Dzi Là Gì? Những điều Bạn Chưa Biết Về Kim Cương Xứ Himalaya

1. Ngọc đá Dzi là gì?

1.1. Tổng quan về ngọc đá Dzi

Ngọc đá Dzi (phát âm là “Gzi” hoặc “Zee”), được người Trung Quốc ví như là là “Thiên châu”. Dzi cũng được đặt cho nhiều danh xưng mỹ miều như: “Thiên châu Tây Tạng”, “ Kim cương Tây Tạng” hay “Kim cương xứ Himalaya”. Dzi cũng được gọi là Mã Não Lạt Ma.

Ngọc đá Dzi được coi là kim cương xứ Himalaya
Ngọc đá Dzi được coi là kim cương xứ Himalaya

Trong tiếng Tây Tạng, “Dzi” có nghĩa là “lộng lẫy, lung linh. tỏa sáng”. Người ta chưa tìm ra được nguồn gốc của ngọc đá Dzi, chỉ biết rằng trong hàng ngàn năm nay, người Tây Tạng đã xem Dzi như một loại đá quý có giá trị cao nhất.

Người Tây Tạng rất coi trọng giá trị tâm linh của loại đá này. Họ xem chúng như một loại bùa hộ mệnh. Chính vì vậy mà trong một số phương thức truyền thống của người dân nơi đây, người ta đã sử dụng cả bột đá được nghiền nhỏ từ đá Dzi.

Đá Dzi cũng được sử dụng trong các nghi lễ thờ phụng và thường được coi là bảo vật gia truyền qua nhiều thế hệ. Có những viên ngọc đá Dzi được ghi nhận là tồn tại qua cả nghìn năm và được cung phụng bởi rất nhiều đời gia chủ. Người ta cho rằng đá Dzi xuất hiện từ thời cổ đại và không ngừng hấp thu năng lượng từ vũ trụ. Do đó đá Dzi có thể xua tan đi “xú khí”, mang lại phước lành cho gia chủ.

Đá Dzi được sử dụng trong các nghi lễ thờ phụng và nghi lễ tôn giáo
Đá Dzi được sử dụng trong các nghi lễ thờ phụng và nghi lễ tôn giáo

1.2. Đặc điểm nhận dạng của ngọc đá Dzi

Ngọc đá Dzi có nguồn gốc từ Mã Não, chính vì vậy mà người ta cũng gọi loại đá này với cái tên Mã Não Lạt Ma. Một số ít Dzi có nguồn gốc từ Can Thạch. Họa tiết trên mặt ngoài ngọc đá Dzi rất đa dạng, có thể là hình tròn, hình vuông, hình bầu dục, các đường kẻ, đường cong hình sóng, đường zigzag, các dấu chấm… Các viên ngọc đá Dzi thường có tông màu nâu hoặc đen làm nền cho những họa tiết màu trắng ngà.

Trong số các loại ngọc đá Dzi, loại đá có họa tiết bao gồm nhiều chấm nhỏ ở vùng màu trắng được cho là trân quý nhất. Loại đá Dzi như vậy cực kỳ hiếm gặp, bởi vậy chúng rất được ưa chuộng và có giá thành tương đối cao. Ngoài ra, những viên Dzi trên bề mặt có dấu vết phong hóa cũng rất được ưa chuộng.

1.3. Giải thích nguồn gốc của Dzi từ góc độ tín ngưỡng

Người ta chỉ biết rằng ngọc đá Dzi có xuất xứ từ Tây Tạng và một số vùng trong dãy Himalaya. Những viên Dzi đầu tiên được cho là đã xuất hiện từ khoảng 3000 năm trước công nguyên.

Người ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc của đá Dzi
Người ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc của đá Dzi

Những nỗ lực nghiên cứu nguồn gốc của loại đá này đều không đạt được kết quả. Chính bởi vì sự huyền bí này nên giá trị của đá Dzi là rất lớn, thậm chí Dzi còn được coi là một trong những loại đá quý giá nhất trên thế giới, có thể sáng ngang với kim cương. Giới thượng lưu ở Tây Tạng sử dụng đá Dzi thay cho tiền mặt. Đây cũng là nguyên nhân ngọc đá Dzi được gọi là “Kim cương xử Himalaya”.

Đá Dzi còn xuất hiện trong tín ngưỡng Tây Tạng. Cụ thể, trong giáo phái Mật Tông, ngọc đá Dzi được coi là một trong bảy báu vật của Phật Giáo. Người ta cho rằng đá Dzi đã được tạo ra bởi các vị thần.

