Đường Trung Trực – Wikipedia Tiếng Việt

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. (tháng 6 năm 2020) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Cách xác định Đường trung trực trên một đoạn thẳng

Trong hình học phẳng, đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng ban đầu tại trung điểm của đoạn thẳng đó.

Các góc đối đỉnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Điểm cách đều hai mút của đoạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó và ngược lại, điểm nằm trên đường trung trực của một đoạn thẳng thì cách đều hai đầu mút của đoạn thẳng đó.

Trong tam giác

[sửa | sửa mã nguồn]

Đường trung trực của mỗi cạnh của tam giác gọi là đường trung trực của tam giác.

Trong tam giác, ba đường trung trực đồng quy tại một điểm, điểm đó cách đều 3 đỉnh của tam giác và là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác.

Trong tam giác vuông tâm đường tròn ngoại tiếp là trung điểm của cạnh huyền.

Trong tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến, đường phân giác, đường cao tương ứng của đỉnh đối diện với cạnh này.

Trong không gian 3 chiều, quỹ tích này mở rộng thành mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng.

Cách vẽ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bằng compa:

Quay 2 đường tròn có tâm là 2 đầu đoạn thẳng, bán kính bằng độ dài đoạn thẳng (hoặc ít nhất là lớn hơn nửa độ dài đoạn thẳng). Đường trung trực là đường nối giao điểm hai đường tròn này. 

Bằng thước và êke[1]:

Kẻ đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng cần vẽ đường trung trực tại trung điểm của nó.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến toán học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » đường Thẳng Trung Trực Là Gì