Đường Sắt Bắc Nam – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với dự án đường sắt cao tốc, xem Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam.
Đường sắt Bắc - Nam
Đường sắt Bắc - Nam đoạn đi qua địa phận tỉnh Quảng Nam
Tổng quan
Tình trạngĐang hoạt động
Sở hữuĐường sắt Việt Nam
Vị tríViệt Nam
Ga đầuGa Hà Nội
Ga cuốiGa Sài Gòn
Nhà ga175 ga
Địa chỉ webhttps://dsvn.vn/
Dịch vụ
Kiểu
  • Đường sắt liên tỉnh
  • Đường sắt liên khu vực
  • Đường sắt tải trọng lớn
Hệ thốngĐường sắt Bắc - Nam
Số lượt chạyNgày thường: 24 chuyến/ngày, trong đó:

Tàu Thống Nhất: 16 chuyến/ngày Tàu địa phương, tàu chặng ngắn: 8 chuyến/ngày

Ngày Lễ, Tết: 80-85 chuyến/ngày, trong đó:

Tàu Thống Nhất: 40 chuyến/ngày Tàu địa phương, tàu chặng ngắn: 40-45 chuyến/ngày
Trạm bảo trìHà Nội Vinh Đồng Hới Đà Nẵng Diêu Trì Nha Trang Bình Thuận Sài Gòn
Thế hệ tàuD13E, D19E, D20E
Lịch sử
Hoạt động1936 -> xây dựng bởi Pháp
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến1726 km
Số đường rayĐường sắt khổ hẹp
Đặc điểm của nhà gaAt-grade
Khổ đường sắt1.000 mm (3 ft 3 3⁄8 in)
Bán kínhtối thiểuChính: ≥600 mTrường hợp đặc biệt: ≥250 m
Điện khí hóaKhông
Tốc độ100 km/h (62 mph)
Hệ thống tín hiệuETCS Cấp 2 (Thiết bị đếm trục)
Độ dốctối đaBình thường: ≤6‰ Khó khăn: ≤12‰
Bản đồ hành trình
Bản mẫu:Sơ đồ đường sắt Bắc - Nam

Đường sắt Bắc - Nam hay đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đường sắt Bắc - Nam chạy gần song song với Quốc lộ 1, có nhiều đoạn gặp nhau, nhất là tại các tỉnh.

Tổng chiều dài toàn tuyến: 1.726 km, khổ rộng 1 m; đi qua các tỉnh và thành phố sau: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng với tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, tuyến đường sắt Bắc - Nam là một phần của hệ thống tuyến đường sắt xuyên lục địa Á - Âu.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn] Xem thêm thông tin: Đường sắt Việt Nam
Ga Hà Nội năm 2023
Ga Sài Gòn năm 2011
Đoàn tàu TN5 trên tuyến Bắc Nam, khu gian Văn Điển - Thường Tín

Từ năm 1881, Pháp đã bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt tại Việt Nam. Việc xây dựng tuyến đường sắt Trans - Indochinois (Xuyên Đông Dương) hoàn thành ngày 1 tháng 10 năm 1936.[1] Ngày hôm sau, 2 tháng 10 là ngày chính thức khánh thành tuyến đường sắt Bắc - Nam (từ Hà Nội đến Sài Gòn với chiều dài dài 1.730 km (Trước năm 1975, Ga Hòa Hưng không phải là ga cụt mà nó còn kéo dài đến Ga Sài Gòn cũ ở chợ Bến Thành, sau năm 1975 thì ga Sài Gòn dời về ga Hòa Hưng và đoạn đường sắt đi Ga ở chợ Bến Thành thì bị chôn vùi và biến thành đường Nguyễn Thượng Hiền và đường Nguyễn Phúc Nguyên hiện nay còn ga cũ thì bị biến thành công viên 23/9, còn ga Hòa Hưng thì bị chặn cụt lại nên còn 1.726 km).[2]

Những toa xe dùng lúc bấy giờ là voitures-couchettes, có toa voiture-restaurant chạy máy lạnh. Đầu máy thường là máy Mikado.[3]

Để làm đường sắt ở Đông Dương, thuộc địa Đông Dương đã phải vay của chính quốc Pháp 200 triệu Franc (theo thời giá khi đó) để làm đường sắt xuyên Việt (sách "Xứ Đông Dương" của toàn quyền Paul Doumer). Khoản nợ đó người Đông Dương phải trả thông qua các sắc thuế nộp cho Pháp. Như vậy, những gì người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam thực chất không phải do họ bỏ tiền ra, mà là do chính người Việt phải chi trả[4].

