EBITDA Là Gì? Công Thức Và Cách Tính EBITDA

ebitda-la-gi

EBITDA là gì? Trong đầu tư chứng khoán chỉ số EBITDA được sử dụng để định giá doanh nghiệp vì chỉ số này phản ánh lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao. Bài viết sau Phân tích báo cáo tài chính chia sẻ chi tiết về khái niệm và cách tính EBITDA.

1. EBITDA Là Gì?

EBITDA được viết tắt theo cụm từ Earning Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization, có nghĩa là lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay. Đây là thuật ngữ dùng để lợi nhuận trước thuế của một doanh nghiệp, tổ chức nào đó. Phần lợi nhuận này vẫn bao gồm thuế, các khoản vay và chưa trừ khấu hao.

Ý nghĩa của EBITDA

Thu nhập ròng (Net Earning) của doanh nghiệp được tính theo công thức sau:

Thu nhập ròng = Doanh thu – Chi phí hàng bán – Chi phí hoạt động – Lãi vay – Thuế

Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau thì cấu trúc lợi nợ – vốn, khấu hao tài sản và chính sách thuế sẽ có số lãi vay, thuế và khấu hao khác nhau. Tuy nhiên ở góc độ đầu tư, EBITDA sẽ được dùng để đánh giá về lợi nhuận của 1 doanh nghiệp ra sao và bỏ qua 3 yếu tố nợ, lãi vay, khấu hao để nhằm so sánh rõ ràng và dễ hiểu hơn.

EBITDA được dùng để phân tích, so sánh mức lãi giữa các công ty với nhau cùng 1 ngành, lĩnh vực. Chỉ số này giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thuyết phục các nhà đầu tư, loại bỏ được những yếu tố về kế toán hay tài chính gây ra khiến cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng.

EBITDA được dùng đối với các ngành có giá trị tài sản lớn và cần chiết khấu trong 1 thời gian dài, nhất là với lĩnh vực công nghệ thông tin.

Chỉ số EBITDA sẽ giúp bức tranh tài chính của doanh nghiệp trở nên đẹp hơn, sáng sủa hơn để hồ sơ công ty trở nên hoàn hảo, dễ phát triển và thuyết phục các nhà đầu tư. Chỉ số này đánh lạc hướng của họ khỏi tỷ lệ nợ hay những chi phí hoạt động cao của doanh nghiệp còn tồn đọng.

Nếu doanh nghiệp bị thiệt hại lợi nhuận nhiều do chi phí về khấu hao lớn thì chỉ số EBITDA sẽ cứu cánh cho doanh nghiệp vì nó giúp đánh giá về thực lực của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư.

»»» Review Khóa Học Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Tốt Nhất

2. Công Thức Và Cách Tính EBITDA

Có 3 cách tính EBITDA sau:

EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Lãi vay + Thuế + Khấu hao EBITDA = Lợi nhuận trước thuế + Lãi Vay + Khấu hao EBITDA = EBIT + Khấu hao

3 công thức này có thể được áp dụng tùy theo nhu cầu tính toán của bạn.

EBITDA khác với EBIT ở chỗ EBIT sẽ không gồm khấu hao còn EBITDA sẽ bao gồm chỉ số khấu hao. Khấu hao sẽ được lấy từ 2 nguồn sau:

– Lấy từ bảng cân đối kế toán tại mục khấu hao lũy kế trong năm, bạn lấy năm cần tính và trừ năm liền kề trước đó.

– Lấy chỉ số khấu hao từ bảng lưu chuyển dòng tiền tại mục khấu hao tài sản.

Hai chỉ số này sẽ có cách tính cho ra kết quả tương đương nhau hoặc trùng nhau. Bởi lẽ báo cáo tài chính của công ty có đôi khi không ghi đầy đủ chi tiết. Bạn cần lưu ý tới công thức này để tính ra EBITDA và cung cấp vào báo cáo để dễ dàng thuyết phục các nhà đầu tư hơn đối với các dự án.

cach-tinh-ebitda

3. Những trường hợp có thể sử dụng EBITDA

Thường sử dụng ở ngành có tài sản giá trị lớn hoặc tỷ trọng lớn, cần khấu hao trong thời gian dài. Nhằm loại bỏ chính sách kế toán liên quan đến khấu hao tài sản cố định.

