Đường Tổng Cung Ngắn Hạn Dịch Chuyển Sang Phải Khi

MACRO_2_P3_41: Trong mô hình AD-AS, sự gia tăng mức giá làm giảm cung tiền thực tế và giảm lượng tổng cầu được biểu diễn bằng: ○ Sự dịch chuyển của đường AD sang phải. ○ Sự dịch chuyển của đường AD sang trái. ○ Sự trượt dọc đường AD xuống phía dưới.

● Sự trượt dọc đường AD lên phía trên.

MACRO_2_P3_42: Vì đường tổng cung dài hạn là thẳng đứng, do đó trong dài hạn: ○ Sản lượng thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cầu. ○ Sản lượng thực tế và mức giá được quyết định bởi tổng cung. ● Sản lượng thực tế được quyết định bởi tổng cung, còn mức giá được quyết định bởi tổng cầu.

○ Sản lượng thực tế được quyết định bởi tổng cầu, còn mức giá được quyết định bởi tổng cung.

MACRO_2_P3_43: Điều nào dưới đây không làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang bên trái? ○ Tiền lương tăng. ○ Giá cả các nguyên liệu thiết yếu tăng. ○ Năng suất lao động giảm.

● Các doanh nghiệp dự tính mức giá sẽ giảm mạnh trong tương lai.

MACRO_2_P3_44: Điều nào dưới đây có thể làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang bên trái? ○ Tiến bộ côngnghệ. ● Giá các yếu tố đầu tăng. ○ Tổng cầu giảm.

○ Các doanh nghiệp dự tính mức giá sẽ giảm mạnh trong tương lai.

MACRO_2_P3_45: Trạng thái lạm phát đi kèm với suy thoái sẽ xuất hiện khi: ○ Đường tổng cung dịch chuyển sang phải. ● Đường tổng cung dịch chuyển sang trái. ○ Đường tổng cầu dịch trái.

○ Đường tổng cầu dịch phải.

MACRO_2_P3_46: Khi OPEC tăng giá dầu, thì: ○ Tỉ lệ lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu mỏ tăng. ○ GDP thực tế ở các nước nhập khẩu dầu mỏ giảm. ○ Thu nhập quốc dân được phân phối lại từ các nước nhập khẩu dầu sang các nước xuất khẩu dầu.

● Tất cả các câu trên.

MACRO_2_P3_47: Sự kiện nào sau đây sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn, nhưng không làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn: ○ Sự thay đổi khối lượng tư bản. ○ Sự thay đổi công nghệ. ● Sự thay đổi tiền lương danh nghĩa.

○ Sự thay đổicung về lao động.

MACRO_2_P3_48: Giả sử rằng khối lượng tư bản trong nền kinh tế giảm. Khi đó đường AS ngắn hạn, ● Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang trái. ○ Và AS dài hạn đều dịch chuyển sang phải. ○ Không thay đổi vị trí, nhưng đường AS dài hạn dịch chuyển sang trái.

○ Sẽ dịch chuyển sang trái, nhưng đường AS dài hạn không thay đổi vị trí.

MACRO_2_P3_49: Tiến bộ công nghệ sẽ làm dịch chuyển: ○ Cả đường tổng cung ngắn hạn và đường tổng cầu sang phải. ○ Đường tổng cung ngắn hạn sang phải, nhưng đường tổng cung dài hạn không thay đổi vị trí. ○ Đường tổng cung dài hạn sang phải, nhưng đường tổng cung ngắn hạn không thay đổi vị trí.

● Cả hai đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn sang phải.

MACRO_2_P3_50: Sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu không ảnh hưởng đến mức giá hàm ý rằng: ○ Sản lượng thực tế phải bằng sản lượng tiềm năng. ● Đường AS nằm ngang. ○ Đường AS thẳng đứng.

○ Đường AD thẳng đứng.

MACRO_2_P3_51: Khi chính phủ giảm thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu: ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ● Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. ○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.

○ Cả đường tổng cầu và tổng cung đều dịch chuyển sang trái.

MACRO_2_P3_52: Khi chính phủ tăng thuế đánh vào hàng tiêu dùng nhập khẩu: ● Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. ○ Đường tổng cung dịch chuyển sang trái.

