Duyên Khởi Hay Thập Nhị Nhân Duyên - Chùa A Di Đà
Có thể bạn quan tâm
I.-Định nghĩa: thuyết Duyên Khởi và Thập nhị nhân duyên.
Trong Kinh Phật Tự Thuyết (Udana, Tiểu Bộ Kinh I, tr. 291), Đức Phật nói: “Vì cái này có, cái kia có. (imasmim sati idamhoti). Vì cái này sinh, cái kia sinh. (imassuppàda idam uppajjati). Vì cái này không, cái kia không. (imasmim asati idam na hoti). Vì cái này diệt, cái kia diệt. (imassa nirodhà idam airujjhata”
Bốn câu trên cho thấy sự tương liên, tương tác trong sự hiện hữu liên tục của mọi sự vật, và sự tương liên, tương tác trong sự hủy diệt của mọi sự vật. Căn cứ trên nguyên tắc này, thuyết Duyên Khởi được thành lập. Thuyết Duyên khởi (Hán. 縁起, Sa. pratītyasamutpāda, Pa. paṭiccasamuppāda, cũng được gọi là Nhân duyên sinh (因縁生), và vì bao gồm 12 thứ/ 12 thành phần nên cũng có tên là Thập nhị nhân duyên (十二因縁, Sa. Dvādaśanidāna/ dvādaśāṅgapratītyasamutpāda).
Tiếng duyên khởi được dịch ra tiếng Anh với nhiều cụm từ khác nhau như sau: dependent origination, dependent arising, interdependent co-arising, conditioned arising, và conditioned genesis (genesis = căn nguyên). Còn cụm từ Thập Nhị Nhân Duyên được dịch là the Twelve Links of Interdependent arising).
Theo tiếng Sanskrit thì pratītyasamutpāda gồm có 2 tiếng: -pratītya có nghĩa là tùy thuộc (dependent), chữ này đã thấy xuất hiện trong Kinh văn Vedas và Upanishads. Trong Kinh Rig Veda, chữ này có nghĩa là tùy thuộc, là gốc rể. Cũng trong tiếng Sanskrit chữ tiếp đầu ngữ prati có nghĩa là đi tới, diễn tiến, tiếp cận. -samutpāda có nghĩa là phát khởi (arising), khởi sự (originate), hậu quả (effect). Do đó ý tưởng về duyên khởi (the idea of dependent origination) có lẽ đã có trước khi Đức Phật ra đời. Các nhà nghiên cứu triết học Ấn độ đã nhận thấy 4 chi đầu tiên của dây chuyền có 12 chi như: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc đã có trong lý thuyết về vũ trụ của Brihadaranyaka Upanishad và các kinh văn Vedas cổ xưa hơn. • • • • Thuyết Duyên Khởi/ 12 Nhân Duyên quan niệm rằng một vòng tròn gồm có 12 chi hay 12 mắt xích dính với nhau như sợi dây chuyền. Cái mắt xích này là nhân gây ra quả là cái mắt xích kia nhờ duyên là các điều kiện thích hợp - năng lực- xúc tác với nhân. Rồi quả sẽ là nhân cho một tiến trình mới với sự trợ giúp của duyên mới để tạo thành một quả mới; và cứ như thế tiếp tục mãi mãi; chỉ khi nào có một cái bị diệt thì cái kia cũng bị diệt. Nói khác, sự sanh khởi phải có điều kiện, thuyết duyên khởi có thể diễn tả qua một tiến trình như sau
Nhân - Duyên - Quả
Nhân chỉ lý do chính, duyên là điều kiện trợ giúp để sinh ra quả. Nhân là nguyên nhân tức là cái gì phát động ra ở mọi sự vật để gây ra một kết quả. Duyên là duyên cớ, là điều kiện, là năng lực, là sự tương hợp để giúp nhân tạo ra quả. Một thí dụ đơn giản: hột lúa (1) là cái quả của cây lúa (1) đã chín, hột lúa (2) sẽ là cái nhân của cây lúa (2) sắp mọc lên. Lúa muốn thành cây lúa, muốn có bông lúa thì phải nhờ có điều kiện: có năng lượng thích hợp như đất, nước, không khí, ánh sáng, đây chính là duyên. Trong vòng tròn có 12 mắt xích thì mỗi mắt xích là nguyên nhân gây phát khởi mắt xích kế tiếp, và mỗi mắt xích kế tiếp sẽ trở thành một nhân mới, và cứ tiếp diễn liên tục như thế, theo thuyết duyên khởi thì không có nguyên nhân đầu tiên, tất cả các nguyên nhân và kết quả cùng nhau hiện hữu, chúng có liên hệ hổ tương, tuỳ thuộc với nhau. Theo Đức Phật thì chúng ta thấy có 2 loại quan hệ giữa các sự vật là: - Quan hệ đồng thời: "Cái này có thì cái kia có, Cái này không thì cái kia không." có nghĩa là mọi sự vật đều tương liên, đều cùng nhau mà hiện hữu. -Quan hệ dị thời: "Cái này sinh nên cái kia sinh, Cái này diệt nên cái kia diệt." có nghĩa là mọi sự vật kế tiếp liên tục để sinh khởi, cái này sinh ra trước để làm nhân sinh ra cái kia khi có điều kiện thích hợp; nếu một sự vật bị diệt thì sự vật kế tiếp cũng bị diệt. Nói tóm, theo thuyết duyên khởi thì không có cái gì hiện hữu độc lập với cái khác; mọi thứ đều liên kết tùy thuộc lẫn nhau.
Từ khóa » Thập Nhị Nhân Duyên Tiếng Anh Là Gì
-
Ly - - Vietnamese - English Buddhist Library
-
Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca-samuppāda) Là Gì ? Giải Thích Thập ...
-
Mười Hai Nhân Duyên (Song Ngữ Vietmanese-English PDF)
-
Duyên Khởi Hay Thập Nhị Nhân Duyên - Thư Viện Hoa Sen
-
Duyên Khởi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ý Nghĩa Và Nội Dung Của Thập Nhị Nhân Duyên - .vn
-
06. Căn Bản Thập Nhị Nhân Duyên Phật Giáo - The Twelve Links Of ...
-
Top 20 Duyên Khởi Tiếng Anh Là Gì Mới Nhất 2022 - XmdForex
-
[07] Thập Nhị Nhân Duyên - Books-Tủ Sách - Nguyễn Văn Tiến
-
Tìm Hiểu Về Thập Nhị Nhân Duyên Trong Tiếng Trung
-
Thập Nhị Nhân Duyên Là Gì? Giải Nghĩa Chi Tiết - Hvdong
-
Sơ Lược Về Lý Duyên Khởi - Bình Anson
-
Kinh 369. Thập Nhị Nhân Duyên (1) - SuttaCentral