Đường Sắt Tháp Chàm – Đà Lạt – Wikipedia Tiếng Việt

Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt
Tổng quan
Sở hữuĐường sắt Việt Nam
Vị tríViệt Nam
Ga đầuGa Tháp Chàm
Ga cuốiGa Đà Lạt
Dịch vụ
KiểuĐường sắt
Thông tin kỹ thuật
Chiều dài tuyến84 km (52 mi)
Khổ đường sắt1000 & 1435 mm

Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt hay đường sắt Phan Rang – Đà Lạt là một tuyến đường sắt đã ngưng sử dụng, từng nối Đà Lạt với tuyến đường sắt Bắc Nam tại Tháp Chàm, gần Phan Rang, Ninh Thuận.

Thi công

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1898. Đường sắt được khởi công năm 1908 theo lệnh của toàn quyền Paul Doumer. Bắt đầu, thi công đoạn 38 km giữa Tháp Chàm và Xóm Gòn. Năm 1916 những chuyến xe lửa đầu tiên bắt đầu hoạt động mỗi tuần 2 chuyến. Năm 1917 được nối dài đến tận Sông Pha (Krông Pha) – dưới chân đèo Ngoạn Mục. Năm 1922, công ty thầu khoán châu Á tiến hành xây dựng đường sắt nối Sông Pha tới Trạm Hành – Đà Lạt. Năm 1928, thi công 10 km khó khăn nhất giữa Krông Pha và đèo Eo Gió (Bellevue) được hoàn thành. Bốn năm sau, vào năm 1932, đoạn Đran được hoàn thành, tuyến đường chính thức đi vào hoạt động. Tổng kinh phí xây dựng là 200 triệu Franc vào lúc bấy giờ.

Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt
Chú thích
km Ga (độ cao)
Đi TP HCM
0 Tháp Chàm(32 m)
Đi Hà Nội
22 Tân Mỹ
Sông Dinh
41 Sông Pha (Krongpha)(186 m)
Bắt đầu đoạn răng cưa 120 ‰
Hầm số 1 (163 m)
47 Cà Bơ (Kaneu/K’Beu)(663 m)
Hầm số 2 (70 m)
Ranh giới Ninh Thuận - Lâm Đồng
Kết thúc đoạn răng cưa 120 ‰
51 Eo Gió (Bellevue)(991 m)
Sông Đa Nhim
56 Đơn Dương (Dran)(1016 m)
Bắt đầu đoạn răng cưa 115 ‰
Kết thúc đoạn răng cưa 115 ‰
62 Trạm Hành (Arbre Broyé)(1514 m)
Hầm số 3(630 m)
66 Cầu Đất (Entrerays)(1466 m)
Hầm số 4 (98 m)
Hầm số 5 (129 m)
72 Đa Thọ (Le Bosquet)(1402 m)
Bắt đầu đoạn răng cưa 60 ‰
Kết thúc đoạn răng cưa 60 ‰
77 Trại Mát
Điểm cao nhất (1550 m)
84 Đà Lạt(1488 m)
Km[1] Tên ga Địa điểm ngày nay Độ cao[2] Ghi chú Bản đồ
0 Tháp Chàm Phường Đô Vinh, Phan Rang – Tháp Chàm 32 m (105 ft)[3] Đi Đường sắt Bắc Nam bản đồ Lưu trữ 2013-01-10 tại Wayback Machine
22 Tân Mỹ Xã Mỹ Sơn, Ninh Sơn Nằm gần cầu sắt Tân Mỹ bản đồ Lưu trữ 2013-01-10 tại Wayback Machine
41 Sông Pha Xã Lâm Sơn, Ninh Sơn 186 m (610 ft) Krongpha[2] bản đồ Lưu trữ 2013-01-10 tại Wayback Machine
47 Cà Bơ Xã Lâm Sơn, Ninh Sơn 663 m (2.175 ft) K'Beu,[2] tại Đèo Ngoạn Mục bản đồ Lưu trữ 2011-07-14 tại Wayback Machine
51 Eo Gió Thị trấn D'Ran, Đơn Dương 991 m (3.251 ft) Bellevue,[2] tại Đèo Ngoạn Mục bản đồ Lưu trữ 2011-07-14 tại Wayback Machine
56 Đơn Dương Thị trấn D'Ran, Đơn Dương 1.016 m (3.333 ft) Dran[2] bản đồ Lưu trữ 2013-01-10 tại Wayback Machine
62 Trạm Hành Xã Trạm Hành, Đà Lạt 1.514 m (4.967 ft) Arbre Broyé[2] bản đồ Lưu trữ 2013-01-10 tại Wayback Machine
66 Cầu Đất Xã Xuân Trường, Đà Lạt 1.466 m (4.810 ft) Entrerays[2] bản đồ Lưu trữ 2013-01-10 tại Wayback Machine
72 Đa Thọ Xã Xuân Thọ, Đà Lạt 1.402 m (4.599 ft) bản đồ Lưu trữ 2013-01-10 tại Wayback Machine
77 Trại Mát Phường 11, Đà Lạt 1.550 m (5.090 ft) bản đồ Lưu trữ 2013-01-10 tại Wayback Machine
84 Đà Lạt Phường 10, Đà Lạt 1.488 m (4.882 ft)  bản đồ Lưu trữ 2013-01-10 tại Wayback Machine

Ở khu vực Ninh Thuận, ngoài ga Tân Mỹ và ga Sông Pha ra thì còn có các ga nhỏ như : ga Lương Nhơn, ga Đồng Mé, ga Quảng Sơn và ga Xóm Gòn .[4]

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Một đầu máy hơi nước ở Ga Đà Lạt.

