Đường Vành Đai 4 Hà Nội - Thông Tin Cập Nhật Mới Nhất 2022

Đường vành đai 4 Hà Nội là dự án xây dựng tuyến đường bộ vành đai phục vụ giao thông của Vùng thủ đô Hà Nội. Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội có quy mô khoảng 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỉ đồng.

đường vành đai 4 hà nội vùng thủ đô

Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội sẽ gồm 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị, mặt đường rộng từ 90 m đến 135 m. Chiều dài toàn tuyến là 112,8 km; đi qua 16 quận, huyện, thị xã, thành phố gồm: Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn (Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm, Khoái Châu (Hưng Yên); Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh). Đường vành đai 4 sẽ vượt các sông Hồng, sông Đuống.

Dự án đường vành đai 4 – vùng thủ đô sẽ được triển khai theo hình thức đầu tư công kết hợp đầu tư PPP, với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 85.813 tỷ đồng. Dự án được chia làm 7 dự án thành phần độc lập với nhau, trong đó Dự án thành phần 3 – đầu tư hệ thống đường cao tốc theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT do UBND TP. Hà Nội là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Quý nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư bất động sản khu vực Mê Linh, Hà Nội vui lòng liên hệ

Hotline: 0936 201 858

TỔNG QUAN DỰ ÁN VÀNH ĐAI 4 HÀ NỘI

Theo quy hoạch tổng thể, đường vành đai 4 Hà Nội thiết kế 6 làn xe cao tốc và đường gom đô thị. Tuyến đường có chiều rộng 90 – 135m, chiều dài 112,8 km, đi qua 16 đơn vị hành chính cấp huyện gồm:

  • Đan Phượng, Hà Đông, Hoài Đức, Mê Linh, Sóc Sơn, Thanh Oai, Thường Tín (Hà Nội)
  • Phúc Yên (Vĩnh Phúc)
  • Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn, Yên Phong (Bắc Ninh)
  • Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ (Hưng Yên)
  • Hiệp Hòa (Bắc Giang)

Đường vành đai 4 Hà Nội còn đi qua 3 con sông là sông Hồng, sông Cầu và sông Đuống.

Dự án đường vành đai 4 – vùng thủ đô có chiều dài 112,8km, trong đó qua thành phố Hà Nội 58,2km, tỉnh Hưng Yên 19km, tỉnh Bắc Ninh 25,6km và tuyến nối quốc lộ 18 dài 9,7km. Quy mô hoàn chỉnh gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường song hành hai bên.

Điểm đầu: Khoảng Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội); điểm cuối: khoảng Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Dự án đường vành đai 4 Hà Nội được chia thành 3 nhóm dự án với 7 dự án thành phần. Trong đó, nhóm 1 với 3 dự án thành phần giải phóng mặt bằng ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên.

Nhóm 2 với 3 dự án thành phần đầu tư xây dựng đường song hành trên địa bàn 3 địa phương. Nhóm 3 với một dự án thành phần đầu tư xây dựng cao tốc theo phương thức đối tác công tư loại hợp đồng BOT.

ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4 ĐOẠN THUỘC HÀ NỘI

đường vành đai 4 hà nội

1. Đoạn chạy từ QL 32, Quốc lộ 32 đến QL 6, Quốc lộ 6.

Chiều rộng tối thiểu 120m, tối đa 135m. Đoạn chạy trong đê tả đáy cũ rộng 120m. Đoạn chạy trùng đê tả đáy thuộc xã An Thượng rộng nhất 135m. Đoạn duy nhất chạy trong vùng phân lũ sông đáy thuộc địa bàn xã An Thượng và Song Phương, bắt đầu từ phía bắc xã Song Phương và đến hết phía nam xã An Thượng.

Đoạn này chạy qua các xã Đức Thượng, Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế, Yên Sở, Đắc Sở, Tiền Yên, Song Phương, An Thượng, Đông La, La Phù của Hoài Đức và qua Yên Nghĩa của Hà Đông.

