dược liệu.
Bên cạnh đó, tinh chất trong loại thảo dược này có khả năng làm giảm tính thẩm thấu trong huyết quản, do vậy chúng có khả năng ức chế những chất gây viêm. Từ đó chúng sẽ giúp loại bỏ tình trạng viêm nhiễm bên trong do một số bệnh lý gây ra.
Bạn có thể dùng sâm đương quy sắc nước uống có tác dụng ức chế sự sinh sản và phát triển của những loại vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, phẩy khuẩn tả hay liên cầu khuẩn tán huyết,... rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Sâm đương quy có khả năng kháng khuẩn, chống viêm khá tốt
3Trị đau nhức khớp
Brefeldin có trong đương quy rất tốt cho xương khớp, đồng thời sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức cơ cực kỳ hiệu quả.
Loãng xương là tình trạng xương trở nên yếu, khiến chúng dễ bị gãy. Tình trạng này phát triển theo thời gian và chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ trải qua những thay đổi mãn kinh.
Trong một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2002, nghiên cứu sự ảnh hưởng của đương quy đối với sự tăng sinh của các tế bào xương ở người, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng đương quy đóng vai trò dinh dưỡng trong việc kích thích các tế bào xương, giúp xương chắc khỏe hơn. [1]
Đương quy chứa Brefeldin rất tốt cho xương khớp
4Tốt cho não và hệ thần kinh
Đương quy được cho là sở hữu các đặc tính dinh dưỡng có lợi trong việc bảo vệ các tế bào thần kinh khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, đương quy còn chứa các hợp chất có khả năng hỗ trợ tuần hoàn máu giúp tăng cường đưa máu lên não nhằm giúp cải thiện những vấn đề trí nhớ kém, chóng mặt, hay quên, hay đau đầu, giúp tăng cường dẫn truyền thần kinh, tăng khả năng ghi nhớ và suy nghĩ.
Đương quy chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho não và hệ thần kinh
5Khả năng chống oxy hóa
Các đặc tính chống oxy hóa của đương quy góp phần mang lại lợi ích cho hệ sinh sản, xương, da và sức khỏe, cũng như cân bằng tâm trạng.
Các gốc tự do làm hỏng các mô bằng cách phá vỡ các khối xây dựng của tế bào. Đương quy ngăn chặn việc này bằng cách tăng hoạt động và sản xuất các enzyme chống oxy hóa (NQO1 , SOD và CAT). Ngoài ra, nó kích hoạt việc sản xuất hợp chất phosphatidylinositol giúp tế bào tồn tại dưới áp lực oxy hóa.[2]
Đương quy làm tăng hoạt động và sản xuất các enzyme chống oxy hóa
6Giảm tâm trạng thay đổi bất thường và trầm cảm
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đương quy có thể có tác dụng chống trầm cảm và có thể có tác động tích cực đến tâm trạng của bạn.
Một nghiên cứu trên động vật đã chứng minh rằng, khi sử dụng dịch chiết đương quy đối trên động vật bị trầm cảm sẽ thay đổi hoạt động của một loại protein trong não liên quan đến trầm cảm và làm giảm các triệu chứng của trầm cảm. [3]
Khi được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị truyền thống và các biện pháp tự nhiên, đương quy có thể hữu ích trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm.
Đương quy hữu ích trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm
7Tăng sức đề kháng
Thành phần đương quy có chứa polysaccharide cùng với các khoáng chất, vitamin và các tinh dầu đều được xem là hoạt chất tăng cường hệ miễn dịch rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt là người có cơ địa yếu như người đang bị chấn thương hay phụ nữ sau sinh.
Đương quy tăng cường khả năng thực bào của đại thực bào, đồng thời hỗ trợ các quá trình chuyển hóa của những lympho bào, giúp kích thích sự sản sinh kháng thể để tăng cường sức đề kháng cho người dùng.
Do vậy, đương quy được sử dụng cho người bị suy nhược cơ thể hay mắc phải một số bệnh do hệ miễn dịch hoạt động kém, như đau bụng, viêm họng, viêm phế quản và viêm amidan,...
Bài thuốc giúp tăng sức đề kháng:
- Bước 1: Chuẩn bị 1kg đương quy tươi hoặc khô và 1,5 lít mật ong rừng nguyên chất.
- Bước 2: Ngâm đương quy vào trong mật ong theo tỷ lệ 4:6, để 1 tuần là có thể dùng được.
- Cách dùng: Khi uống có thể pha thêm với nước.
Đương quy giúp tăng cường hoạt động miễn dịch, tăng sức đề kháng
8Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Đương quy hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, bế kinh, đau bụng kinh ở phụ nữ.
