Đường Thẳng Song Song Với Mặt Phẳng - Giải Toán Nhanh

Tóm tắt lý thuyết đường thẳng song song với mặt phẳng

Định nghĩa

Một đường thẳng và một mặt phẳng gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung

II. Điều kiện để một đường thẳng song song với một mặt phẳng.

Định lí 1: Nếu đường thẳng d không nằm trên mặt phẳng (P) và song song với một đường thẳng nào đó nằm trên (P) thì d song song với (P).

minh họa đường thẳng song song với mặt phẳng

III. Tính chất.

Định lí 2: (Định lí giao tuyến 2). Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng (P) thì mọi mặt phẳng chứa d mà cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với d.

Hệ quả 1: Nếu một đường thẳng song song với một mặt phẳng thì nó song song với một đường thẳng nào đó trong mặt phẳng.

Hệ quả 2: Nếu hai mặt phẳng cắt nhau cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng cũng song song với đường thẳng đó.

Định lí 3: Nếu a b là hai đường thẳng chéo nhau thì có một và chỉ một mặt phẳng chứa a và song song với b.

Định lí 4: Nếu a, b là hai đường thẳng chéo nhau và O là một điểm không nằm trên cả hai đường thẳng a và b thì có một và chỉ một mặt phẳng đi qua O và song song với cả hai đường thẳng a, b.

Các dạng toán đường thẳng song song với một mặt phẳng.

Dạng 1: Chứng minh đường thẳng song song mặt phẳng.

Phương pháp: Chứng minh đường thẳng d không nằm trên mặt phẳng (P) và d song song với một đường thẳng a chứa trong (P)

Chú ý: Đường thẳng a phải là đường thẳng đồng phẳng với d, do đó nếu trong hình không có sẵn đường thẳng nào chứa trong (P) và đồng phẳng với d thì khi đó ta chọn một mặt phẳng chứa d và dựng giao tuyến a của mặt phẳng đó với (P) rồi chứng minh d // a.

Dạng 2: Thiết diện song song đường thẳng cho trước

Sử dụng định lí giao tuyến 2: “Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng (P) thì mọi mặt phẳng chứa d mà cắt (P) thì cắt theo giao tuyến song song với d” để tìm các đoạn giao tuyến của (P) với các mặt của hình chóp.

Từ khóa » Chứng Minh Hai đường Thẳng Song Song Với Mặt Phẳng