Đứt Dây Chằng Bên Trong: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị

Chấn thương liên quan đến dây chằng đầu gối luôn là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai, đặc biệt là người chơi thể thao. Trong đó, đứt dây chằng bên trong gối là chấn thương khá phổ biến. Điều trị sao cho hiệu quả, nguyên nhân và dấu hiệu để phòng tránh loại tổn thương này là gì? Lời giải đáp sẽ nằm trong bài viết dưới đây. 

Đứt dây chằng bên trong gối là gì?

Đứt dây chằng bên trong là tình trạng khi bị căng cơ quá mức hoặc giật mạnh hoặc chèn ép, dây chằng sẽ bị tổn thương. Thông thường, dây chằng này rất dễ bị bong ở đường khớp, hay bị nhổ đứt ở những vị trí nguyên ủy hoặc bám tận. (1)

Dây chằng bên trong gối (dây chằng bên chày) là một loại dây chằng rộng, dẹt, dạng dài; trải dài từ lồi cầu trong xương đùi tới mặt trong mâm chày. Loại dây chằng này cũng sẽ bám vào bờ của sụn chêm trong. 

đứt dây chằng đầu gối trước

Thông thường, đứt dây chằng bên chày hay còn được gọi là hội chứng MCL (Medial Collateral Ligament), sẽ xảy ra khi người bệnh vận động quá mạnh hay có sự chuyển hướng bất ngờ. Nó gây ra tình trạng giãn hoặc rách, thậm chí là khiến dây chằng bị đứt hoàn toàn.

banner tâm anh quận 7 content

Do đó, hội chứng này thường khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, hạn chế sự vận động tự nhiên của khớp gối. (1)

Dấu hiệu đứt dây chằng bên trong

Giống như đa số các chấn thương đứt dây chằng chéo đầu gối khác, tình trạng đứt dây chằng bên trong cũng có những dấu hiệu điển hình sau:

  • Người bị đứt hoặc rách dây chằng bên trong đầu gối sẽ cảm thấy đau đớn tại mặt trong khớp gối. Khi xoay khớp gối, sẽ cảm nhận cơn đau tăng dần.
  • Những hoạt động như gập và xoay ngoài khớp gối sẽ khiến những cơn đau thêm trầm trọng. Khi đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, chườm nóng để giảm đau.
  • Cơn đau do tổn thương loại dây chằng này thường nhức nhối, âm ỉ, dai dẳng, thậm chí có thể gây mất ngủ.
  • Hội chứng rách dây chằng bên chày sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy như bị kìm hãm, xuất hiện tiếng lạ (rắc, bụp) khi nâng khớp gối ở bên chân bị tổn thương.
  • Bên cạnh những cơn đau, người bị chấn thương dây chằng trong khớp gối còn có nguy cơ đối mặt với các bệnh lý như viêm bao hoạt dịch, viêm gân, viêm khớp hay trẹo trong khớp gối. Những bệnh lý này dễ làm bệnh nhân nhầm lẫn trong bệnh cảnh lâm sàng sau chấn thương khớp gối.

Khi thăm khám lâm sàng, người bị chấn thương dây chằng bên trong gối thường cảm nhận rõ những cơn đau dọc theo chiều dài dây chằng, bám từ lôi cầu trong xương đùi tới điểm bám tận trên xương chày. Nếu dây chằng bị nhổ khỏi chỗ bám trên xương, cơn đau có thể khu trú ở đầu gần hay đầu xa của dây chằng. (2)

Trong khi đó, nếu bị bong dây chằng, bệnh nhân sẽ có điểm nhạy cảm đau lan tỏa hơn. Nếu bị chấn thương dây chằng nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ nhận thấy sự lỏng lẻo ở khớp gối khi vặn trong hoặc vặn ngoài. 

dut-day-chang

Hơn thế nữa, các cơn đau do tổn thương dây chằng bên chày có khả năng gây ra các cơn co cứng cơ, gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động hằng ngày. Vì thế, để điều trị đứt dây chằng bên trong hiệu quả, người bệnh nên tiến hành chụp cộng hưởng từ MRI để xác định triệu chứng lâm sàng. banner subs ctch content

Song song đó là hiện tượng tràn dịch khớp gối, sưng tấy đầu gối…  cũng là dấu hiệu chấn thương dây chằng bên chày. Thế nhưng, đây đôi khi cũng là dấu hiệu của tình trạng tổn thương trong khớp. Để được chẩn đoán bệnh lý, người bệnh cần phải chụp cộng hưởng từ MRI để được khẳng định chính xác nhất.