1955-1975

[sửa | sửa mã nguồn]
Lễ Khánh thành ngày tái lập đường xe lửa Xuyên Việt (Sài Gòn - Đông Hà) năm 1959

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2 rồi Chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ thì đoạn đường phía Nam vĩ tuyến 17 vào thập niên 1950, khoảng 1/3 bị hư hại nặng, không sử dụng được.[5] Còn lại là 2 đoạn từ Đông Hà vào Đà Nẵng và từ Sài Gòn ra Ninh Hòa. Việc tái thiết kéo dài 4 năm dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam cho đến năm 1959 thì xe lửa mới chạy được suốt từ Sài Gòn ra Đông Hà, lần đầu tiên sau 12 năm gián đoạn.[6] Số liệu năm 1959 cho biết hệ thống đường sắt chuyên chở 2.658.000 lượt khách và 440.000 tấn hàng hóa. Số lượng sau đó giảm nhiều vì tình hình an ninh.[7]

Tính đến năm 1971-1972 thời Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam thì tổng cộng có 1.240 km đường sắt nhưng chỉ có 57% sử dụng được. Tổng lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt giảm nhiều so với thập niên trước nhưng cũng tăng dần:[8]

Năm Tổng lượng hàng hóa vận tải (tấn) Số lượng hành khách (triệu)
1968 400.000 0,73
1969 530.000 1,75
1970 720.000 2,4

Sở Hỏa xa Việt Nam (tiếng Pháp: Regie des Chemins de fer du Viêt Nam) thuộc Bộ giao thông và bưu điện chính quyền Việt Nam Cộng Hòa điều hành các tuyến tàu và tiếp tục dùng đầu máy Mikado của Nhật Bản (KB87), tăng thêm máy của General Electric chạy bằng diesel.[3]

Sau năm 1976

[sửa | sửa mã nguồn]
Đường sắt Bắc - Nam đoạn qua Phú Yên
Cầu Ninh Bình bắc qua sông Đáy trên tuyến đường sắt Bắc - Nam

Ngày 31 tháng 12 năm 1976, sau hơn một năm khẩn trương thi công, khôi phục tuyến đường sắt Bắc – Nam bị phá hoại trong chiến tranh, chuyến tàu khách Thống Nhất Bắc – Nam đầu tiên được khởi hành.[9]

Tồn tại: Hiện tuyến đường sắt có tốc độ lưu thông thấp nhất thế giới do chạy qua nhiều đô thị đông dân cư, qua nhiều đèo có khúc cua gấp, giao cắt với đường bộ nhiều, đường đơn, đặc biệt là khổ đường hẹp (1 m).

Ngày 7 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020".

Cầu đường sắt Chiêm Sơn, Quảng Nam.

Kế hoạch nâng cấp

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Đường sắt Việt Nam năm 2005

Nội dung và quy mô các yếu tố chính của Quy hoạch:

Giao thông vận tải đường sắt cần chiếm tỷ trọng 25% - 30% về tấn và tấn - km, 20% - 25% về hành khách và hành khách - km trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải đến năm 2020 có tỷ trọng vận chuyển hành khách đô thị bằng đường sắt đạt ít nhất là 20% khối lượng hành khách tại các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Duy trì khổ đường sắt hiện tại, gồm các khổ đường 1.000 mm, 1.435 mm và đường lồng (1.000 mm và 1.435 mm) để nâng cấp, cải tạo đạt cấp kỹ thuật. Khi xây dựng các đoạn, tuyến đường sắt mới phải phù hợp và kết nối thuận tiện với khổ đường sắt hiện có ở khu vực đó. Riêng đường sắt cao tốc Bắc - Nam xây dựng theo tiêu chuẩn khổ đường 1.435 mm.