Để qua được đèo dốc người ta phải thiết kế những bánh răng cưa lắp thêm vào trong đầu máy. Tuyến đường có 16 km đường sắt răng cưa, vượt độ cao 1.500m trên mực nước biển với độ dốc thường xuyên 12%. Vượt qua 5 hầm, có hầm dài đến 600m và nhiều cầu xe lửa khác. Đường sắt được vận hành bằng 11 đầu máy hơi nước hiệu Fuka của Thuỵ Sĩ.

Nhà ga Đà Lạt được xây dựng và hoàn thành vào năm 1938. Một nhà ga đẹp, kiến trúc từ thời Pháp thuộc gần như còn nguyên vẹn với ba mái vút cao xuất phát từ ý tưởng của hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Revéron mô phỏng ngọn núi Lang Biang. Xưa mỗi ngày có hai đôi tàu chạy tuyến Đà Lạt – Nha Trang, Đà Lạt – Sài Gòn với ba toa khách, một toa tàu hàng và ngược lại. Hành khách bao giờ cũng đông với phần lớn là người Pháp và quan chức người Việt. Nếu đi từ Sài Gòn sẽ mất khoảng nửa ngày để đến Đà Lạt.

Bỏ phế và xoá sổ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuyến đường sắt đã bị ngưng từ năm 1972 do chiến sự ác liệt ở miền Nam khiến vận chuyển đường sắt gặp khó khăn.

Giữa năm 1975, khi đất nước thống nhất, đường sắt được vận hành trở lại nhưng chỉ chạy được đúng 7 chuyến từ Đà Lạt đến cầu Tân Mỹ (Ninh Sơn) thì bị ngưng lại vì không hiệu quả kinh tế.

Năm 1986, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam đã cho công nhân tháo ray và tà vẹt để phục vụ sửa chữa Đường sắt Thống Nhất. Phần còn lại bị bán làm sắt vụn dần dần từ những năm 1980 đến 2004, khi cầu đường sắt Đ'ran bị tháo dỡ để bán sắt vụn.

Đề án khôi phục

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh Lâm Đồng từng thống nhất cho khôi phục lại tuyến đường sắt này trên cơ sở các thông số của tuyến đường cũ được người Pháp xây dựng ở thế kỷ trước. Với tổng số vốn dự kiến là 5.000-7.000 tỷ đồng, nhưng đã không thực hiện được.

Mới đây nhất, Công ty CP Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng đề xuất khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt với kinh phí hơn 17.000 tỷ đồng theo hình thức đầu tư PPP. Theo tư vấn lập nghiên cứu dự án - Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (TEDI South), đây sẽ là đường đơn khổ 1.000mm; tốc độ thiết kế trên đoạn đường bằng là 60km/giờ, đoạn núi khi qua đường sắt răng cưa là 30km/giờ. Tuyến được khôi phục dựa trên cơ sở tuyến đường sắt cũ, có điều chỉnh để giảm độ dốc, với khoảng 15-17 ga, qua 5 hầm xuyên núi. Tuyến đường này sẽ kết nối với tuyến đường sắt Bắc - Nam khổ 1.000mm hiện hữu tại ga Tháp Chàm. Tuy nhiên cho đến nay, mọi ý tưởng vẫn còn đang nằm trên giấy. [5]

Dự kiến tuyến đường sắt sẽ đi qua xã Đam Rông, Lâm Đồng (ga Đạ Tông) rồi đi lên Thành phố Buôn Mê Thuột để kết nối với tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Mê Thuột .

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh
  • Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho
  • Ga Đà Lạt

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn] Tài liệu tham khảo
  1. ^ H. Lartilleux (1953). Géographie universelle des transports. 1. Chaix. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  2. ^ a b c d e f g Dalat–Song Pha Cog Railway Map / Vertical Map Lưu trữ 2011-07-21 tại Wayback Machine. Từ “A Brief History of Dalat Railroad”. Viet Nam Air Force Model Aircraft of Minnesota. ngày 7 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2010.
  3. ^ Ở Sân bay Phan Rang.
  4. ^ https://baolamdong.vn/ho-so-tu-lieu/202305/vai-tro-lich-su-cua-tuyen-duong-sat-rang-cua-doi-voi-da-lat-0c71c99/. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ Lãnh đạo ngành đường Sắt khu vực phía Nam - 06/2021

