Đường Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội

Đường Tôn Thất Tùng thuộc địa phận 2 phường Trung Tự, Khương Thượng quận Đống Đa - Hà Nội, khởi đầu từ ngã tư Tôn Thất Tùng - Phạm Ngọc Thạch, chạy qua khu tập thể Khương Thượng và bệnh viện Đại Học Y kết thúc trên đường Trường Chinh.Đường có chiều dài khoảng 600m, rộng 15 -17m.Một số địa điểm nổi bật trên đường Tôn Thất Tùng:
  • Tòa Nhà Eurowindow
  • Tòa Nhà Coninco Tower
  • Trường Đại Học Y Hà Nội
  • Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội
  • Trường Cao Đẳng Y Hà Nội
Đường Tôn Thất Tùng là một tuyến đường lớn nằm ở phía Đông Nam quận Đống Đa, tiếp giáp quận Thanh Xuân.Nổi bật trên đường có các tòa nhà lớn, bệnh viện, trường đại học. Rải rác có một số nhà hàng, quán ăn, hiệu thuốc.. phục vụ cho người dân và mọi người tới khám chữa bệnh.Đường có nhiều ngõ lớn, tập trung rất đông dân cư và sinh viên của các trường đại học, các khu chợ cũng mọc lên cung cấp nhiều mặt hàng phục vụ cho đời sống.Tiếp giáp một số tuyến đường như; Vành Đai 2, Lê Trọng Tấn, Phạm Ngọc Thạch, Chùa Bộc, Xã Đàn, Đông Tác.Tôn Thất Tùng là ai?

Giáo sư, Bác sĩ Tôn Thất Tùng sinh ngày 10 tháng 5 năm 1912 tại Thanh Hóa và lớn lên ở Huế. Xuất thân từ một gia đình quý tộc nhà Nguyễn (thân sinh ông là cụ Tôn Thất Niên, Tổng đốc Thanh Hóa).

Năm 1931, ông học tại trường Trung học Bảo Hộ (tức trường Bưởi - trường Chu Văn An ngày nay). Năm 1935, ông học tại Trường Y khoa Hà Nội. Từ năm 1935 tới năm 1939, ông đã viết và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề "Cách phân chia mạch máu của gan”.

Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi, ông được giao trọng trách chữa bệnh cho Hồ Chí Minh.

Trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, ông cùng với Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã góp phần sản xuất penicillin phục vụ thương bệnh binh trong điều kiện dã chiến. Năm 1947, ông là Thứ trưởng Bộ Y tế và giữ chức vụ này cho đến năm 1961.

Từ năm 1954, ông là Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Ngoại Đại học Y Dược Hà Nội. Nǎm 1958, ông là người tiến hành ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam.

Trong những năm 1960, ông đã nghiên cứu thành công phương pháp "cắt gan có kế hoạch", thường được gọi là "phương pháp mổ gan khô" hay "phương pháp Tôn Thất Tùng".

Ông qua đời ngày 7 tháng 5 năm 1982 tại Hà Nội, hưởng thọ 70 tuổi, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội. Đường phố cùng tên Tôn Thất Tùng:
  • Đường Tôn Thất Tùng - Quận Sơn Trà - Thành phố Đà Nẵng
  • Đường Tôn Thất Tùng - Quận Thanh Khê - Thành phố Đà Nẵng
  • Đường Tôn Thất Tùng - Thành phố Nha Trang - Tỉnh Khánh Hòa
  • Đường Tôn Thất Tùng - Thành phố Hưng Yên - Tỉnh Hưng Yên
  • Đường Tôn Thất Tùng - Thành phố Đà Lạt - Tỉnh Lâm Đồng
  • Đường Tôn Thất Tùng - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình
  • Đường Tôn Thất Tùng - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
  • Đường Tôn Thất Tùng - Huyện Tân Biên - Tỉnh Tây Ninh
  • Đường Tôn Thất Tùng - Thành phố Đông Hà - Tỉnh Quảng Trị
  • Đường Tôn Thất Tùng - Thị xã Bỉm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

Từ khóa » Bản đồ Phố Tôn Thất Tùng