Cầu đường sắt Kỳ Lam, Điện Bàn, Quảng Nam.

Phát triển phương tiện vận tải đường sắt theo hướng đa dạng với cơ cấu hợp lý, đổi mới sức kéo và sức chở theo hướng hiện đại, giảm chi phí, hạ giá thành, chú trọng phát triển các đoàn tàu tốc độ cao, tàu tự hành, tàu chở container... áp dụng công nghệ tiên tiến trong vận tải và đóng mới phương tiện nhằm tăng tốc độ chạy tàu để đến năm 2020, tốc độ tàu hàng đạt 80 km/h và tốc độ tàu khách đạt 120 km/h trở lên.

Những tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định sau khi thống nhất với các cơ quan liên quan và phù hợp với quy định hiện hành.

Đầu tư cơ sở hạ tầng đến năm 2020:

- Giai đoạn đến 2010:

+ Nâng cấp các tuyến đường hiện có vào cấp kỹ thuật quy định và xây dựng mới một số đoạn, tuyến, các đường nhánh nối với cảng, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm trong cả nước và kết nối với các tuyến hiện tại ưu tiên nâng cao năng lực và hiện đại hóa trục Bắc - Nam, trục Đông - Tây tiến hành điện khí hóa tuyến Hà Nội - Hải Phòng để làm cơ sở phát triển sức kéo điện cho giai đoạn sau.

+ Đồng thời với việc xây dựng đường sắt đô thị ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải tiến hành xây dựng mới và đồng bộ các nhà ga, các cơ sở sửa chữa, vận dụng đầu máy - toa xe.

+ Làm mới hệ thống: thông tin cáp quang, tổng đài điện tử số, tín hiệu bán tự động tiến tới tự động, ghi điện khí tập trung, dừng tàu tự động, hệ thống cảnh báo đường ngang tự động... Tham gia thị trường viễn thông chung để tận dụng hết năng lực của ngành đường sắt.

+ Quy hoạch sắp xếp lại để phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, phụ tùng, phụ kiện cơ khí phục vụ sửa chữa, bảo trì và làm mới cơ sở hạ tầng đường sắt.

+ Nâng cấp, làm mới để từng bước hoàn chỉnh hệ thống nhà ga hành khách, ga hàng hóa ở các khu vực trọng điểm đặc biệt lưu ý các ga hành khách tại trung tâm Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vừa là ga trung tâm của đường sắt vừa là đầu mối trung chuyển, kết nối các loại phương tiện vận tải, đồng thời là trung tâm dịch vụ đa năng.

- Giai đoạn đến 2020:

Hoàn thành việc nâng cấp các tuyến đường sắt để đạt cấp kỹ thuật quốc gia và khu vực, xây dựng thêm một đường để thành đường đôi và điện khí hóa các tuyến Hà Nội - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang, tiếp tục xây dựng các tuyến đường sắt mới để tạo thành mạng lưới đường sắt đồng bộ, hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn hiện đại. Trên trục Bắc - Nam, ngoài tuyến đường sắt Thống Nhất hiện có cần xây dựng thêm một tuyến đường đôi riêng biệt chạy tàu khách cao tốc Bắc - Nam khổ đường 1.435 mm để giảm thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 10 giờ và có khả năng kết nối với đường sắt liên vận quốc tế. Tiếp tục xây dựng đường sắt vành đai, nội đô ở các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác để tạo thành mạng lưới giao thông đô thị hoàn chỉnh và đồng bộ.

