Đường RE Là Gì? Có Gì Khác Với đường Tự Nhiên Và đường Hóa Học

Mục lục

Toggle
  • Đường RE là loại đường gì?
  • Đường RE có phải là đường hóa học không?
  • Đường RE tinh luyện và đường tự nhiên có gì khác?
  • Ứng dụng đường RE tinh luyện trong cơ thể và đời sống 
    • Hoạt động trong cơ thể 
    • Chế biến thực phẩm và các loại đồ ngọt
    • Trong rượu bia
  • Đường RE tinh luyện có gây hại cho sức khỏe không?
  • Kết luận
  • Liên hệ với chúng tôi theo

Bài viết được tham chiếu bởi Dược sĩ Thiều Thị Ngọc 

Bạn có bao giờ thắc mắc về loại đường tinh luyện thường được sử dụng trong các sản phẩm bánh kẹo, nước giải khát hay các món ăn chế biến sẵn? Chúng có gì khác biệt so với các loại đường tự nhiên và đường hóa học?  Bài viết này Mediphar USA sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc về đường RE, một loại đường phổ biến được sử dụng rộng rãi trong đời sống. 

Đường RE là loại đường gì?

Đường RE (Refined Sugar Extra) là một loại đường tinh luyện được chế biến từ đường thô, mía hay củ cải đường. 

Đường RE cũng thường được gọi là đường ăn, là loại đường sucrose (Saccharose) tinh chế được sử dụng để nấu nướng, pha chế và làm bánh.

Đường RE được chiết xuất từ mía hoặc củ cải đường
Đường RE được chiết xuất từ mía hoặc củ cải đường

Quy trình sản xuất đường RE tinh luyện thường như sau: 

  • Rửa sạch mía/củ cải đường, sau đó cắt sợi với đường kính 1 – 2mm và sẽ được ép để lấy nước.
  • Tiếp theo đó, nước đường được lọc sẽ có lẫn theo tạp chất và có độ pH thấp sẽ có tính axit, nên thường người ta sẽ sử dụng vôi hoá lạnh, vôi hoá nóng và vôi hoá phân đoạn, hoặc sử dụng phương pháp sunfit hoá axit và kiềm nhẹ để làm sạch nước mía để nâng cao độ pH và loại bỏ tạp chất. 
  • Sau khi làm sạch, nước mía/củ cải sẽ được bốc hơi để loại bỏ nước và cô đặc lại thành dung dịch đường.
  • Cuối cùng, đường được kết tinh lại và sau đó được tách khỏi bằng máy ly tâm để tạo độ sáng bóng cho hạt đường rồi làm nguội
  • Đóng gói thành phẩm 

Đường RE hay RS (Refined Standard) đều là đường tinh luyện tuy nhiên RE có chất lượng tốt hơn, màu trắng hơn và độ tinh khiết cao lẫn ít tạp chất hơn so với đường RS. 

Đường RE cũng thường được dùng để chế biến các loại thực phẩm cao cấp như sữa, đồ giải khát, thực phẩm đóng gói…

Các đặc điểm chính của đường RE:

  • Dạng tinh thể có màu trắng, tơi, không vón cục.
  • Vị ngọt, không có mùi lạ.
  • Cho dung dịch trong suốt khi pha với nước cất.
  • Độ đường cao: >99.8% Độ Pol

Đường RE thường chỉ sản xuất ở các nhà máy lớn. Ở Việt Nam, nhà máy đường Biên Hòa và nhà máy đường Khánh Hội là hai đơn vị sản xuất loại đường này.

>>> Xem thêm: Calci lactat là gì? Có công dụng gì đối với đường tiêu hóa?

Đường RE có phải là đường hóa học không?

Đầu tiên, cần phải khẳng định đường RE KHÔNG phải là đường hóa học. 

Đường hóa học là các chất tạo ngọt nhân tạo, được tạo ra từ quá trình tổng hợp các chất hóa học. Còn đường RE là đường tinh chế được ép từ các loại cây có đường tự nhiên như mía, ngô, củ cải đường.

Đường RE và đường hóa học có giống nhau không?
Đường RE và đường hóa học có giống nhau không?

Đường hóa học có khả tạo ngọt cao hơn rất nhiều so với các loại đường khác. Tuy nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe con người so với đường mía, đường cát, đường tinh luyện. 

Đường RE tinh luyện và đường tự nhiên có gì khác?

Về bản chất chung, cả đường RE lẫn đường tự nhiên đều là các loại carbohydrate đơn giản. Cơ thể chúng ta sẽ phân hủy carbohydrate và chuyển đổi chúng thành đường đơn như glucose, cung cấp năng lượng cho các cơ thể.

Tuy nhiên, sự khác biệt quan trọng giữa đường RE tinh chế và đường tự nhiên là giá trị dinh dưỡng và cách cơ thể hấp thụ. 

Đường tinh luyện là đường đã qua nhiều giai đoạn chế biến để loại bỏ các chất dinh dưỡng khác cho đến khi chỉ còn lại đường và đã mất đi các chất dinh dưỡng ban đầu.  Calo trong đường RE tinh luyện được xem là “calo rỗng” vì chung không cung cấp dinh dưỡng. Vì vậy, đường tinh luyện thường được sử dụng để tăng hương vị ngọt cho nhiều loại thực phẩm và đồ uống như ngũ cốc, đồ ngọt, món tráng miệng và nước ngọt. 