– Cần so sánh EBITDA trong thời gian dài, so với trung bình ngành để có cái nhìn chính xác hơn.

– EBITDA sử dụng trong mô hình định giá EV/EBITDA hoặc đôi khi có NĐT thay thế EBITDA cho dòng tiền hoạt động doanh nghiệp (tuy không phải) và chạy mô hình định giá.

– Ngoài ra, EBITDA cũng được sử dụng với mục đích so sánh như: EBITDA margin, Nợ/EBITDA, EBITDA/Chi phí lãi vay…

4. Nhược điểm của EBITDA

Vì chỉ số EBITDA được sử dụng để đem lại bức tranh tài chính của doanh nghiệp tốt hơn nên đối với 1 doanh nghiệp chỉ số EBITDA đôi khi mang tính phóng đại và ảo. Vì thế nếu nhà đầu tư không cẩn thận sẽ dẫn đến sai sót trong quyết định khi chỉ nhìn vào chỉ số EBITDA để xem có nên đầu tư vào dự án đó hay không.

Vậy cần lưu ý gì khi nhìn vào chỉ số EBITDA?

Đối với các nhà đầu tư, khi được cung cấp chỉ số EBITDA, cần thận trọng đối với một số những vấn đề sau:

– EBITDA không thay thế được dòng tiền

Có nhiều trường hợp các chuyên gia phân tích và nhà báo thuyết phục các nhà đầu tư dựa theo chỉ số EBITDA để đánh giá dòng tiền. Đây là một lời thuyết phục vô lý và cực kỳ mạo hiểm. Bởi lẽ thuế và tiền lãi là tiền mặt. Nếu như một công ty không nộp thuế cho Chính Phủ hoặc không vay nợ thì làm sao tồn tại lâu dài trong thương trường được.

– EBITDA có thể sai lệch lãi vay

Chỉ số EBITDA có thể dễ dàng để làm cho 1 công ty có vẻ nhiều tiền để thanh toán lãi suất cho vay. Lấy ví dụ đơn giản cho 1 công ty có 10 triệu USD là lợi nhuận và chi phí lãi suất là 15 triệu USD. Việc thêm vào chi phí khấu hao 8 triệu USD thì bỗng nhiên công ty đó có EBITDA là 18 triệu USD nên có thể thanh toán được các khoản lãi suất khác.

Khấu hao dựa theo những giả định sai lầm mà sẽ được bổ sung trở lại khiến họ cho rằng các chi phí này có thể tránh được. Mặc dù khấu hao không được xem là tiền mặt nhưng cũng không thể hoãn lại một cách vô thời hạn. Các thiết bị, máy móc chắc chắn sẽ hao mòn và quỹ này là vô cùng cần thiết để có thể thay thế hoặc nâng cấp các trang thiết bị.

– Không được bỏ qua chất lượng lợi nhuận

Các công ty khác nhau sẽ sử dụng số liệu thu thập khác nhau về các khoản thanh toán lãi suất, thuế, khấu hao và các khoản khấu trừ từ thu nhập. Nghe có vẻ đơn giản nhưng chỉ số EBITDA lại rất dễ bị ảnh hưởng bởi những mánh khóe kế toán của nhiều doanh nghiệp nhằm tạo ra chỉ số EBITDA cao và cho thấy lợi nhuận của công ty cao, dễ thuyết phục các nhà đầu tư. Thậm chí khi đã chấp nhận cả sự sai lệch về thuế, lãi suất hay khấu hao thì lợi nhuận được tính ra từ chỉ số EBITDA này vẫn không đáng tin cậy.

– EBITDA có thể khiến công ty có vẻ rẻ hơn so với thực tế

Một rủi ro của chỉ số EBITDA chính là khiến cho công ty nào đó có thể có giá trị rẻ hơn so với thực tế họ có. Khi những nhà phân tích cổ phiếu nhìn vào bội số của EBITDA và không phải nhìn vào thu nhập dòng thì EBITDA lúc này lại thể hiện bội số thấp hơn. Vì thế nó có thể khiến cho công ty của bạn trở nên rẻ hơn trong mắt của người khác.

Trên đây  những kiến thức về EBITDA là gì? Hy vọng hữu ích với bạn đọc.

>> Xem thêm:

  • 10 chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến nhất
  • EBIT là gì?

phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep

Rate this post

Từ khóa » Cách Tính Ebitda