Những mác tàu Khách

[sửa | sửa mã nguồn]
Tàu Chặng Tổng thời gian
SE1/SE2 Hà Nội-Sài Gòn 12 giờ 45 phút
SE3/SE4 Hà Nội-Sài Gòn 13 giờ 6 phút
SE5/SE6 Hà Nội-Sài Gòn 14 giờ
SE7/SE8 Hà Nội-Sài Gòn 14 giờ 1 phút
SE19/SE20 Hà Nội-Đà Nẵng 13 giờ 30 phút
SE21/SE22 Sài Gòn-Đà Nẵng 13 giờ 30 phút

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

|- ! Train ! From ! To ! Notes |- |}

Nhà ga

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Các ga trên tuyến đường sắt Thống Nhất

An toàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo cáo của ngành đường sắt Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2009 đã xảy ra 431 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 166 người, bị thương 319 người. Hiện, có gần 6.000 đường ngang giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, trong đó có hơn 4.500 điểm giao cắt dân sinh, nhiều điểm không có rào chắn, biển báo. Riêng 2 thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có trên 4.100 điểm vi phạm với diện tích bị lấn chiếm gần 1,5 triệu m².[10]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đường sắt Bắc Nam.
  • Thể loại:Đường sắt Việt Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn An Tiêm. "Sổ luân lưu". Khởi Hành Năm XV, số 169. Tháng 11, 2010. tr 7
  2. ^ “Hạ tầng cơ sở Đường sắt”. Đường sắt Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2008.
  3. ^ a b “International”. Trains-worldexpresses. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 3 năm 2016.
  4. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2021.
  5. ^ “The Pentagon Papers”. Beacon Press. 1971. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2017. The Pentagon Papers. "Origins of the Insurgency in South Vietnam, 1954-1960".
  6. ^ “DA Pam No. 550-40 Area Handbook for Vietnam” (bằng tiếng Anh). Taxas Tech University. 1962. tr. 27. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010.
  7. ^ “DA Pam No. 550-40 Area Handbook for Vietnam” (bằng tiếng Anh). Taxas Tech University. 1962. tr. 432. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 8 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010.
  8. ^ Nguyen Ngoc Bich, et al. tr 49
  9. ^ admin_duongsatthongnhat (13 tháng 4 năm 2020). “Những chuyện chưa biết về 11 lần rút ngắn thời gian chạy tàu Thống Nhất”. Đường Sắt Thống Nhất. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ Xuân Tùng (ngày 25 tháng 11 năm 2009). “Những điểm giao cắt đường sắt nguy hiểm giữa thủ đô”. VNExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2009.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • https://dsvn.vn/ Trang chủ đường sắt VN
  • http://www.vr.com.vn/lich-su-phat-trien.html Lịch sử hình thành đường sắt VN
  • x
  • t
  • s
Đường sắt Việt Nam
Quản lý
  • Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Công ty liên quan
  • Haraco
  • SRT
  • Ratraco
  • Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải
