Đường Vành đai 3,5 & Quy Hoạch đường Vành đai 4-5 Hà Nội

Giới thiệu chi tiết đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5 và Vành đai 3 tại Hà Nội

Đường vành đai 3,5 Hà Nội

Đường vành đai 3,5 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Hà Nội, đi qua các quận và huyện Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Trì, Gia Lâm. Tuyến này nằm ngoài đường vành đai 3 và nằm trong đường vành đai 4 so với vị trí trung tâm thủ đô Hà Nội.

Đường vành đai 3,5 bao gồm các tuyến đường đã xây dựng như sau: đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), đường quốc lộ 5 kéo dài.

Hiện tại, đường vành đai 3,5 đang được thi công đoạn từ quốc lộ 32 đến đại lộ Thăng Long (đoạn đi qua địa bàn huyện Hoài Đức). Tính đến năm 2012, việc thi công đoạn từ đại lộ Thăng Long đến đường trục phía nam Hà Nội (đoạn đi qua địa bàn quận Hà Đông) đã được hoàn thành.

Quy hoạch đường vành đai 3,5 kết nối Bắc và Nam sông Hồng
Quy hoạch đường vành đai 3,5 kết nối Bắc và Nam sông Hồng

Cuối tháng 10 vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32.

Đây là dự án hạ tầng quan trọng, kết nối phía Bắc và Nam sông Hồng, đi qua địa bàn các huyện Hoài Đức, Bắc Từ Liêm và quận Hà Đông, tạo vành đai phía Tây Hà Nội. Dọc tuyến dự kiến có 4 nút giao thông gồm nút giao với đường Đại lộ Thăng Long, nút giao với đường sắt quốc gia hiện có (tuyến đường sắt đô thị số 6), nút giao đường Tố Hữu, đường quốc lộ 6 (thuộc đoạn tuyến có đường trên cao).

Tuyến đường này có chiều dài 5,6km, quy mô mặt cắt ngang 60m, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, sẵn sàng để thi công và dự kiến sẽ đưa vào sử dụng sau 10 tháng triển khai xây dựng.

Sau khi hoàn thiện, tuyến đường vành đai 3,5 đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32 được kỳ vọng sẽ tạo nên làn sóng đầu tư mới, mở rộng thị trường bất động sản phía Tây và phía Bắc Thủ đô. Nhất là khi cuối tháng 7/2016 vừa qua, thông tin huyện Hoài Đức sẽ được nâng cấp lên quận đã được Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải xác nhận.

Bên cạnh đó, sự cải thiện về hệ thống hạ tầng giao thông cũng sẽ kích thích các doanh nghiệp bất động sản tiếp tục rót tiền đầu tư vào khu vực này.

Đường vành đai 4 (Hà Nội)

Dự án đường vành đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ vành đai phục vụ giao thông của Vùng thủ đô Hà Nội.

Theo thiết kế, đường vành đai 4 Hà Nội sẽ gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Mặt đường rộng từ 90 m đến 135 m. Chiều dài toàn tuyến là 136,6 km; đi qua 16 quận, huyện, thị xã, thành phố gồm: Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn (Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm (Hưng Yên), Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh); và Hiệp Hòa (Bắc Giang). Đường vành đai 4 sẽ vượt các sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu.

Chi phí dự kiến cho dự án là 50 nghìn tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT (Build-Operate-Transfer). Thời gian xây dựng đường vành đai 4 sẽ bắt đầu từ khoảng năm 2010, hoàn thành trước 2020.

Quy hoạch đường vành đai 3, 4, 5 và 3,5
Quy hoạch đường vành đai 3, 4, 5 và 3,5

Dự án đường vành đai 5 Hà Nội

Đường Vành đai 5 quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình; Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.

Từ khóa » đường Vành đai 3 5 Là đường Nào