+ Phần đường cao tốc 6 làn xe: 36,0m

+ Phần dự trữ phía tây: 9,5m

+ Hành lang đường sắt vành đai phía Tây: 20,0m

+ Đường gom phía Đông: 32,5m

+ Đường gom phía Đông: 22,0m trong đó bố trí 2 là xe bus nhanh BRT ở 2 bên đường gom này chạy hai chiều ngược nhau.

– Đoạn này có 4 nút giao hoàn chỉnh gồm nút giao với QL 32, Quốc lộ 32 tại xã Đức Thượng, nút giao với trục Hồ Tây – Ba Vì tại Cát Quế, nút giao CT 08 Đại lộ Thăng Long tại xã Song Phương, nút giao QL 6, Quốc lộ 6 tại phường Yên Nghĩa

– Nút giao với Đại lộ Thăng Long là nút giao hoàn chỉnh khác mức có bố trí bến xe liên tỉnh phía tây và ga đường sắt quốc gia phía tây.

2. Đoạn chạy từ QL 6, Quốc lộ 6 đến QL 1B, Quốc lộ 1B

3. Đoạn chạy từ QL 1B, Quốc lộ 1B đến CT 04, Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

4. Đoạn chạy từ CT 04, Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đến QL 18, Quốc lộ 18.

5. Đoạn từ QL 2, Quốc lộ 2 đến QL 32, Quốc lộ 32.

Sáng 16/06/2022, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường vành đai 3 TP.HCM, vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội.

QUY HOẠCH DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 4 VÙNG THỦ ĐÔ

Về phạm vi, quy mô đầu tư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, theo quy hoạch đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội có quy mô hoàn chỉnh gồm 6 làn xe cao tốc và hệ thống đường đô thị song hành hai bên, các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ cho đường sắt vành đai.

phối cảnh đường vành đai 4 vùng thủ đô hà nội

Đường Vành đai 4 Hà Nội có chiều dài 112,8 km, chia thành 7 dự án thành phần. Dự án áp dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo đảm yêu cầu an toàn, đồng bộ, chất lượng và hiệu quả. Khuyến khích ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức thi công, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.

Tổng chiều rộng mặt cắt ngang đoạn thông thường là 120m; đoạn đi ra ngoài đê sông Đáy hiện hữu dài khoảng 5,5km tổng chiều rộng mặt cắt ngang 135m bảo đảm tuân thủ Luật Đê điều; một số vị trí đặc biệt đi qua khu đô thị, khu công nghiệp, không có đường sắt song hành khó khăn về giải phóng mặt bằng có thể thu hẹp phần dự trữ tổng chiều rộng mặt cắt ngang 90m.

Đối với đoạn Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Ninh có dự trữ quy hoạch bề rộng 30m để tương lai địa phương thực hiện giải phóng mặt bằng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của địa phương.

Để phù hợp với số liệu dự báo nhu cầu vận tải và khả năng cân đối vốn, Dự án được nghiên cứu phân kỳ đầu tư theo quy mô 17m, tương tự như tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án đường Vành đai 4 Hà Nội khoảng 1.341 ha, trong đó: đất trồng lúa khoảng 816 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 258 ha, đất dân cư khoảng 58 ha và đất khác khoảng 209 ha. Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án. Giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch.

Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 85.813 tỉ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025 là 41.860 tỉ đồng; nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026 – 2030 là 14.506 tỉ đồng.

tiến độ thực hiện dự án đường vành đai 4 hà nội

Về tiến độ thực hiện, chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2022, cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.

Về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, đến nay, Hội đồng nhân dân của các địa phương có Dự án đi qua đã có nghị quyết và cam kết bố trí đủ vốn ngân sách địa phương cho Dự án trong giai đoạn 2021 – 2025.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.

Quý nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư bất động sản khu vực Mê Linh Hà Nội vui lòng liên hệ

Hotline: 0936201858

Từ khóa » đường Vành đai 4 Hà Nội đi Qua đâu