Xem thêm một số chấn thương dây chằng khác tại các bài viết được tư vấn chuyên môn từ các Chuyên gia – Bác sĩ thuộc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Tâm Anh:

  • Chấn thương đứt dây chằng chéo trước
  • Chấn thương đứt dây chằng chéo sau
  • Chấn thương đứt dây chằng chéo bên ngoài

Nguyên nhân đứt dây chằng bên trong gối

Theo các bác sĩ Y học thể thao của hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, dây chằng bên chày rất dễ bị tổn thương bởi những áp lực hay sức ép tác động lên mặt ngoài khớp gối. Tác động này khiến mặt ngoài khớp gối bị cong lại, trong khi mặt trong thì mở rộng ra. Nếu bị kéo giãn quá mức, dây chằng này sẽ dễ dàng bị rách, để lại những tổn thương lâu dài, khó phục hồi. 

Những người chơi thể thao có nguy cơ rất cao đối mặt với chấn thương này. Chẳng hạn như với cầu thủ đá banh, tổn thương dây chằng bên chày có thể xảy ra từ những cú “truy cản từ phía sau”. 

Đứt dây chằng bên trong có nguy hiểm không?

Đứt dây chằng bên trong sẽ có ba mức độ chấn thương:

  • Chấn thương cấp độ 1: Dây chằng không bị rách hoàn toàn, dưới 10% sợi collagen bị đứt, không bị mất vững khớp gối. Phần lớn người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau khi có lực tác động lực phía ngoài, khiến đầu gối bị cong, không kèm theo các triệu chứng khác.
  • Chấn thương cấp độ 2: Dây chằng không rách hoàn toàn nhưng đau và sưng nhiều hơn cấp độ 1, kèm theo tình trạng mất vững khớp gối. Khi được bác sĩ kiểm tra khớp gối (tương tự cấp độ 1), người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau rõ rệt ở mặt trong đầu gối. Khi hoạt động, người bệnh sẽ cảm thấy khớp gối lỏng lẻo nhẹ.
  • Chấn thương cấp độ 3: Dây chằng rách hoàn toàn, kèm theo tình trạng mất vững khớp gối, đau và sưng rất nhiều. Những dây chằng khác ở khớp gối cũng có khả năng bị rách. Khi được kiểm tra, khớp gối xuất hiện tình trạng lỏng khớp rất rõ.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác và điều trị đứt dây chằng trong khớp gối, người bệnh nên đến bệnh viện uy tín có đầy đủ trang thiết bị để bác sĩ tiến hành kiểm tra. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ gập nhẹ đầu gối của người bệnh hoặc tạo một số áp lực đột ngột từ bên ngoài lên khớp gối. Nếu bác sĩ nhận thấy dấu hiệu lỏng khớp, bệnh nhân có khả năng cao đã bị chấn thương dây chằng bên chày. (3)

ban-chup-dut-day-chang

Để xác định rõ vị trí và mức độ tổn thương dây chằng bên trong gối, người bệnh có thể được chỉ định chụp MRI. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp thêm X-quang để xác định các tổn thương khác đi kèm, chẳng hạn như gãy xương.