Trong kinh sách Phật giáo Tây Tạng ghi chép rằng đá vốn không phải là vật thuộc về thế giới của chúng ta. Trong quá khứ, khi con người phải đối mặt với nguy cơ diệt vong đến từ bệnh tật và thảm họa thiên nhiên, thì có một vị thần đã tạo ra đá Dzi và thả rơi từ trên trời xuống. Đá Dzi đã giúp xua tan đi tất cả những điều xấu xa, xui xẻo và mang lại may mắn, hạnh phúc cho con người.

Đá Dzi cũng xuất hiện trong tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng
Đá Dzi cũng xuất hiện trong tín ngưỡng Phật giáo Tây Tạng

Người ta cũng kể lại rằng sau khi xây dựng ngôi đền đầu tiên ở Tây Tạng (đền Samye Monastery), Guru Rinpoche (Đức Liên Hoa Sinh) đã may mắn được thiên nhân ban tặng cho các hạt Dzi. Ông đã đi khắp Tây Tạng để chôn những hạt Dzi đó xuống đất và cầu nguyện cho những ai có được hạt Dzi sẽ được ban phước lành.

1.4. Giá trị của ngọc đá Dzi

1.4.1. Giá trị tâm linh và giá trị kinh tế

Ngọc đá Dzi được ví như “kim cương xứ Himalaya”, đủ để thấy mức độ quý giá và giá trị của loại đá này cao như thế nào. Ở Tây Tạng, Dzi được coi như là một báu vật. Đối với người dân ở đó, Dzi có giá trị ngang với tiền mặt và kim cương. Một hạt Dzi nhỏ cũng có thể được sử dụng để thế chấp hoặc làm đơn vị trao đổi của giới nhà giàu.

Bên cạnh đó, ngọc đá Dzi còn là vật trang trí không thể thiếu trong lễ trưởng thành và lễ kết hôn của người phụ nữ Tây Tạng. Gia chủ càng giàu có thì số lượng đá Dzi càng nhiều và chất lượng đá Dzi càng cao. Người Tây Tạng ngày nay vẫn coi ngọc đá Dzi là bùa hộ mệnh quý giá nhất.

Ở Tây Tạng đá Dzi có giá trị ngang với tiền mặt và kim cương
Ở Tây Tạng đá Dzi có giá trị ngang với tiền mặt và kim cương

Người Tây Tạng có phong tục thờ phụng đá Dzi từ đời này qua đời khác. Họ cũng mang đeo đá Dzi để xua tan xui xẻo và nghiệp chướng, hy vọng nhận được phước lành, gia tăng tuổi thọ và vượng khí.

1.4.2. Ngọc đá Dzi tốt cho sức khỏe

Đá Dzi có năng lượng từ trường mạnh mẽ hơn các loại đá khác. Người ta tin rằng điều này có được là do đá Dzi có nguồn gốc từ ngoài vũ trụ và nó liên tục hấp thu năng lượng từ vũ trụ.

Năng lượng từ trường trong đá Dzi có thể giúp điều chỉnh khí huyết cho cơ thể, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn, cân bằng âm dương và ngũ hành và cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Người ta tin rằng đeo đá Dzi có tác dụng bồi bổ sức khỏe rất tốt, đặc biệt là đối với những người tuần hoàn kém huyết, mất ngủ, đau xương, nghẹt mũi…

2. Định giá ngọc đá Dzi

Ngọc đã Dzi được định giá dựa trên niên đại và hoa văn trên bề mặt. Đá Dzi có hoa văn hình trái tim, hình tròn, hình thoi, hình đa giác, các họa tiết trừu tượng… đều có giá trị rất cao. Đặc biệt là những viên ngọc đá Dzi có kết hợp thêm họa tiết Phật giáo như Chày Kim Cang, Đức Quan Thế Âm, lá Bồ Đề… đều được coi là báu vật.

Đá Dzi 12 mắt có giá trị cao không tưởng
Đá Dzi 12 mắt có giá trị cao không tưởng

Ngoài ra, giá trị của ngọc đá Dzi còn được xác định bởi số lượng “mắt”, trong đó những viên đá có số mắt lẻ hoặc có tám mắt hoặc mười hai mắt có giá trị cao nhất. Bên cạnh đó, độ mảnh và chấm chu sa cũng là cơ sở để xác định giá trị của các hạt ngọc đá Dzi.

Như vậy là qua những kiến thức được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết, bạn đã biết được ngọc đá Dzi là gì và giá trị của những viên “Thiên châu” này. Tại Tây Tạng, ngọc đá Dzi được sử dụng để trang trí cho các bức tượng Phật với tâm niệm rằng năng lượng từ loại đá này có thể giúp loại bỏ đi mọi vận khí xui xẻo, xua tan mọi điều tà ác, mang lại hạnh phúc, sự bình an và thịnh vượng cho gia chủ.

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Dzi