○ Cả đường tổng cầu và tổng cung đều dịch chuyển sang trái.

MACRO_2_P3_53: Khi chính phủ giảm thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu: ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang trái. ● Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải. ○ Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.

○ Cả đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn đều dịch chuyển sang phải.

MACRO_2_P3_54: Khi chính phủ tăng thuế đánh vào các nguyên liệu nhập khẩu: ○ Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải. ○ Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang phải. ● Đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển sang trái.

○ Cả đường tổng cầu và tổng cung ngắn hạn đều dịch chuyển sang phải.

MACRO_2_P3_55: Giả sử ban đầu nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Theo mô hình tổng cung và tổng cầu, trong dài hạn, một sự tăng lên trong cung tiền sẽ làm: ○ Mức giá tăng và sản lượng tăng. ○ Mức giá giảm và sản lượng giảm. ● Mức giá tăng và sản lượng không đổi.

○ Mức giá giảm và sản lượng không đổi.

MACRO_2_P3_56: Giả sử ban đầu một nền kinh tế nhập khẩu dầu mỏ đang ở trạng thái toàn dụng nhân công. Sau đó giá dầu trên thế giới tăng mạnh. NHTW đã đối phó bằng cách tăng cung tiền. So với trạng thái ban đầu, trong dài hạn: ○ Thất nghiệp sẽ tăng và lạm phát sẽ giảm. ○ Thất nghiệp sẽ giảm và lạm phát sẽ tăng. ○ Thất nghiệp và lạm phát sẽ không thay đổi.

● Thất nghiệp có thể không thay đổi, nhưng lạm phát sẽ tăng.

MACRO_2_P3_57: Muốn đưa giá cả trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách cần: ● Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. ○ Giảm thuế thu nhập. ○ Tăng chi tiêu chính phủ.

○ Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.

MACRO_2_P3_58: Muốn đưa giá cả trở lại mức ban đầu sau một cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách cần: ○ Tăng cung tiền. ○ Giảm thuế thu nhập. ○ Kết hợp giữa tăng thuế và tăng chi tiêu chính phủ cùng một lượng.

● Tất cả các câu trên đều đúng.

MACRO_2_P3_59: Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng nhân công. Với đường tổng cung ngắn hạn có độ dốc dương, sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu sẽ làm tăng: ● Sản lượng và mức giá. ○ Tỉ lệ thất nghiệp và sản lượng. ○ Tỉ lệ thất nghiệp và mức giá.

○ Câu 2 và 3.

MACRO_2_P3_60: Nếu đường tổng cung là thẳng đứng, tổng cầu tăng làm tăng (chọn 2 đáp án đúng): ○ GDP thực tế ● GDP danh nghĩa ● mức giá

○ lãi suất

Trang trước 1 2 3 4Trang sau

Trong ngắn hạn đường tổng cung có hướng dốc lên. Nghĩa là trong vòng một hay hai năm, sự gia tăng trong mức giá chung có xu hướng làm tăng lượng cung về hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế và sự giảm sút mức giá có xu hướng làm giảm lượng cung về hàng hoá.

Đường tổng cung ngắn hạn là một đường đi lên, song tương đối thoải ở mức sản lượng thấp, và rất dốc khi sản lượng vượt quá mức tiềm năng. Điều này đã đưa đến câu hỏi tại sao đường tổng cung ngắn hạn dốc lên?

Khi mức giá vượt quá mức dự kiến, sản lượng sẽ vượt quá mức tự nhiên và khi mức giá thấp hơn mức dự kiến, sản lượng giảm xuống dưới mức tự nhiên của nó. Trong ngắn hạn một sự giảm giá từ P1 xuống P2 làm tổng cung giảm từ Y1 xuống Y2. Mối quan hệ này có thể do nhận thức sai lầm, tiền lương cứng nhắc, hay giá cả cứng nhắc. Theo thời gian, nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh, do đó mối quan hệ thuận này chỉ có tính tạm thời.

Lý thuyết nhận thức sai lầm: theo lý thuyết này, sự thay đổi trong mức giá chung có thể tạm thời làm cho các nhà cung cấp nhận thức sai lầm về tình hình diễn ra các thị trường cá biệt mà họ bán sản phẩm của mình. Do nhận thức sai lầm của mình trong ngắn hạn, các nhà cung cấp phản ứng lại những thay đổi trong mức giá bằng cách cắt giảm sản lượng cung hàng hoá và dịch vụ khi thấy giá giảm hay họ sẽ tăng cung hàng hoá và dịch vụ khi thấy giá tăng, phản ứng này dẫn đến đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn.

