Duyên đến Nên Quý, Duyên Hết Nên Buông Hoa Nở Là Hữu Tình, Hoa ...
Có thể bạn quan tâm
Duyên đến nên quý, duyên hết nên buông
Hoa nở là hữu tình, hoa rơi là vô ý
Người đến là duyên khởi, người đi là duyên tàn
Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan
Vạn pháp do duyên, vạn sự tùy duyên
Bất cầu bất khổ..!!!
Những lời Đức Phật dạy
Được lưu lại rất nhiều,
Về từ bi, bác ái,
Việc thiện và tình yêu.
Cũng chính Đức Phật dạy:
Mùi thơm của cỏ hoa,
Dù đang mùa nở rộ,
Cũng không thể bay xa.
Nhưng mùi thơm việc tốt,
Việc thiện ở trần gian,
Dù là việc rất nhỏ,
Cũng lên tận Niết Bàn.
1/ Kho tàng vô tận của ta là nụ cười.
2/ Thông minh nhất của ta là tự chủ.
3/ Công bình nhất ta có là thời gian.
4/ Bạn thân nhất của ta là sức khỏe.
5/ An ủi nhất của ta là bố thí.
6/ Sức mạnh nhất của ta là khoan dung.
7/ Thông thái nhất của ta là tình thương.
8/ Hy vọng nhất của ta là tự thay đổi.
9/ Thành công nhất của ta là sự lễ độ.
10/ Kẻ thù nhất của ta là tham vọng.
11/ Cô độc nhất của ta là mặc cảm.
12/ Dại dột nhất của ta là tuyệt vọng.
13/ Đau khổ nhất của ta là tự ly.
14/ Sai lầm nhất của ta là dối trá.
15/ Ăn năn nhất của ta là bất hiếu.
16/ Tật nguyền nhất của ta là ghen tỵ.
17/ Yếu đuối nhất của ta là thịnh nộ.
18/ Thất bại nhất của ta là tự kiêu.
Vạn sự khởi từ tâm "12 duyên lành trong cuộc sống"
1 - Được sinh ra trong một gia đình tử tế, đàng hoàng, trong sạch, thanh liêm.
2 - Được bố mẹ để lại cho của cải.
3 - Có sức khỏe tốt và được nuôi ăn học đến nơi đến chốn.
4 - Được gặp thầy hiền, bạn tốt.
5 - Được làm công việc chân chính (chánh nghiệp) mà mình yêu thích.
6 - Được làm việc trong môi trường trong lành.
7 - Gặp được người bạn đời chung thủy và thuận vợ thuận chồng.
8 - Sinh ra được những đứa con khỏe mạnh, có tư chất thông minh, hiền thảo.
9 - Biết đi chùa lễ Phật, biết nương tựa vào Tam Bảo (Phật - Pháp - Tăng).
10 - Gặp được các bậc minh sư chỉ cho con đường Chính pháp mà tu.
11 - Quy tụ được các đạo hữu cùng chí hướng, mộ đạo và biết sống hòa ái, yêu thương.
12 - Biết làm việc phước đức, giúp người, giúp đời.
Cuộc sống vốn như con tạo xoay vần, duyên đến rồi duyên lại đi, lành hay dữ đều do từ ta mà ra cả. “Vạn sự khởi từ tâm”, nên biết điều đó. Muốn có duyên lành, hãy thận trọng trước khi gieo giống!
Ta nhìn thấy gì trong mắt nhau
Biển đời đầy ấp những khổ đau
Thương nhau cùng bước qua gian khó
Bỏ lại sau lưng những nỗi sầu.
Ta đặt tâm mình vào tâm nhau
Để niềm thương cảm rất đậm sâu
Ai cũng cần nhau điều tử tế
Đường đời chưa biết sẽ về đâu.
Còn phút giây nào trông thấy nhau
Duyên lành xin giữ đến nghìn sau
Mái chùa cõi Phật cùng nương tựa
Mơ ước một ngày thoát khổ đau
HÃY LÀM CHỦ SỐ PHẬN CỦA MÌNH
Đừng làm tâm thức bạn nặng trĩu với những tư tưởng vô ích. Có gì tốt đẹp trong việc nghiền ngẫm quá khứ và muộn phiền về tương lai? Hãy an trú trong sự giản đơn của giây phút hiện tại. Hãy sống hòa hợp với Giáo Pháp. Hãy làm cho Giáo Pháp trở thành tinh túy của cuộc đời và kinh nghiệm của bạn. Hãy làm chủ số phận của mình.
Phải dùng “tâm cám ơn, tâm bình thường, tâm hoan hỷ” để đối diện với tất cả những việc xảy ra trên thế gian này. Tâm niệm thiện từng bước đều trở nên tốt đẹp; nếu con tâm niệm bất thiện thì từng bước trở nên xấu ác.
A Di Đà Phật.
Đời quá ngắn thương nhau còn chưa đủ
Bận lòng chi bao oán hận bâng quơ..