Đường tinh luyện với đường tự nhiên
Đường tinh luyện với đường tự nhiên

Đường tự nhiên có sẵn trong nhiều loại rau củ và các sản phẩm từ sữa. Hai ví dụ điển hình là fructose trong trái cây và lactose trong sữa. Thực phẩm có chứa đường tự nhiên chứa nhiều chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường của cơ thể. Ngoài ra, các loại thực phẩm này cũng thường bao gồm nhiều loại các chất dinh dưỡng bổ sung như chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Do vậy đường tự nhiên được đánh giá cao về lợi ích sức khỏe so với đường tinh luyện RE.

Ứng dụng đường RE tinh luyện trong cơ thể và đời sống 

Hoạt động trong cơ thể 

Đường RE là một loại carbohydrate đơn giản và cung cấp một nguồn năng lượng glucose được hấp thụ vào máu qua các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể để hoạt động. Carbohydrate dư thừa từ đường và các nguồn khác được lưu trữ trong gan và cơ bắp để sử dụng sau này khi năng lượng (dưới dạng thức ăn) không có sẵn.  

Cơ chế hoạt động của glucose 
Cơ chế hoạt động của glucose 

>>> Xem thêm: Đường ăn kiêng là gì? Sử dụng loại nào hiệu quả tốt nhất?

Chế biến thực phẩm và các loại đồ ngọt

Đường RE cũng rất hữu ích trong quá trình chế biến thực phẩm để tăng hương vị. Đồng thời được sử dụng để giúp tạo kết cấu thực phẩm tốt hơn, thêm khối lượng lớn, cải thiện thời hạn sử dụng của thực phẩm đóng gói và làm ẩm sản phẩm. 

Dùng để chế biến các loại thực phẩm 
Dùng để chế biến các loại thực phẩm 

Trong rượu bia

Đường cũng được sử dụng trong quá trình lên men trong quá trình sản xuất rượu bia. Nó cung cấp nguồn năng lượng cho các sinh vật lên men, giúp chuyển hóa thành CO2. Nên thường nếu các bạn không uống rượu bia vẫn có thể thổi ra cồn do cơ chế hoạt động của gan không đủ insulin và tỷ lệ mắc bệnh cao ở các bệnh nhân béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, và bệnh Crohn so với người thường.

Ứng dụng đường RE trong sản xuất rượu, bia
Ứng dụng đường RE trong sản xuất rượu, bia

>>>Xem thêm: Tính chất men bia và những lợi ích tiêu hóa bạn có thể biết

Đường RE tinh luyện có gây hại cho sức khỏe không?

So với đường tự nhiên, đường tinh chế không có nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích sức khỏe.  Tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện sẽ gây ra tác động xấu bao gồm béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, hội chứng chuyển hóa và sức khỏe răng miệng kém… Ngoài ra, khi tiêu thụ quá nhiều đường tinh luyện cũng sẽ khó đáp ứng đúng lượng calo trong giới hạn nếu bạn đang ăn kiêng hoặc cần hạn chế calo.

Tác hại khi sử dụng quá nhiều đường
Tác hại khi sử dụng quá nhiều đường

>>> Xem thêm: Thực đơn các loại trái cây dành cho người tiểu đường

Nhìn chung, không nhất thiết phải loại bỏ đường hoàn toàn trong chế độ ăn. Sử dụng đường một cách khoa học và điều độ không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Liều lượng được khuyến cáo của dược sĩ Thiều Thị Ngọc là: 

Liều lượng sử dụng đường mỗi ngày
Liều lượng sử dụng đường mỗi ngày

Kết luận

Đường RE hay đường tinh luyện được sử dụng nhiều trong các loại thực ăn và đồ uống. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tiêu thụ quá nhiều đường thường xuyên có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đáng ngại. Nếu bạn không thể cân bằng được lượng đường của mình mỗi ngày, bạn có thể sử dụng đường bắp Maize Slim (đường không calo)  thay thế cho đường tinh luyện.  

>>> Xem thêm: Đường bắp ăn kiêng cho người giảm cân và bệnh tiểu đường

Liên hệ với chúng tôi theo

Hotline: 0903.893.866

Email: medipharusa2018@gmail.com

Địa chỉ: 93 Đất Thánh, Phường 06, Quận Tân Bình, TPHCM

Website: https://medipharusa.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/MDPPharmaceuticalCompany

Youtube: https://www.youtube.com/@medipharusa3250

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Dược sĩ Phạm Cao Hà

Đã kiểm duyệt nội dung

Tôi là dược sĩ Phạm Cao Hà, hiện đang giữ vai trò cố vấn chuyên môn tại Công ty TNHH Mediphar USA. Với gần 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe, tôi cam kết cung cấp những thông tin chính xác và hữu ích cho cộng đồng.

Hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà tôi chia sẻ trên website medipharusa.com sẽ hỗ trợ Quý Đối Tác và Khách Hàng của công ty trong việc hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực dược phẩm và thực phẩm chức năng.

> Xem thêm về tác giả

Facebook

Từ khóa » đường Re