Lý thuyết tiền lương cứng nhắc: cách lý giải thứ hai cho đường tổng cung ngắn hạn dốc lên là lý thuyết tiền lương cứng nhắc. Lý thuyết này cho rằng đường tổng cung ngắn hạn dốc lên vì tiền lương danh nghĩa điều chỉnh chậm chạp hay “cứng nhắc” trong ngắn hạn. Sự điều chỉnh chậm chạp của tiền lương là do ràng buộc của các hợp đồng giữa người lao động và doanh nghiệp, do các quy phạm xã hội hay do cảm nhận về sự công bằng. Tất cả những nguyên nhân này ảnh hưởng đến quy định tiền lương và chỉ thay đổi chậm chạp theo thời gian.

Do tiền lương không thay đổi ngay theo sự thay đổi của giá, nên mức giá thấp hơn làm cho việc làm và sản xuất đem lại ít lợi nhuận hơn và điều này làm cho các doanh nghiệp giảm lượng cung về hàng hoá và dịch vụ.Trái lại, sự gia tăng mức giá làm giảm tiền lương thực tế, làm cho chi phí thuê lao động trở nên rẻ hơn. Tiền lương thực tế thấp hơn làm cho các doanh nghiệp thuê thêm lao động, lao động thuê thêm tạo ra nhiều sản lượng hơn.

Lý thuyết giá cả cứng nhắc: Lý thuyết này nhấn mạnh rằng giá cả hàng hoá và dịch vụ cũng chậm điều chỉnh đáp lại các điều kiện kinh tế thay đổi. Sự thay đổi chậm chạp trong giá cả một phần là do chi phí để điều chỉnh giá cả, gọi là chi phí thực đơn (những chi phí này bao gồm chi phí in và phân phối các catalô và thời gian để thay đổi các nhãn giá…) Vì lý do này giá cả và tiền lương có thể cứng nhắc trong ngắn hạn.

Do không phải tất cả các loại giá cả đều điều chỉnh ngay lập tức khi điều kiện kinh tế thay đổi, nên sự giảm sút bất ngờ trong mức giá có thể làm cho một số doanh nghiệp có giá bán cao hơn mức mong muốn và điều này làm giảm số lượng hàng hoá và dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất.

Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức giá và sản lượng hàm ý đường tổng cung dốc lên trong khi tiền lương danh nghĩa chưa điều chỉnh.

Sự di chuyển và dịch chuyển của đường tổng cung ngắn hạn.

Sự di chuyển dọc đường tổng cung phản ánh sự thay đổi của tổng mức cung do sự thay đổi của mức giá chung.

Sự dịch chuyển của đường tổng cung phản ánh sự thay đổi tổng mức cung do sự thay đổi của giá cả các yếu tố đầu vào hay là sự thay đổi các nguồn lực trong nền kinh tế. Các trường hợp sau đây làm dịch chuyển đường tổng cung:

- Sự dịch chuyển phát sinh từ lao động: Sự gia tăng của lượng lao động hiện có (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm) làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút lượng lao động hiện có (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng ) làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tư bản: sự tăng khối lượng lao động hiện có hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự giảm sút khối lượng tư bản hiện vật hoặc vốn nhân lực làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tài nguyên thiên nhiên: sự gia tăng tài nguyên thiên nhiên có làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Sự suy giảm của tài nguyên thiên nhiên hiện có làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ công nghệ: tiến bộ trong tri thức công nghệ làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Sự giảm sút của công nghệ (do quy định của chính phủ) làm cho đường tổng cung dịch chuyển sang trái.

- Sự dịch chuyển phát sinh từ mức giá dự kiến: sự giảm sút của mức giá dự kiến làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang phải. Sự gia tăng của mức giá dự kiến làm dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn sang trái.

Nguồn: TS. Nguyễn Tri Khiêm (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

Từ khóa » đường Tổng Cung Dịch Chuyển Sang Phải Khi Nào