[ E - Magazine ] Công Nghệ An Toàn TSS: Bước Nhảy Vọt Của Toyota

Một cuộc cách mạng công nghệ trên xe phổ thông đã bùng lên khi gói công nghệ an toàn thông minh Toyota Safety Sense (TSS) cũng được Toyota trang bị trên loạt xe mới. Hàng loạt hãng xe phổ thông như Mazda, Honda, Subaru, Ford đã và đang lao vào cuộc đua này. Nhưng gói công nghệ an toàn TSS của Toyota có những giá trị rất khác biệt. Sự xuất hiện tính năng hỗ trợ người lái TSS trên xe của Toyota tại Việt Nam cho thấy, giá trị về công nghệ thông minh, đã bắt đầu trở thành một điểm quan trọng để đánh giá sức mạnh của các hãng xe phổ thông tại Việt Nam. Các nghiên cứu của Toyota chỉ ra rằng: “Sự bảo vệ tốt nhất là đến từ việc phòng ngừa. Các va chạm dẫn đến chấn thương xuất phát nhiều nhất từ sự chậm trễ trong việc nhận biết tình huống của tài xế và khả năng phản ứng”. Toyota đồng loạt lắp TSS cho dòng xe SUV nhỏ Corolla Cross, chiếc bán tải Hilux 2020 và sắp tới là một số mẫu xe khác. Mazda thì lắp gói công nghệ i-Activsense cho xe du lịch Mazda3-6, CX-5 và chiếc SUV to CX-8. Mitsubishi có công nghệ e-Assist trên Triton và Outlander 2020. Subaru thì có công nghệ EyeSight. Honda cũng vừa có tính năng Honda Sensing trên CR-V 2020 mới ra mắt. Ford chỉ còn trang bị i-Safety trên các mẫu xe SUV lớn như Ranger, Explorer, Everest. Riêng 2 thương hiệu Hyundai/Kia mặc dù có tiếng là luôn “ngập trang bị” nhưng lại đang quá lạc hậu trong thế hệ an toàn thông minh. Nếu lấy công nghệ Toyota Safety Sense (TSS) làm chuẩn để đánh giá với các đối thủ, sẽ thấy rõ điều này. Trước tiên cần biết về cơ bản 2 tiêu chí là số lượng tính năng trong các gói công nghệ chủ động này gồm những gì, và hạng xe nào được trang bị. Nếu liệt kê đủ thì gần như Toyota Safety Sense (TSS) của Toyota có đủ hết các tính năng gồm: Đèn chiếu xa tự động (AHB), Hệ thống cảnh báo tiền va chạm (PCS), Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (LDA), Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LTA), Hệ thống điều khiển hành trình chủ động (DRCC). Điểm hấp dẫn đầu tiên nhận thấy ngay đó là chỉ duy nhất có Toyota lắp TSS cho dòng xe “bé con” nhất – compact SUV trong khi các đổi thủ chỉ lắp cho những mẫu xe đắt tiền hơn, hạng lớn hơn. Nếu so sánh trực diện với Corolla Cross thì Ecosport, Kona, MG ZS quá lạc hậu. Ngay cả đối thủ nhỉnh hơn là CX-5, Tucson cũng không đủ trang bị, chỉ có CR-V và Forester giá 1 tỷ là ngang bằng. Nếu lấy dòng bán tải để so thì có Hilux Adventure và Ranger WildTrak, Triton là 3 mẫu bán tải cao cấp nhất có an toàn chủ động. Với Đèn chiếu xa tự động (AHB) tự động chuyển chế độ chiếu xa, chiếu gần để tránh làm chói mắt xe ngược chiều, giúp chủ xe thể hiện một phong cách lái xe rất tử tế và văn minh. AHB của Toyota cũng khá tinh tế khi nó chỉ “giúp” bạn khi đi tốc độ 25-30km/h trở lên. Hệ thống cảnh báo tiền va chạm (PCS) cũng là chức năng đang rất “mốt” hiện nay. Giúp người lái nếu vô ý vẫn có thể được cảnh báo và hỗ trợ tự động dừng xe trước khi xảy ra tai nạn. PCS của Toyota dùng tới 1 cặp cả camera và sóng Radar, kiểu kết hợp này hiện đại hơn công nghệ tương tự trên xe của Mazda chỉ dùng camera, hoặc chỉ dùng sóng Radar của Ford. Nhờ kết hợp cả 2 phương pháp nhận biết đối tượng mà TSS của Toyota có thể xử lý nhanh hơn khi dùng dữ liệu camera. Hệ thống cảnh báo chệch làn đường (LDA) và Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LTA), giúp việc lái xe ổn định thẳng thắn trên đường nhiều làn xe trở nên dễ dàng và nhẹ nhàng. Hệ thống LDA chỉ kích hoạt khi xe chạy tốc độ từ 50km/h. LDA của Toyota khi sử dụng thực tế cho thấy cảm giác khá dễ chịu, không gây ầm ĩ quá mức nhất là trong điều kiện giao thông hỗn loạn. Đó là nó không báo chuông ngay mà sẽ hiện nháy vạch làn chệch trên đồng hồ cùng lúc vô lăng rung ghì lái về làn. Nếu xe vẫn đè vạch, LDA mới báo chuông, khác với nhiều xe là báo chuông kêu liên tục từ sớm rất ầm ĩ. Thú vị là LDA của C-Cross có thể nhận cả rãnh cỏ cây vỉa hè bên đường là vạch làn chống chệch. Dĩ nhiên nếu bạn có bật xi nhan xin rẽ thì xe đè vạch không cảnh báo. Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LTA) thì tương tự như LDA nhưng là canh cả 2 làn để giữ xe đi ổn định giữa làn xe. Lưu ý LTA chỉ hoạt động cùng với tính năng ga tự động. Khi đó xe sẽ tự chạy 1 tốc độ, tự giữ hướng lái giữa làn. Và Hệ thống điều khiển hành trình chủ động (DRCC) giúp xe của bạn giữ khoảng cách an toàn với xe chạy trước. Tốc độ của xe sẽ chạy tăng hay giảm theo tốc độ xe chạy trước và không vượt quá tốc độ đã cài đặt. DRCC cũng không cho phép bạn tiến tới quá sát với xe trước, nếu chạy tốc độ cao, nó sẽ có khoảng cách đủ an toàn cài sẵn. Người lái có thể tùy chọn khoảng cách bám theo xe phía trước với 3 cấp độ: Dài, Trung bình, Ngắn. Những tiện ích thông minh khác còn được trang bị thêm còn có cảnh báo áp suất lốp TPWS, cảnh báo điểm mù (BSM), cảm biến quanh xe, camera 360, cảnh báo phương tiện cắt ngang. Những tính năng này cũng tương tự như xu hướng chung, tuy nhiên độ nhạy, thời gian xử lý của TSS khá đặc thù đúng kiểu xe Toyota. Mức độ vận hành của nó rất nhẹ nhàng, từ tốn không thay đổi đột ngột gắt giữa các pha xử lý. Vì vậy sử dụng TSS trên xe Toyota có cảm giác xử lý rất bình thản và an toàn. Ngoài ra, Toyota cũng là một trong những hãng xe đạt được tiêu chuẩn an toàn ASEAN NCAP trên hầu hết dòng sản phẩm. Content: D.Q Image: TMV Design: Otosaigon 09/08/2020

Từ khóa » Tss Của Toyota