EBIT Là Gì? - DNSE

EBIT là Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (viết tắt của cụm từ tiếng anh Earnings Before Interest and Taxes).

Đây là một chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ chi phí lãi vay phải trả và thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này giúp so sánh mức lợi nhuận của các doanh nghiệp khi quy về cùng một mức thuế thu nhập (bằng 0) và không có chi phí lãi vay.

EBIT là gì
Mục lục hiện 1 Ý nghĩa của EBIT 2 Cách tính tính EBIT 2.1 Ví dụ cách tính EBIT 3 Các ứng dụng của EBIT trong đầu tư 3.1 Ứng dụng của chỉ số EBIT trong tính toán EBIT Margin 3.2 Tính toán khả năng thanh toán lãi vay 3.3 Chỉ số EV/EBIT

Ý nghĩa của EBIT

Giống như các chỉ số tài chính khác, EBIT cũng mang đến những ý nghĩa nhất định cho công ty và nhà đầu tư khi muốn có cái nhìn khách quan về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, cụ thể:

  • Việc EBIT loại bỏ thuế TNDN và chi phí lãi vay sẽ đưa các doanh nghiệp về cùng một quy chuẩn để dễ dàng đánh giá và so sánh khi các công ty chịu mức thuế suất (Tax) hoặc có cơ cấu vốn khác nhau (Interest).
  • EBIT được dùng để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của công ty, có sinh lời không, có đủ khả năng thanh toán nợ cũng như duy trì và phát triển cho những kế hoạch tương lai không.

Cách tính tính EBIT

EBIT là một trong những chỉ số được dùng khá phổ biến và cách tính đơn giản. Có 3 công thức bạn có thể tham khảo như sau:

EBIT = Lợi nhuận trước thuế  + Lãi Vay

EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế + Lãi vay

EBIT = Thu nhập – Chi phí hoạt động

Ví dụ cách tính EBIT

Dưới đây là Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 của Công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận (Mã PNJ).

Cách 1:

EBIT2020Y = Chỉ tiêu 50 + Chỉ tiêu 23

= Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế + Chi phí lãi vay

= 1.303 tỷ + 133 tỷ = 1.436 tỷ

Cách 2:

EBIT2020Y = Chỉ tiêu 60 + Chỉ tiêu 52 + Chỉ tiêu 52 + Chỉ tiêu 23

= Lợi nhuận sau thuế TNDN + Chi phí thuế thu nhập (“TNDN”) hiện hành + Thu nhập thuế TNDN hoãn lại + Chi phí lãi vay

= 1.032 tỷ + 272 tỷ – 1 tỷ + 133 tỷ = 1.436 tỷ

Các ứng dụng của EBIT trong đầu tư

Bởi những ý nghĩa mà chỉ số EBIT mang lại, nó được ứng dụng nhiều trong đầu tư. Những ứng dụng của EBIT trong đầu tư có thể kể đến đó là: tính toán EBIT Margin, tính toán khả năng thanh toán lãi vay, chỉ số EV/EBIT.

Ứng dụng của chỉ số EBIT trong tính toán EBIT Margin

EBIT Margin là hệ số biên của của lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay, thể hiện hiệu quả quản trị chi phí của tất cả các hoạt động bao gồm giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Có thể hiểu đơn giản, 1 đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng EBIT cho công ty. Chỉ số EBIT Margin càng cao nghĩa là doanh nghiệp quản trị chi phí rất tốt và hoạt động hiệu quả.

Công thức EBIT Margin:

Tính toán khả năng thanh toán lãi vay

Thông qua tỷ số khả năng thanh toán lãi vay, nhà đầu tư có thể biết được lợi nhuận thu được của doanh nghiệp có đủ để thanh toán lãi của các khoản vay hay không.

Cách tính:

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay > 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng để trả các khoản lãi vay hoặc ngược lại là vay nợ nhiều và làm ăn không hiệu quả.

Tỷ số này không áp dụng cho các doanh nghiệp không vay nợ.

Chỉ số EV/EBIT

EV/EBIT là một trong những chỉ số dùng để định giá doanh nghiệp trong quá trình đầu tư cổ phiếu của các nhà đầu tư và thường là nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong đó, EV là giá trị doanh nghiệp được tính bằng công thức:

EV=Giá cổ phiếu x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành+Vay ngắn hạn và dài hạn+Lợi ích của cổ đông thiểu số+Giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãiTiền và các khoản tương đương tiền

Chỉ số EV/EBIT giúp các nhà đầu tư biết được thời gian để có thể thu hồi vốn từ việc mua lại doanh nghiệp trong điều kiện EBIT không thay đổi. Như vậy, giá trị EV/EBIT càng thấp sẽ càng có lợi cho nhà đầu tư.

Chỉ số này tính toán khá phức tạp và ít phổ biến tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chỉ số EBIT có quan hệ mật thiết với chỉ số EBITDA. Ngoài ra, để hiểu thêm về tài chính doanh nghiệp, bạn nên tìm hiểu thêm các chỉ số tài chính khác:

  • Chỉ số ROI
  • Chỉ số EPS
  • Chỉ số P/E
  • Chỉ số P/B
  • Chỉ số ROA
  • Chỉ số ROE

Từ khóa » Ebit Trên Chi Phí Lãi Vay