  • Công ty cổ phần Đường sắt Hà Ninh
  • Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa
  • Công ty cổ phần Đường sắt Nghệ Tĩnh
  • Công ty cổ phần Đường sắt Bắc Trị Thiên
  • Công ty cổ phần Đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng
  • Công ty cổ phần Đường sắt Quảng Bình
  • Công ty cổ phần Đường sắt Phú Khánh
  • Công ty cổ phần Đường sắt Nghĩa Bình
  • Công ty cổ phần Đường sắt Thuận Hải
Đầu máy, toa xe
  • Toa xe thế hệ 1
  • Toa xe thế hệ 2
  • Danh sách đầu máy tại Việt Nam
Công ty sản xuất đầu kéo và toa xe
  • Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An
  • Công ty cổ phần Xe lửa Hải Phòng
  • Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm
Bảo dưỡng
Xí nghiệp đầu máy
  • Hà Nội
  • Sài Gòn
  • Vinh
Trạm đầu máy
  • Bình Thuận
  • Diêu Trì
  • Đồng Hới
  • Giáp Bát
  • Hải Phòng
  • Huế
  • Lào Cai
  • Nha Trang
  • Sóng Thần
Xí nghiệp toa xe
  • Hà Nội
  • Sài Gòn
  • Đà Nẵng
Các tuyến đường sắt
Chính
  • Bắc Nam
  • Hà Nội – Lào Cai
  • Hà Nội – Hải Phòng
  • Hà Nội – Thái Nguyên
  • Hà Nội – Đồng Đăng
  • Thái Nguyên – Quảng Ninh
  • Kép – Cái Lân
Nhánh
  • Bắc Hồng – Văn Điển
  • Tiên Kiên – Bãi Bằng
  • Phố Lu – Pom Hán
  • Khe Sim – Cửa Ông
  • Diêu Trì – Quy Nhơn
  • Vàng Danh – Điền Công
  • Lộ Phong – Nam Cầu Trắng
  • Bình Thuận – Phan Thiết
  • Quan Triều – Núi Hồng
  • Phủ Lý – Thịnh Châu
  • Yên Trạch – Na Dương
  • Mai Pha – Nai Dương
Đô thị
  • Tuyến số 1 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)
  • Tuyến số 2A (Đường sắt đô thị Hà Nội)
  • Tuyến số 3 (Đường sắt đô thị Hà Nội)
Khác
Đã ngừng hoạt động
  • Tháp Chàm – Đà Lạt
  • Tân Ấp – Xóm Cục
  • Sài Gòn – Mỹ Tho
  • Sài Gòn – Lộc Ninh
  • Sài Gòn – Thủ Dầu Một
  • Sài Gòn – Hóc Môn
  • Tàu điện Hà Nội (1901 – 1991)
  • Ngã Ba – Ba Ngòi
  • Đà Nẵng – Hội An
  • Cầu Giát – Nghĩa Đàn
  • Phủ Ninh Giang – Cẩm Giàng
  • Lưu Xá – Mỏ sắt Trại Cau
  • Kép – Lưu Xá
Dự kiến (đến 2030)
  • Cao tốc Bắc Nam
  • Yên Viên – Cái Lân
  • Vành đai phía Đông Hà Nội (Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng)
  • Hà Nội – Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng)
  • Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ
  • Biên Hòa – Vũng Tàu
  • Cao tốc Hồ Chí Minh – Cần Thơ
  • Hồ Chí Minh – Lộc Ninh
  • Thủ Thiêm – Long Thành
  • Yên Viên – Cái Lân
  • Tuy Hòa – Buôn Mê Thuột
  • Tháp Chàm – Đà Lạt
Dự kiến (đến 2050)
  • Ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng – Hạ Long)
  • Hạ Long – Móng Cái
  • Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái
  • Mỹ Thủy – Đông Hà – Lao Bảo (kết nối với Lào)
  • Hồ Chí Minh – Tây Ninh
  • Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước (Chơn Thành)
  • Hà Nội – Điện Biên
  • x
  • t
  • s
Các ga thuộc tuyến đường sắt Bắc Nam
  1. Hà Nội
  2. Giáp Bát
  3. Văn Điển
  4. Thường Tín
  5. Chợ Tía
  6. Vạn Điểm
  7. Phú Xuyên
  8. Đồng Văn
  9. Phủ Lý
