Đường Văn Tiến Dũng, Quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội

Đường Văn Tiến Dũng thuộc địa phận 2 phường Phúc Diễn và Minh Khai quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. đường Văn Tiến Dũng khởi đầu từ đường Cầu Diễn, chạy dài và kết thúc tại ngã 3 giao với các đường Phạm Văn Nghị, Trung Tựu.Đường có chiều dài khoảng 2,4km.Một số địa điểm nội bật trên đường Văn Tiến Dũng;
  • Khu Du Lịch Sinh Thái Vườn Quả Từ Liêm
  • Nhà Hàn Mộc Quán
  • Nhà Hàn Giang Còi
  • Trung Tâm Triển Khai Công Nghệ Viễn Thám
  • Viện Dưỡng Lão Nhân Ái
  • Đài Viễn Thám Trung Ương
Đường Văn Tiến Dũng là một tuyến đường lớn 2 chiều, nối từ đường Cầu Diễn qua đường Trung Tựu đến đường Tây Tựu.Dân cư trên đường khá thưa thớt và phân bố không đồng đều, tập trung đông ở phía tiếp giáp đường Cầu Diễn. Đầu đường đoạn tiếp giáp đường Cầu Diễn có rất nhiều nhà hàng lớn phục vụ nhu cầu ăn uống cho đông đảo người dân và một lượn lớn học sinh, sinh viên của các trường đại học lân cận. Phía sau hầu hết là đất trống đang chờ quy hoạch và trồng hoa, canh tác một số cây ăn quả.Giao thông khá thuận tiện khi thông với đường Quốc Lộ 32 dẫn vào khu trung tâm thành phố, huyện Đan Phượng, Tx Sơn Tây..Văn Tiến DũngĐại tướng Văn Tiến Dũng còn có tên gọi khác là Lê Hoài, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917 quê quán tại Cổ Nhuế, hu là ai? yện Từ Liêm, Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất sớm. 17 tuổi ông đã đi làm thuê.

Ông tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1937. Từ 1939 đến 1944, ông bị thực dân Pháp bắt giam 3 lần, vượt ngục 2 lần. Tháng 11 năm 1939, ông bị Pháp đày đi nhà giam Sơn La. Hai năm sau, trên đường bị địch dẫn giải từ Sơn La về Hà Nội, ông đã trốn thoát.

Tháng 1 năm 1945, ông bị tào án thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.

Tháng 4 năm 1945, ông được bầu làm Uỷ viên Thường vụ Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ (Bộ Tư lệnh Quân sự miền Bắc Đông Dương), được bổ nhiệm phụ trách tổ chức Chiến khu Quang Trung, kiêm Bí thư Khu uỷ Chiến khu Quang Trung. Tháng 8 năm 1945, ông lãnh đạo vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá.

Ngày 20/11/1946 ông giữ chức Phó Cục trưởng Cục Chính trị. Tháng 12 năm 1946, ông làm tới Cục trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam),

Từ tháng 11 năm 1953 đến tháng 5 năm 1978, ông là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ông được giao nhiệm vụ lãnh đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 – Nam Lào (1971), Trị – Thiên (1972), Chiến dịch Tây Nguyên (1975). Tháng 4 năm 1975, ông là Tư lệnh Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí Minh).

Từ tháng 5 năm 1978 đến năm 1986, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư thứ nhất, rồi Bí thư Quân ủy Trung ương. Từ tháng 2 năm 1980 đến 1986, ông là Bộ trưởng Quốc phòng.

Năm 1986, trong Đại hội Đảng bộ toàn quân, ông không được bầu làm Đại biểu Chính thức đi tham gia Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, vậy nên không vào được Bộ Chính trị và phải rời cương vị Bộ trưởng Quốc phòng.

Ông qua đời hồi 17h30' ngày 17/3/2002 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ở Hà Nội, hưởng dương 85 tuổi.

Đường Văn Tiến Dũng chạy qua (hoặc cũng có ở) 2 quận huyện của Thành phố Hà Nội:
  • Quận Bắc Từ Liêm
  • Đường Văn Tiến Dũng - Quận Nam Từ Liêm
Đường phố cùng tên Văn Tiến Dũng:
  • Đường Văn Tiến Dũng - Quận Cẩm Lệ - Thành phố Đà Nẵng
  • Đường Văn Tiến Dũng - Huyện Hòa Vang - Thành phố Đà Nẵng
  • Đường Văn Tiến Dũng - Thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La
  • Đường Văn Tiến Dũng - Thành phố Bà Rịa - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
  • Đường Văn Tiến Dũng - Thành phố Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk
  • Đường Văn Tiến Dũng - Huyện Hiệp Hòa - Tỉnh Bắc Giang
  • Đường Văn Tiến Dũng - Thị xã Hương Thủy - Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Đường Văn Tiến Dũng - Thành phố Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu
  • Đường Văn Tiến Dũng - Huyện Điện Bàn - Tỉnh Quảng Nam
  • Đường Văn Tiến Dũng - Thị xã Buôn Hồ - Tỉnh Đắk Lắk

Từ khóa » Số 1 Văn Tiến Dũng