Ta cười bóng trong gương cười trở lại
Lòng yêu thương thành biển rộng vô bờ.
A Di Đà Phật.
Từ là tâm chẳng sân si
Bi là thương hết không vì một ai..
Hỉ là vui vẻ hài hòa
Xả là xóa hết đắng cay vui buồn.
A Di Đà Phật.
Tu là phúc của thân hiện tại
Tu là vui của cái đời sau
Tu làm nhẹ kiếp khổ đau
Tu cho hồn khỏi đọa vào đường mê.
Sớm tu được sớm kề Sen báu
Sớm tu thì phiền não sớm tan
Mau tu chớ để muộn màng
Vô thường chẳng đợi thời gian không chờ.
Tiếng kệ Tình Phật Tử của Ngài Thanh Sĩ
Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sinh, đồng trọn thành Phật đạo.
Kết luận: Bạn thấy lời dạy nào ý nghĩa nhất với bản thân mình? Lời phật dạy là đúng nhưng không phải cứ đọc lên là chúng ta cảm nhận và áp dụng được ngay. Nếu vậy, ai cũng có thể đi tới bến bờ hạnh phúc rồi. Sự trải nghiệm và cảm nhận là khác nhau ở mỗi người. Cảm nhận được càng nhiều càng tốt. Hi vọng rằng bến bờ hạnh phúc đang gọi tên bạn.
Duyên là gì?
Chỉ một chữ “duyên” được hiểu theo rất nhiều hướng xong cũng chỉ là để giải thích cho việc tại sao giữa hàng ngàn người với những tính cách, phong cách sống khác nhau lại có thể gắn kết với nhau.
Chữ duyên là gì mà ngay cả tiếng anh, tiếng trung hay hình xăm đều nhắc đến nó. Để hiểu rõ được chữ duyên nghĩa là gì thì khó có ai hiểu được hết về nó. Chỉ biết rằng, trong cuộc sống có những người chỉ vô tình gặp nhau lại có thể hiểu thấu nhau. Cũng có những người dù tính cách giống nhau nhưng lại không thể hòa hợp.
Tất cả đều được định bằng chữ “duyên”. Duyên phận của mỗi người thật không thể đoán được. Giống như câu duyên phận đều là là do là trời định, gặp nhau đã khó để đến được với nhau đều dựa vào 2 chữ duyên phận.
Đối với việc gặp gỡ giữa những con người với nhau không phải là một sự tình cờ mà hoàn toàn có lý do, lý do đó chính là chữ “duyên”. Duyên ở đây có thể hiểu theo các nghĩa như: nhân duyên, cơ duyên, thiện duyên hay nghiệt duyên.
Dù cho duyên là một thứ gắn kết tất cả mọi thứ với nhau, nhưng chữ duyên lại không phải là sự vĩnh viễn. Theo như phật dạy, tất cả mọi thứ đều chỉ có thời điểm không có gì là mãi mãi, hãy biết nắm giữ cơ hội và chữ “duyên” của chính mình.
Tùy duyên là gì?
Tùy duyên, được hiểu theo nghĩa là sự chấp thuận làm theo không oán thán, trách móc hay oán trách bất cứ điều gì. Tuy nhiên, để làm được những điều này thì mấy ai trên đời có thể làm được. Chỉ có đạt về cảnh giới về tư tưởng như đức phật thì mới có thể thấu hiểu hết và làm được theo câu nói: “vạn sự tùy duyên”.
Trong chữ “tùy duyên” được hiểu theo 2 hướng là hướng tích cực và hướng tiêu cực. Hướng tích cực chính là dùng tấm lòng của mình để đi làm việc thiện, không dùng lòng sân si đố kị của mình để nắm giữ cơ duyên. Còn theo hướng tiêu cực được hiểu là sự phó thác, ỷ lại vào số phận không biết vươn lên thì đó chính là tùy duyên theo hướng tiêu cực.
Cũng giống như trong tình yêu, nếu như chúng ta thích một người dù có làm cách nào đi chăng nữa (trong hạn mức quy định) người đó cũng không yêu mình thì nên buông bỏ.
Điều này chứng tỏ, mình và người đó không có duyên với nhau, còn nếu cứ tiếp tục làm quá lên (gọi là ép duyên) thì tất cả mọi thứ đều sẽ trở về con số 0 và còn khiến cho chính bản thân mình đau khổ hơn.
Duyên đến nên quý – duyên hết nên buông, hoa nở là hữu tình – hoa rơi là vô ý
Duyên sâu thì hợp, duyên mỏng thì tan
Vạn pháp do duyên, vạn sự tùy duyên
Bất cầu bất khổ..!!!
Duyên đến nên quý – duyên hết nên buông.