Các bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt:
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: 12g đương quy, 8g bạch thược, 12g thục địa, 6g xuyên khung.
- Cách làm: Lấy nguyên liệu ở trên sắc với 600ml nước, sắc cho đến khi còn 200ml.
- Tần suất sử dụng: Chia 2 lần uống trong ngày.
- Công dụng: Trị kinh nguyệt không đều, cơ thể suy nhược.
Bài thuốc 2: Bài “Tứ vật thang”
- Nguyên liệu: Đương quy, bạch thược, thục địa, xuyên khung, mỗi vị 5g.
- Cách làm: Sắc uống hoặc bào chế dưới dạng thuốc hoàn.
- Công dụng: Điều trị các chứng thiếu máu của người già, người mới ốm dậy, sau phẫu thuật, phụ nữ sau sinh, hoặc kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh,...
9Tăng cường sinh lý
Đương quy thường kết hợp với các thảo dược khác để tạo ra kết quả mong muốn:
- Khi kết hợp với hoa cúc, bài thuốc này sẽ cải thiện tình trạng nóng trong người ở những phụ nữ đang trải qua thời kỳ mãn kinh.
- Khi kết hợp với cây kế sữa, cây trong sạch, mao lương, cỏ ba lá và nhân sâm, bài thuốc này sẽ cải thiện những cơn nóng, đổ mồ hôi đêm và giấc ngủ cho phụ nữ trải qua những thay đổi mãn kinh tự nhiên.
- Khi kết hợp với các loại thảo mộc khác (rễ nhân sâm, vỏ quế,...) và thoa trực tiếp lên da của bộ phận sinh dục giúp tăng cường sinh lý ở nam và nữ giới. [4]
10Làm đẹp da
Đương quy không những bổ huyết mà còn có tác dụng hoạt huyết rất tốt. Nó được dùng ngoài giúp tăng cường hoạt huyết trên da, nuôi dưỡng tế bào da, làm giảm tình trạng khô nứt, làm trắng, loại bỏ vết nám tàn nhang hiệu quả, giúp làn da luôn khỏe đẹp - hồng hào tươi tắn.
Nguyên liệu: Đương quy, bạch chỉ, đậu xanh, bạch cập, hạnh nhân, hoài sơn tán bột mịn, vài giọt tinh dầu hoa hồng đắp mặt để trị nám, tàn nhang và dưỡng da. Công thức này thích hợp với mọi loại da, nhất là người có làn da lão hóa, thô, nhão.
Đương quy giúp bổ huyết, làm đẹp da
11Hỗ trợ tiêu hoá, thông đại tiện
Đương quy được cho là có tác dụng bảo vệ dạ dày giúp cân bằng việc sản xuất ra acid dạ dày. Khi axit dạ dày làm xói mòn đường tiêu hóa, nó có thể dẫn đến viêm mãn tính và khi không được kiểm soát, nó có thể gây ra loét dạ dày.
Bổ sung đương quy có thể giúp cơ thể duy trì sự cân bằng tự nhiên của lớp niêm mạc trong đường tiêu hóa.[5]
Bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa, thông đại tiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 4g đương quy, 12g bạch thược, 20g sinh địa, 8g xuyên khung, 4g chỉ xác, 4g đại hoàng (tẩm rượu).
- Bước 2: Cho nguyên liệu ở trên sắc với 700ml nước đến khi lượng nước chỉ còn phân nửa.
- Cách dùng: Sử dụng 1 thang/ngày, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Đương quy tốt cho tiêu hóa, ngừa loét dạ dày
12Tác hại của đương quy
Khi sử dụng đương quy bằng đường uống và có thể kết hợp với các thành phần khác với hàm lượng bình thường, bạn có thể dùng nó hàng ngày trong tối đa sáu tháng.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được liều lượng sử dụng chính xác nhất. Khi sử dụng với liều lượng không chính xác, đương quy có thể làm cho làn da của bạn nhạy cảm với ánh sáng mặt trời, huyết áp sẽ thay đổi, gây ra ợ hơi và khó chịu.
Đương quy có thể gây hại nếu dùng không đúng liều lượng
13Đối tượng cân nhắc khi sử dụng đương quy
- Nếu bạn đang mang thai, bạn không nên sử dụng đương quy bằng đường uống vì nó có thể không đảm bảo được sự an toàn cho em bé, làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh và sảy thai.
- Không nên sử dụng đương quy khi bạn đang phẫu thuật, bởi vì nó là một chất làm loãng máu và làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Đương quy có vị cay tính ôn, do đó đối với những người mà cơ thể đang bị nóng, bị ngứa thì không nên dùng.
- Đương quy có thể làm cho da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời nên dễ gây ra các bệnh ngoài da.