Phương pháp điều trị đứt dây chằng bên trong

Sơ cứu

Sơ cứu sẽ dành cho những trường hợp chấn thương MCL nhẹ. Phương pháp này sẽ bao gồm:

  • Chườm đá 
  • Nâng đầu gối cao hơn tim
  • Uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và sưng tấy
  • Sử dụng băng nẹp hoặc mang nẹp để cố định đầu gối, ngừa tổn thương thêm  
  • Nghỉ ngơi, tránh các vận động mạnh
  • Sử dụng nạng để giảm lực tác động lên đầu gối khi di chuyển

cham-soc-vet-thuong

Vật lý trị liệu

Đối với những chấn thương nặng hơn, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu tập vật lý trị liệu khi cơn đau MCL giảm dần. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân một số bài tập tăng cường cơ ở chân, đặc biệt là đầu gối. Các bài tập hỗ trợ điều trị đứt dây chằng bên chày này sẽ giúp cải thiện phạm vi chuyển động của đầu gối, hỗ trợ quá trình phục hồi chấn thương nhanh hơn.

khám đứt dây chằng

Phẫu thuật

Theo các chuyên gia chấn thương chỉnh hình BVĐK Tâm Anh, chấn thương MCL thường rất hiếm phải điều trị bằng phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi dây chằng bên chày rách hoàn toàn, không có khả năng tự phục hồi. Nếu chấn thương MCL kết hợp chấn thương dây chằng khác, phẫu thuật cũng là phương pháp điều trị được khuyến khích áp dụng cho bệnh nhân.

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh tiến hành nội soi khớp để kiểm tra mức độ chấn thương của dây chằng bên chày và rà soát lại những chấn thương liên quan trong đầu gối.

Tham khảo: Đứt dây chằng đầu gối có phải mổ không?

Phòng ngừa chấn thương chấn thương dây chằng bên chày

Đa số chấn thương chấn thương dây chằng bên chày sẽ xảy ra khi tập luyện thể dục thể thao. Chấn thương này cũng có khả năng đến từ tai nạn, khi vặn hay xoay đầu gối đột ngột, đầu gối bị căng quá mức. Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả chấn thương dây chằng bên trong gối:

  • Luôn khởi động và áp dụng các biện pháp bảo vệ đầu gối khi tập luyện. Bởi nếu dây chằng khỏe và linh hoạt, khi gặp tổn thương, chúng có thể dễ bị kéo căng hơn là rách.
  • Mang giày vừa vặn và phù hợp với loại hình luyện tập. Điều này sẽ giúp giảm lực tác động lên đầu gối khi vận động và hỗ trợ khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.
  • Tránh luyện tập khi mệt mỏi hoặc đang bị chấn thương đầu gối.
  • Hạn chế chạy trên bề mặt không bằng phẳng vì có khả năng làm tăng nguy cơ té ngã hay trẹo đầu gối.
  • Đối với người chơi thể thao, thường xuyên rèn luyện cơ thể cũng là cách ngăn ngừa chấn thương dây chằng bên trong gối rất hiệu quả. (2)

Nói tóm lại, chấn thương dây chằng bên trong gối sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đã liệt kê ở trên, bạn nên sớm thăm khám và điều trị đứt dây chằng bên trong tại những bệnh viện chuyên khoa. Điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể, hạn chế di chứng từ tổn thương. 

Quy tụ đội ngũ chuyên gia hàng đầu giỏi chuyên môn, ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị cơ xương khớp Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Nội cơ xương khớp tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng trăm ngàn bệnh nhân, trong đó có tình trạng thoái hóa khớp.

Bên cạnh đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thực tiễn và chuyên môn, hệ thống BVĐK Tâm Anh còn được đầu tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy X-quang thế hệ mới… nhằm phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh.

Đặc biệt nhất là công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS pheno của thương hiệu Siemens nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.

Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương thể thao tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Như vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu qua về các phương pháp và bài tập giúp hỗ trợ điều trị đứt dây chằng bên trong cùng với biết thêm về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh lý này, mong những thông tin trên đã đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của bạn, bạn có thể ghé qua trang chuyên khoa để tìm hiểu về các bệnh lý liên quan cũng như những kiến thức y khoa mới nhất nhé.

Từ khóa » đó Bên Trong