EBIT Là Gì? 4 ứng Dụng Chỉ Số EBIT Trong Doanh Nghiệp

EBIT là một thước đo được áp dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây là một chỉ số nằm trong nhóm quan trọng hàng đầu khi muốn phân tích tài chính của doanh nghiệp. Tròn bài viết này hãy đồng hành cùng Mona Software đi tìm hiểu EBIT là gì? Trong doanh nghiệp chỉ số EBIT được ứng dụng như thế nào?

EBIT là gì?

EBIT là gì?

EBIT là viết tắt của cụm từ Earnings Before Interest and Taxes được hiểu là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Có thể hiểu là tất cả các khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp có được trước khi tính toán tiền lãi vay và thuế thu nhập. Chỉ số này chính là thước đo để đánh giá khả năng sinh lời từ việc hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay.

Đúng như tên gọi của nó, EBIT là thu nhập ròng vì cả hai loại chi phí lãi vay và thuế không được trực tiếp tạo ra từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Chính vì loại bỏ hai chi phí này ra mà chỉ số EBIT phản ánh rất chính xác khả năng sinh lời cơ bản của mỗi doanh nghiệp.

Hiện nay không chỉ có Ebitda và một vài chỉ số tài chính khác mà EBIT cũng đang là một trong những chỉ số tài chính quan trọng được nhiều nhà đầu tư quan tâm mỗi khi muốn đánh giá tình hình tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai. Ngoài ra chỉ số này còn được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau để từ đó có những quyết định đầu tư phù hợp.

Ý nghĩa của EBIT

Ý nghĩa của EBIT

Trong kinh doanh bất kì một chỉ số tài chính nào cũng tiềm ẩn một ý nghĩa nhất định đối với mỗi doanh nghiệp và các nhà đầu tư khi muốn nhìn thấy tình hình hoạt động cũng như khả năng phát triển của doanh nghiệp bằng lăng kính khách quan. Chỉ số EBIT cúng không ngoại lệ, nó cũng mang những ý nghĩa riêng.

  • Chỉ số EBIT sẽ giúp các nhà đầu tư đưa các doanh nghiệp về cùng một quy chuẩn để dễ dàng đánh giá và so sánh khi được loại bỏ đi thuế thu nhập và chi phí lãi vay.
  • Thông qua chỉ số EBIT các chủ doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát về sức hấp dẫn của doanh nghiệp mình với các nhà đầu tư cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ.
  • Chủ doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ số EBIT để xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp mình từ đó đưa ra những quyết định chính xác.
  • EBIT có thể sử dụng để so sánh hai hay nhiều doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực nhưng lại có cấu trúc vốn và mức thuế thu nhập khác nhau để các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
  • Sử dụng chỉ số EBIT để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty và xem xét công ty có đủ khả năng để thanh toán gánh phần nợ cũng như khả năng duy trì và phát triển trong tương lai.

Cách tính EBIT chính xác nhất

Cách tính EBIT chính xác nhất

Chỉ số EBIT có 2 cách tính cũng vô cùng đơn giản và chủ yếu được tính dựa trên 3 công thức dưới đây:

Cách 1

EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động

Công thức này ít được sử dụng do phần chi phí lãi vay nằm bên trong chi phí tài chính của doanh nghiệp nên về bản chất để xác định được chi phí hoạt động là rất khó.

Cách 2

 EBIT  = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay

hoặc

 EBIT = Lợi nhuận trước thuế  + Chi phí lãi Vay

Để mọi người có thể hiểu rõ hơn và áp dụng thành công công thức tính trên, chúng tôi có một ví dụ cụ thể sau đây:

Ví dụ: Theo như thống kế có được Công ty A có tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là 200 tỷ đồng, chi phí lãi vay 5 tỷ đồng, chi phí hoạt động là 120 tỷ đồng. Biết lợi nhuận trước thuế là 75 tỷ đồng, thuế thu nhập của doanh nghiệp là 12,5 tỷ đồng.  Từ đây ta sẽ có:

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN = 75 – 12,5 = 62,5 tỷ đồng

Ta sẽ tính được chỉ số EBIT của công ty A theo 2 cách trên như sau:

EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động = 200 – 120 = 80 tỷ đồng

hoặc 

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay = 75 + 5 = 80 tỷ đồng

hoặc 

EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay = 62,5 + 12,5 + 5 = 80 tỷ đồng

4 ứng dụng chỉ số EBIT trong doanh nghiệp là gì?

