[Ebook] Giáo Trình Xã Hội Học Pháp Luật PDF - HILAW.VN

[Ebook] Giáo trình Xã hội học pháp luật PDF – Đại học Luật Hà Nội – Nhà xuất bản Tư pháp 2018. Chủ biên: TS. Ngọ Văn Nhân.

Mục lục

Toggle
  • Lời giới thiệu
  • MỤC LỤC: Giáo trình Xã hội học pháp luật
  • Tải sách – Download

Lời giới thiệu

Xã hội học pháp luật là ngành khoa học chuyên biệt nghiên cứu các quy luật của xã hội, các quá trình xã hội của sự phát sinh, tồn tại, hoạt động của pháp luật trong xã hội, trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội, với các loại chuẩn mực xã hội khác; nguồn gốc, bản chất xã hội, các chức năng xã hội của pháp luật; các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật; các sự kiện, hiện tượng pháp lý thể hiện trong hoạt động của các chủ thể pháp luật.

Xã hội pháp luật là một lĩnh vực khoa học lý thú, bổ ích, nhưng còn khá mới ở nước ta; được chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu trong khoảng vài chục năm trở lại đây với những công trình, bài viết phản ánh những mặt, khía cạnh khác nhau của khoa học này, đăng giải rác trên các sách, báo, tạp chí khoa học. Ngoài số lượng ít các sách, tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài, hiện có rất ít cuốn sách chuyên về xã hội học pháp luật được biên soạn một cách công phu, nghiêm túc và có hệ thống bởi các tác giả trong nước.

Ở nước ta hiện nay, cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu học tập, nghiên cứu xã hội học pháp luật cũng như ứng dụng của nó vào việc giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn mà đời sống pháp luật đang đặt ra. Xã hội học pháp luật đã trở thành môn học quan trọng trong chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành về xã hội học và lịch học ở nước ngoài cũng như ở trong nước.

Đối với Trường Đại học Luật Hà Nội, xã hội học pháp luật là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành luật học, bởi vậy, nhu cầu, tài liệu, nghiên cứu xã hội học pháp luật trở nên cấp thiết. Với mục đích cung cấp tài liệu học tập cho sinh viên cũng như các bạn học Đọc có nhu cầu tìm hiểu môn khoa học này, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn, nghiệm thu, phối hợp xuất bản cuốn Giáo trình xã hội học pháp luật nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu nói trên. Bên cạnh việc kế thừa, tiếp thu các thành tựu, kết quả nghiên cứu xã hội học pháp luật trên thế giới, các tác giả cố gắng đặt các vấn đề nghiên cứu của khoa học này trong sự liên hệ với thực tiễn đời sống pháp luật của Việt Nam. Các tác giả hy vọng rằng, cuốn giáo trình sẽ là tài liệu hữu ích, cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu xã hội học pháp luật của sinh viên và các bạn đọc dành sự quan tâm, tìm hiểu một khóa học này.

Biên soạn lần đầu lên Giáo trình xã hội học pháp luật khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Các tác giả mong được bạn đọc góp ý, phê bình để có thể sửa chữa, bổ sung, hoàn chỉnh hơn cho lần xuất bản sau.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Trường Đại học Luật Hà Nội