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lưu trữ về tuyến đường sắt răng cưa duy nhất ở Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Đường sắt Việt Nam
Quản lý
  • Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Công ty liên quan
  • Haraco
  • SRT
  • Ratraco
  • Công ty cổ phần Đường sắt Hà Hải
  • Công ty cổ phần Đường sắt Hà Ninh
  • Công ty cổ phần Đường sắt Thanh Hóa
  • Công ty cổ phần Đường sắt Nghệ Tĩnh
  • Công ty cổ phần Đường sắt Bắc Trị Thiên
  • Công ty cổ phần Đường sắt Quảng Nam – Đà Nẵng
  • Công ty cổ phần Đường sắt Quảng Bình
  • Công ty cổ phần Đường sắt Phú Khánh
  • Công ty cổ phần Đường sắt Nghĩa Bình
  • Công ty cổ phần Đường sắt Thuận Hải
Đầu máy, toa xe
  • Toa xe thế hệ 1
  • Toa xe thế hệ 2
  • Danh sách đầu máy tại Việt Nam
Công ty sản xuất đầu kéo và toa xe
  • Công ty cổ phần Xe lửa Dĩ An
  • Công ty cổ phần Xe lửa Hải Phòng
  • Công ty cổ phần Xe lửa Gia Lâm
Bảo dưỡng
Xí nghiệp đầu máy
  • Hà Nội
  • Sài Gòn
  • Vinh
Trạm đầu máy
  • Bình Thuận
  • Diêu Trì
  • Đồng Hới
  • Giáp Bát
  • Hải Phòng
  • Huế
  • Lào Cai
  • Nha Trang
  • Sóng Thần
Xí nghiệp toa xe
  • Hà Nội
  • Sài Gòn
  • Đà Nẵng
Các tuyến đường sắt
Chính
  • Bắc Nam
  • Hà Nội – Lào Cai
  • Hà Nội – Hải Phòng
  • Hà Nội – Thái Nguyên
  • Hà Nội – Đồng Đăng
  • Thái Nguyên – Quảng Ninh
  • Kép – Cái Lân
Nhánh
  • Bắc Hồng – Văn Điển
  • Tiên Kiên – Bãi Bằng
  • Phố Lu – Pom Hán
  • Khe Sim – Cửa Ông
  • Diêu Trì – Quy Nhơn
  • Vàng Danh – Điền Công
  • Lộ Phong – Nam Cầu Trắng
  • Bình Thuận – Phan Thiết
  • Quan Triều – Núi Hồng
  • Phủ Lý – Thịnh Châu
  • Yên Trạch – Na Dương
  • Mai Pha – Nai Dương
Đô thị
  • Tuyến số 1 (Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)
  • Tuyến số 2A (Đường sắt đô thị Hà Nội)
  • Tuyến số 3 (Đường sắt đô thị Hà Nội)
Khác
Đã ngừng hoạt động
  • Tháp Chàm – Đà Lạt
  • Tân Ấp – Xóm Cục
  • Sài Gòn – Mỹ Tho
  • Sài Gòn – Lộc Ninh
  • Sài Gòn – Thủ Dầu Một
  • Sài Gòn – Hóc Môn
  • Tàu điện Hà Nội (1901 – 1991)
  • Ngã Ba – Ba Ngòi
  • Đà Nẵng – Hội An
  • Cầu Giát – Nghĩa Đàn
  • Phủ Ninh Giang – Cẩm Giàng
  • Lưu Xá – Mỏ sắt Trại Cau
  • Kép – Lưu Xá
Dự kiến (đến 2030)
  • Cao tốc Bắc Nam
  • Yên Viên – Cái Lân
  • Vành đai phía Đông Hà Nội (Ngọc Hồi – Lạc Đạo – Bắc Hồng)
  • Hà Nội – Hải Phòng (thuộc tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng)
  • Vũng Áng – Tân Ấp – Mụ Giạ
  • Biên Hòa – Vũng Tàu
  • Cao tốc Hồ Chí Minh – Cần Thơ
  • Hồ Chí Minh – Lộc Ninh
  • Thủ Thiêm – Long Thành
  • Yên Viên – Cái Lân
  • Tuy Hòa – Buôn Mê Thuột
  • Tháp Chàm – Đà Lạt
Dự kiến (đến 2050)
  • Ven biển Nam Định – Thái Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng – Hạ Long)
  • Hạ Long – Móng Cái
  • Thái Nguyên – Tuyên Quang – Yên Bái
  • Mỹ Thủy – Đông Hà – Lao Bảo (kết nối với Lào)
  • Hồ Chí Minh – Tây Ninh
  • Đà Nẵng – Kon Tum – Gia Lai – Đắk Lắk – Đắk Nông – Bình Phước (Chơn Thành)
  • Hà Nội – Điện Biên
Đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt
Tháp Chàm - Tân Mỹ - Sông Pha - Cà Bơ - Eo Gió - Đơn Dương - Trạm Hành - Cầu Đất - Trại Mát - Đà Lạt

Từ khóa » đường Ray Xe Lửa đà Lạt