Yếu vô phiền não là cái điều quan trọng là làm sao cho cái tâm của chúng ta đừng có phiền não. Tại vì mình nhớ cái tâm phiền não thì sau cùng mình bị phiền não. Cái tâm mình vui thì sau cùng mình vui. Đạo Phật là đạo LY KHỔ ĐẮC LẠC. Khổ là sầu khổ, là phiền não. Phải tự mình ly cái này ra:
Yếu vô phiền não, yếu vô sầu
Bổn phận tùy duyên, mạc cưỡng Cầu
Vô ích ngữ ngôn, hựu khai khẩu
Vô can kỷ sự, thiểu đương đầu.
Như vậy: Gặp một cảnh giới nào mà chúng ta sợ nay không sợ. Gặp một cảnh trạng nào mình buồn nay nhất định đừng buồn. Tất cả những cái đó đừng để nó chui vào trong tâm. “Yếu Vô Phiền Não Yếu Vô Sầu“, hay vô cùng!
Bài thơ này gói trọn cả một lời khai thị tuyệt vời giúp cho chúng ta giữ tâm an tịnh.Như vậy: Gặp một cảnh giới nào mà chúng ta sợ nay không sợ. Gặp một cảnh trạng nào mình buồn nay nhất định đừng buồn. Tất cả những cái đó đừng để nó chui vào trong tâm. “Yếu Vô Phiền Não Yếu Vô Sầu“, hay vô cùng!
“Bổn phận tùy duyên, mạc cưỡng Cầu“. Khi mình làm một việc gì lúc nào cũng coi có thuận duyên hay không? Nếu thuận duyên thì làm, không thuận duyên thì niệm Phật, chớ nên ráng sức quá đáng, vì khi ráng sức quá đáng, khi làm việc gì ngoài bổn phận của mình thường thường tạo ra phiền não. Cho nên bổn phận phải tùy duyên.
“Vô ích ngữ ngôn hựu khai khẩu”. câu này cũng thật sự là hay! Tổ nào cũng nói như vậy hết. “Vô ích ngữ ngôn” là những lời nói gì vô ích. “Hựu” là chẳng, đừng… đừng có nói, đừng “Khai khẩu”. Vô trong đạo tràng khi muốn nói một câu gì mà thấy rằng câu nói này vô ích… thì đừng nói.
Chính vì vậy, những đạo tràng trang nghiêm thường thường chư Tổ nhắc nhở rằng, nói chuyện thì bỏ đi, đọc kinh thì bớt lại, còn niệm Phật thì nhiều thêm một chút. Những đạo tràng trang nghiêm thường thường có tổ chức những ngày tịnh khẩu, tại vì tịnh khẩu như vậy tức là “Hựu khai khẩu“, là đừng có khai khẩu.
Khai là mở, khẩu là miệng, đừng mở miệng ra nói. Nhờ vậy mà tránh bớt những chuyện thị phi, chấp trước, nói người này xấu người kia tốt, nói những chuyện của thế gian ra… Chính những cái chuyện của thế gian này nó trói chúng ta lại, nó trói riết… nó trói riết, nó trói đến lúc nằm xuống rồi thì gặp toàn là những chuyện đó.
Tất cả đều do chính cái tâm của mình đã làm sai, để chính mình chịu chứ không ai chịu cả. “Vô ích Ngữ Ngôn” là những ngôn ngữ, lời nói vô ích, không có ích sự gì, không có giúp ích cho mình trên con đường vãng sanh thì đừng nên nói.
Từ khóa » Bài Thơ Hoa Nở Là Hữu Tình Hoa Rơi Là Vô ý
-
Duyên đến Nên Quý, Duyên Hết Nên Buông, Hoa Nở Là Hữu Tình, Hoa ...
-
Hoa Nở Là Hữu Tình, Hoa Rơi Là Vô ý - Nhân Văn Blog
-
Ý Nghĩa Câu Hoa Nở Là Hữu Tình Hoa Rơi Là Vô Ý, Đáng Ngẫm
-
Ý Nghĩa Câu Hoa Nở Là Hữu Tình Hoa Rơi Là Vô ý
-
Ý Nghĩa Câu Hoa Nở Là Hữu Tình Hoa Rơi Là Vô ý
-
Ý Nghĩa Câu Hoa Nở Là Hữu Tình Hoa Rơi Là Vô ý
-
'' Hoa Nở Là Hữu Tình, Hoa Rơi Là... - Rap Việt Underground | Facebook
-
Hoa Nở Là Hữu Tình, Hoa Rơi Là Vô ý... - THIỀN TÔNG PHẬT ĐÀI
-
Hoa Nở Là Hữu Tình, Hoa Rơi Là Vô ý Người đến Là Khởi Duyên, Người ...
-
Ý Nghĩa Câu Hoa Nở Là Hữu Tình Hoa Rơi Là Vô Ý
-
Hoa Nở Là Hữu Tình Hoa Rơi Là Vô Ý Hoa Nào Rồi Cũng Tàn ...
-
Đáng Ngẫm: Duyên đến Nên Quý – Duyên Hết Nên Buông, Hoa Nở Là ...
-
Top 14 Hoa Nở Hữu Tình Hoa Rơi Vô ý Là Gì 2022