  10. Bình Lục
  11. Cầu Họ
  12. Đặng Xá
  13. Nam Định
  14. Trình Xuyên
  15. Núi Gôi
  16. Cát Đằng
  17. Ninh Bình
  18. Cầu Yên
  19. Ghềnh
  20. Đồng Giao
  21. Bỉm Sơn
  22. Đò Lèn
  23. Nghĩa Trang
  24. Thanh Hóa
  25. Yên Thái
  26. Minh Khôi
  27. Thị Long
  28. Văn Trai
  29. Khoa Trường
  30. Trường Lâm
  31. Hoàng Mai
  32. Cầu Giát
  33. Yên Lý
  34. Chợ Sy
  35. Mỹ Lý
  36. Nghi Long
  37. Quán Hành
  38. Vinh
  39. Yên Xuân
  40. Yên Trung
  41. Đức Lạc
  42. Yên Duệ
  43. Hòa Duyệt
  44. Thanh Luyện
  45. Chu Lễ
  46. Hương Phố
  47. Phúc Trạch
  48. La Khê
  49. Tân Ấp
  50. Đồng Chuối
  51. Kim Lũ
  52. Đồng Lê
  53. Ngọc Lâm
  54. Lạc Sơn
  55. Lệ Sơn
  56. Minh Lệ
  57. Ngân Sơn
  58. Thọ Lộc
  59. Hoàn Lão
  60. Phúc Tự
  61. Đồng Hới
  62. Lệ Kỳ
  63. Long Đại
  64. Mỹ Đức
  65. Phú Hòa
  66. Mỹ Trạch
  67. Thượng Lâm
  68. Sa Lung
  69. Tiên An
  70. Hà Thanh
  71. Đông Hà
  72. Quảng Trị
  73. Diên Sanh
  74. Mỹ Chánh
  75. Phò Trạch
  76. Hiền Sỹ
  77. Văn Xá
  78. An Hòa
  79. Huế
  80. An Cựu
  81. Hương Thủy
  82. Nông
  83. Truồi
  84. Đá Bạc
  85. Cầu Hai
  86. Nước Ngọt
  87. Thừa Lưu
  88. Lăng Cô
  89. Hải Vân Bắc
  90. Hải Vân
  91. Hải Vân Nam
  92. Kim Liên
  93. Đà Nẵng
  94. Chợ Hàn
  95. Thanh Khê
  96. Lệ Trạch
  97. Nông Sơn
  98. Chiêm Sơn
  99. Trà Kiệu
  100. Phú Cang
  101. Tam Thành
  102. An Mỹ
  103. Tam Kỳ
  104. Diêm Phổ
  105. Núi Thành
  106. Trì Bình
  107. Bình Sơn
  108. Đại Lộc
  109. Quảng Ngãi
  110. Hòa Vinh Tây
  111. Mộ Đức
  112. Thạch Trụ
  113. Đức Phổ
  114. Thủy Thạch
  115. Sa Huỳnh
  116. Tam Quan
  117. Bồng Sơn
  118. Vạn Phú
  119. Phù Mỹ
  120. Khánh Phước
  121. Phù Cát
  122. Bình Định
  123. Quy Nhơn
  124. Chợ Dinh
  125. Diêu Trì
  126. Tân Vinh
  127. Vân Canh
  128. Phước Lãnh
  129. La Hai
  130. Xuân Sơn Nam
  131. Chí Thạnh
  132. Hòa Đa
  133. Tuy Hòa
  134. Đông Tác
  135. Phú Hiệp
  136. Hảo Sơn
  137. Đại Lãnh
  138. Tu Bông
  139. Giã
  140. Hòa Huỳnh
  141. Ninh Hòa
  142. Thuận Mỹ
  143. Phong Thạnh
  144. Lương Sơn
  145. Nha Trang
  146. Phú Vinh
  147. Cây Cầy
  148. Hòa Tân
  149. Suối Cát
  150. Ngã Ba
  151. Cam Thịnh Đông
  152. Mỹ Thanh
  153. Kà Rôm
  154. Phước Nhơn
  155. Tháp Chàm
  156. Hòa Trinh
  157. Cà Ná
  158. Vĩnh Tân
  159. Vĩnh Hảo
  160. Sông Lòng Sông
  161. Phong Phú
  162. Sông Mao
  163. Châu Hanh
  164. Sông Lũy
  165. Long Thạnh
  166. Ma Lâm
  167. Hàm Liêm
  168. Phan Thiết
  169. Phú Hội
  170. Bình Thuận
  171. Hàm Cường Tây
  172. Suối Vận
  173. Sông Phan
  174. Sông Dinh
  175. Suối Kiết
  176. Gia Huynh
  177. Trản Táo
  178. Gia Ray
  179. Bảo Chánh
  180. Long Khánh
  181. Dầu Giây
  182. Bàu Cá
  183. Trung Hòa
  184. Trảng Bom
  185. Hố Nai
  186. Biên Hòa
  187. Dĩ An
  188. Sóng Thần
  189. Thủ Đức
  190. Bình Triệu
  191. Gò Vấp
  192. Hoà Hưng
  193. Sài Gòn

Từ khóa » Ga Tàu Không Nằm Trên Trục đường Sắt Bắc Nam