Hình minh họa. [Ebook] Giáo trình Xã hội học pháp luật PDF

MỤC LỤC: Giáo trình Xã hội học pháp luật

MỤC LỤC TRANG
Lời giới thiệu 5
Chương 1: Nhập môn xã hội học pháp luật 7
I. Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển của xã hội học pháp luật 7
1. Điều kiện xuất hiện xã hội học pháp luật 7
2. Quan điểm của một số trường phái xã hội học pháp luật tiêu biểu 11
II. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học pháp luật 40
1. Nội dung nghiên cứu của xã hội học pháp luật 40
2. Mối quan hệ giữa xã hội học pháp luật và luật học 44
III. Các chức năng cơ bản của xã hội học pháp luật 49
1. Chức năng nhận thức 49
2. Chức năng thực tiễn 50
3. Chức năng dự báo 52
Chương 2: Phương pháp điều tra xã hội học pháp luật 55
I. Các bước tiến hành một cuộc điều tra xã hội học pháp luật 55
1. Giai đoạn chuẩn bị 56
2. Giai đoạn tiến hành thu thập thông tin 75
Giai đoạn xử lý và phân tích thông tin 81
II. Các phương pháp thu thập thông tin được dùng trong xã hội học pháp luật 88
1. Phương pháp phân tích tài liệu 88
2. Phương pháp quan sát 95
3. Phương pháp phỏng vấn 104
4. Phương pháp ankét 112
5. Phương pháp thực nghiệm 116
Chương 3: Mối liên hệ giữa pháp luật và cơ cấu xã hội 121
I. Khái niệm, bản chất xã hội của pháp luật 121
1. Khái niệm pháp luật trong xã hội học pháp luật 121
2. Bản chất xã hội của pháp luật 132
II. Cơ cấu xã hội và một số yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội 136
1. Khái niệm cơ cấu xã hội 136
2. Một số yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội 137
III. Pháp luật trong mối liên hệ với các phần hệ của cơ cấu xã hội 142
1. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội-nhân khẩu (dân số) 142
2. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội-lãnh thổ 159
3. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội-dân tộc 166
4. Pháp luật trong mối liên hệ với cơ cấu xã hội-nghề nghiệp 169
IV. Pháp luật và vấn đề phân tầng xã hội 172
1. Khái niệm, các kiểu phân tầng xã hội 172
2. Pháp luật với các vấn đề nảy sinh từ phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội 176
Chương 4: Mối quan hệ giữa pháp luật và chuẩn mực xã hội 179
I. Khái quát về chuẩn mực xã hội 179
1. Khái niệm chuẩn mực xã hội 179
2. Phân loại chuẩn mực xã hội 183
3. Các đặc trưng cơ bản của chuẩn mực xã hội 184
4. Vai trò của chuẩn mực xã hội đối với đời sống xã hội 189
II. Các chuẩn mực xã hội và mối quan hệ với pháp luật 192
1. Chuẩn mực chính trị 192
2. Chuẩn mực tôn giáo 198
3. Chuẩn mực đạo đức 207
4. Chuẩn mực phong tục, tập quán 214
5. Chuẩn mực thẩm mỹ 218
Chương 5: Các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật 225
I. Khái quát về hoạt động xây dựng pháp luật 226
1. Khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật 226
2. Chủ thể của hoạt động xây dựng pháp luật 227
3. Quy trình hoạt động xây dựng pháp luật 229
II. Nội dung nghiên cứu các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng pháp luật 231
1. Các khía cạnh xã hội cần nghiên cứu, Tìm hiểu trong quá trình xây dựng pháp luật 231
2. Các khía cạnh xã hội liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành, có hiệu lực thực thi cần tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu phục vụ việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật 241
3. Một số yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng pháp luật 246
III. Các biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay 255
1. Tăng cường công tác thẩm định nội dung các dự án luật bằng công cuộc xã hội học 255
2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng pháp luật 259
3. Mở rộng dân chủ, tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động xây dựng pháp luật, bảo đảm phát triển bền vững 265
Chương 6: Các khía cạnh xã hội của hoạt động thực hiện pháp luật 273
I. Khái quát chung về hoạt động thực hiện pháp luật 273
II. Các khía cạnh xã hội của hoạt động thực hiện pháp luật đối với các hình thức tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật và sử dụng pháp luật 276
1. Sự phù hợp giữa các quy tắc của chuẩn mực pháp luật với lợi ích của tập thể thực hiện pháp luật 276
2. Cơ chế thực hiện pháp luật 278
3. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật 285
III. Các khía cạnh xã hội của hoạt động áp dụng pháp luật 296
1. Mối quan hệ giữa chính trị và áp dụng pháp luật 297
2. Mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và quyết định áp dụng pháp luật 301
3. Vai trò cuộc của các nhân tố chủ quan trong hoạt động áp dụng pháp luật 305
4. Vai trò của các nhân tố khách quan trong hoạt động áp dụng pháp luật 310
IV. Các biện pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay 314
1. Nâng cao ý thức pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc theo pháp luật của các chủ thể pháp luật 314
2. Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân 316
3. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật 320
4. Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, nâng cao ý thức pháp luật nghiệp vụ cho cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật 323
5. Thông báo công khai kết quả hoạt động áp dụng pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng 327
Chương 7: Sai lệch chuẩn mực pháp luật 331
I. Khái niệm chung về sai lịch chuẩn mực pháp luật 331
1. Khái niệm sai lệch 331
2. Khái niệm sai lực về chuẩn mực pháp luật 335
3. Phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật 336
4. Hậu quả của sai lệch chuẩn mực pháp luật 338
II. Các yếu tố tác động tới sai lệch chuẩn mực pháp luật 340
1. Hệ thống các giá trị 340
2. Sự rối loạn các thiết chế xã hội 340
3. Sự biến đổi của các chuẩn mực xã hội 342
4. Sự thay đổi của các quan hệ xã hội 353
III. Các nguyên nhân dẫn đến hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội 344
1. Sự không hiểu biết, hiểu biết không đúng, không chính xác các quy tắc và yêu cầu của chuẩn mực pháp luật 344
2. Tư duy diễn dịch không đúng, sự suy diễn của các chuẩn mực pháp luật thiếu căn cứ logic và sử dụng các phán đoán phi logic 345
3. Việc cùng cố, tiếp thu các quy tắc, yêu cầu của những chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với pháp luật hiện hành 346
4. Từ quan niệm sai lệch dẫn tới hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật 348
5. Các quyết định về tâm-sinh lý dẫn tới hành vi sai lịch chuẩn mực pháp luật 349
6. Mối liên hệ nhân-quả giữa các hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật 351
IV. Hiện tượng tội phạm 352
1. Khái niệm hiện tượng tội phạm 352
2. Các đặc trưng cơ bản của hiện tượng tội phạm 353
3. Các mô hình nghiên cứu xã hội học pháp luật về hiện tượng tội phạm 357
4. Một số vấn đề có tính nguyên tắc trong nghiên cứu xã hội học pháp luật về hiện tượng tội phạm ở Việt Nam 364
V. Các biện pháp phòng, chống sai lệch chuẩn mực pháp luật và hiện tượng tội phạm 366
1. Biện pháp tiếp cận thông tin 366
2. Biện pháp phòng ngừa xã hội 369
3. Biện pháp áp dụng hình phạt 370
4. Biện pháp tiếp cận y-sinh học 372
5. Biện pháp tiếp cận tổng hợp 373

Tải sách – Download

Ebook Giáo trình Xã hội học pháp luật: Tải về

Từ khóa » Ts Ngọ Văn Nhân