4 ứng dụng chỉ số EBIT trong doanh nghiệp là gì?

Hiện nay chỉ số Ebit được ứng dụng nhiều trong doanh nghiệp. Hãy cùng xem 4 ứng dụng của chỉ số EBIT là gì trong phần dưới đây nhé.

EBIT được sử dụng để tính toán EBIT Margin

Ebit Margin hay còn được biết đến là hệ số biên của lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay. Đây là chỉ số thường được áp dụng để so sánh tình hình của doanh nghiệp qua mỗi năm hoặc giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành.

Tính EBIT Margin theo công thức:

EBIT Margin (%) = Ebit/Doanh thu thuần

Mô hình Dupont 5 nhân tố

Mô hình Dupont 5 nhân tố là một ứng dụng của EBIT. Đây là mô hình được sử dụng để phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư đều biết chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh quan trọng nhất là chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu). Trong khi ROE lại chịu ảnh hưởng của 5 yếu tố cụ như sau:

  • Hệ số gánh nặng thuế

Đây là hệ số thể hiện mức thuế mà doanh nghiệp đang phải nộp cho nhà nước và các doanh nghiệp sẽ có những chính sách để tối thiểu hóa mức thuế này.

Hệ số gánh nặng thuế  = Lợi nhuận sau thuế/Lợi nhuận trước thuế

  • Hệ số gánh nặng lãi vay

Hệ số này càng lớn chứng tỏ số nợ của doanh nghiệp càng ít, rủi ro của các cổ đông thấp. Giá trị cao nhất của hệ số này bằng 1.

Hệ số gánh nặng lãi vay = Lợi nhuận trước thuế EBIT

  • Ebit Margin

Đây là chỉ số biên của hệ số biên của lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay.

  • Doanh thu thuần/tổng tài sản bình quân

Tính toán doanh thu thuần trên tổng tài sản bình quân sẽ đánh giá được mức độ doanh nghiệp sử dụng tài sản, biết được 1 đồng tài sản thu về bao nhiêu doanh thu . Tỷ lệ này càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả tốt.

  • Tài sản bình quân/vốn chủ sở hữu bình quân

Đây là chỉ số được gọi là đòn bẩy tài chính. Chỉ số này càng cao thì số vốn vay bên ngoài của doanh nghiệp càng lớn.

Tính toán khả năng thanh toán lãi vay

Với ứng dụng này các nhà đầu tư có thể biết được lợi nhuận thu được của doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ hay không. Nếu chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay.

Cách tính toán khả năng thanh toán lãi vay:

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT/Chi phí lãi vay

Chỉ số EV/Ebit

Chỉ số EV/Ebit là một trong những chỉ số để nhà đầu tư dùng để định giá doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cổ phiếu. EV (giá trị doanh nghiệp) được tính theo công thức:

EV = (Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành) + Vay ngắn hạn và dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi – Tiền và các khoản tương đương tiền. 

Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư tính toán được thời gian thu hồi vốn từ việc mua lại doanh nghiệp trong điều kiện Ebit không thay đổi. Do đó, giá trị EV/Ebit càng thấp nhà đầu tư càng có lợi

Những chia sẻ trên đây đã cung cấp cho các bạn thông tin cần biết về EBIT là gì và 4 ứng dụng chỉ số EBIT trong doanh nghiệp. Vì thế hãy áp dụng nó nếu bạn là một nhà đầu tư.

Từ khóa » Ebit được Tính Như Thế Nào