Phụ nữ mang thai không nên dùng đương quy
14Lưu ý khi sử dụng
Hiện nay ở nước ta đã có 3 loài đương quy được xác định:
- Đương quy Trung Quốc: Vỏ rễ mỏng có màu vàng, bên trong màu trắng, có nhiều nhánh rễ con mọc từ phần quy đầu, quy thân. Rễ thường mềm, có vị cay, mùi thơm rất đặc trưng.
- Đương quy Nhật Bản: Rễ thường nhỏ hơn, vỏ rễ màu vàng nhạt, bên trong cũng màu trắng, thể chất cứng hơn đương quy Trung Quốc. Cả hai đều chứa tinh dầu, nhưng đương quy Trung Quốc có tỷ lệ (khoảng 0,4%) đương quy Nhật Bản 0,26%. Cả hai đều chứa thành phần ligustilide có tác dụng chống co thắt khí quản, dùng tốt cho bệnh hen phế quản.
- Đương quy Triều Tiên (Angelica gigas): Rễ thô hơn, cứng hơn, vỏ rễ màu hơi xám và ít thơm hơn.
Chế biến đương quy:
- Để tăng tác dụng hoạt huyết, chống viêm, giảm đau thì đương quy nên chích với rượu.
- Để tăng tác dụng bổ huyết, kiện tỳ, giúp cho tiêu hóa tốt, nên chế đương quy với mật ong.
- Để tăng tác dụng chỉ huyết, đương quy nên sao cháy cạnh hoặc đương quy thán.
Cần lưu ý sử dụng Đương quy để đạt được tác dụng mong muốn
Xem thêm:- Nhân sâm (ginseng) là gì? Tác dụng của nó đối với sức khỏe
- Top 6 loại đông trùng hạ thảo được nhiều người tin dùng năm 2022
- Kỷ tử là gì? 7 tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe và làm đẹp
Bài viết trên đã nêu ra các công dụng của đương quy đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo, bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ/Dược sĩ trước khi sử dụng để có hiệu quả tốt nhất. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến những người thân của mình nhé!
Nguồn tham khảo
Effect of Angelica sinensis on the proliferation of human bone cells
https://www.researchgate.net/publication/11185054_Effect_of_Angelica_sinensis_on_the_proliferation_of_human_bone_cellsCorrelation between Antioxidant Activities and Phenolic Contents of Radix Angelicae Sinensis (Danggui)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6255375/
Xem thêm
Từ khoá: đương quy có tác dụng gì sâm đương quy có tác dụng gì tác dụng của sâm đương quy tác dụng của đương quy đương quyCác bài tin liên quan
-
(26/11 - 30/11) BLACK FRIDAY SĂN DEAL GIẢM SỐC ĐẾN 50%
20 giờ trước -
Nhà thuốc An Khang cùng Công ty Santen tổ chức hội thảo Tư Vấn Khô Mắt Và Mỏi Mắt Cho Nhân Viên Văn Phòng Từ Chuyên Gia Nhãn Khoa.
2 ngày trước -
[Online]Tuyển Dụng CTV/TTS Content SEO Website Part-time 2024
3 ngày trước -
(22/11 - 24/11) Tưng bừng khuyến mãi - Giờ vàng giá shock
5 ngày trước
Chat Zalo(8h00 - 21h30)
1900 1572(8h00 - 21h30)
Từ khóa » Cao đương Quy Có Tác Dụng Gì
-
Đương Quy - Hello Bacsi
-
Cây đương Quy Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Đương Quy: Có Cả Sức Khỏe Và Sắc đẹp Nữ
-
Đương Quy Trị Thiếu Máu, đau Nhức Xương Khớp
-
Đương Quy Là Thảo Dược Gì? Công Dụng - Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ
-
Đương Quy – Dược Liệu Bổ Máu, Trị đau Nhức Xương Khớp Hàng đầu
-
Đương Quy: Tính Vị, Qui Kinh, Tác Dụng Dược Lý Và Một Số Bài Thuốc
-
Đương Quy: Loại Sâm Quý Chữa Bệnh Phụ Khoa
-
Cây đương Quy Thảo Dược Chữa “bách Bệnh” Như Nhân Sâm
-
Đương Quy - Cây Sâm Quý Với Nhiều Tác Dụng Trị Bệnh
-
Đương Quy - Vị Thuốc Bổ Máu, Trị đau Nhức Xương Khớp Rất Tốt
-
Đương Quy Có Tác Dụng Gì đối Với Phụ Nữ Mãn Kinh? - Suckhoe123
-
Đương Quy - Vị Thuốc được Ví Như Nhân Sâm Dành Cho Phụ Nữ