Ếch đồng - Hoplobatrachus Rugulosus - Tép Bạc
Có thể bạn quan tâm
- Loài thủy sản
- Lưỡng thê
Phân loại
Ngành: Chordata Lớp: Amphibia Bộ: Anura Họ: Ranidae Giống: Hoplobatrachus Loài: Hoplobatrachus rugulosusWiegmann, 1834Đặc điểm sinh học
Nhóm ếch nhái trên thế giới có đến 2000 loài. Việt Nam có nguồn lợi ếch hết sức phong phú như : ếch xanh, ếch gai, ếch vạch, ếch cốm, ếch giun, ếch bám đá, ếch leo cây Trong đó, ếch đồng là có giá trị hơn cả.
Loài ếch cỡ trung bình, dài 7 - 10cm. Bàn chân có màng da gần như đầy đủ giữa các ngón, đầu ngón chân trước hơi phình. Da có nhiều nốt sần hay nếp tuyến, liên tục hoặc gián đoạn chạy dọc lưng. Lưng xanh, xanh vàng hoặc đen bùn có điểm những vết thẫm. Loài này rất giống với loài ếch cua Ranna cancrivora chúng chỉ có thể phân biệt vào màng chân. Chân của loài ếch cua có màng bơi rộng và dài hơn tới tận đầu ngón chân.
Ếch đồng sống ở khắp nơi ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng, những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt. ếch là loại động vật máu lạnh, sống ở 2 môi trường trên cạn và dưới nước. Phổi ếch cấu tạo đơn giản, nên ngoài thở bằng phổi, ếch còn thở bằng da (da ếch có khă năng vận chuyển 51% ôxy và 86% CO2). Trên da ếch có rất nhiều mao mạch, ôxy trong không khí hoà tan vào chất nhầy trên da ếch, thấm qua da lọt vào các mao mạch, còn CO2 được thải ra theo con đường ngược lại. nếu da ếch thiếu nước, bị khô ếch sẽ chết. ếch có thể sống tới 15 - 16 năm. ếch kém chịu rét và nóng, lại không biết đào hang hầm để trú đông. ếch thích những nơi nước béo, có nhiều thức ăn thiên nhiên : Ruồi, muỗi, giun, ốc, trai, hến, các loại ấu trùng côn trùng Mắt ếch lồi to, có mí mắt. Tuy ngồi giương mắt ếch nhưng thực tế lại kém tinh, ếch chỉ nhìn rõ những con vật di động (hoặc màu đỏ, màu xanh da trời ) và phản ứng bắt mồi rất nhạy bén. Còn những vật tĩnh, ếch lại phát hiện kém. Da ếch có khả năng thay đổi màu sắc để phù hợp với môi trường sống, cũng là cách nguỵ trang trốn tránh kẻ thù và rình bắt mồi, ếch không ưa đất nước chua mặn, sợ rắn, chuột, sợ kim loại nặng, sợ tàn thuốc lá, thuốc lào và các chất độc khác.
Phân bố
Thế giới: Lào Cambodia, Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia Việt Nam: Là loài có phân bố rộng khắp cả nước Sống chủ yếu ở các thuỷ vực, đồng ruộng, bờ các ao hồ, đầm lầy, các thung lũng, Đây là loài trú đông trong các hang vào mùa đông (miền Bắc nước ta) từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Vào mùa hè chúng bò ra chuẩn bị giao phối và đẻ trứng từ tháng 3 đến tháng 6. Mỗi năm đẻ 2 lứa Thời kỳ hoạt động mạnh nhất của loài này là vào tháng 4 đến tháng 6, giảm dần vào tháng 7 đến tháng 11 chuẩn bị trú đông. Là loài kiếm ăn đêm, ban ngày ẩn nấp. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài côn trùng, giun đất, cua.
Tập tính
Ngoài thức ăn tự nhiên nói trên, ếch còn ăn các loại cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch Khi còn nhỏ, chúng rất thích ăn cám gạo (có can xi giúp cho nòng nọc phát triển bộ xương), ốc, cua, cá giã nhỏ và các ấu trùng côn trùng ếch có khả năng nhảy xa, bơi lội giỏi, song thực chất chúng sống khá thụ động, chỉ quanh quẩn gần nơi ở. ếch thường ngồi một chỗ để quan sát những con mồi di động, khi con mồi tiến lại gần, ếch ngóc đầu lên và phóng lưỡi ra như một tia chớp dính lấy con mồi, cuốn ngay vào miệng rồi dồn sức nhắm mắt nuốt chửng con mồi. Nó có thể nuốt được một con cua khá to. Người ta quan sát thấy nó dùng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng cua, làm cho cua sợ, rúm cả chân, càng lại, nộp mình cho nó nuốt dễ dàng. Nuốt mồi xong, ếch lại tiếp tục ngồi rình con mồi khác.
Nuôi từ cỡ ếch giống 3 - 5 g/con, sau 1 tháng có thể đạt 25 - 30 g/con, nuôi tiếp 3 - 4 tháng thành ếch thương phẩm cỡ 80 - 100 g/con. Sống ngoài tự nhiên ếch 1 tuổi, con cái nặng 60g, con đực nặng 50g
Sinh sản
Ếch đẻ rộ vào mùa xuân, những đêm mưa rào, chúng gọi nhau ra các đồng lúa, đồng màu để đẻ. Tiếng ếch kêu vang dậy không gian, đó là những tiếng kêu tỏ tình của chúng trong đêm hội giao hoan mừng vũ cốc . To mồm và lắm lời nhất là lũ ếch đực. Còn ếch cái chỉ kêu nhỏ nhẹ và rời rạc.
ếch đực kêu to vang vọng là nhờ có hai túi kêu mỏng thông với xoang miệng như hai chiếc loa thùng khuếch đại âm thanh. Những tiếng kêu là sự đấu khẩu giữa các con đực để giành giật con cái, khiến con cái không thể chịu được nữa sẽ hướng theo tiếng gọi mà tìm đến kết đôi. Những con đực yếu thế đành bỏ cuộc, đi tìm đối tượng khác. Bàn tay (chi trước) của ếch đực còn có chai tay tại gốc ngón tay thứ nhất hình thành một u lồi đã hoá sừng màu xanh đen, gọi là chai sinh dục . Chai tay này có sức truyền cảm giới tính, dùng để bám vào ếch cái khi cặp đôi. Nó luồn hai tay vào nách con cái, ôm ghì chặt rồi dùng bàn tay chai tình tứ sờ vào ngực ếch cái.
Con cái bị kích thích, đẻ trứng, con đực cũng kịp thời phóng tinh lên trên, để thụ tinh cho trứng. Ðó là sự thụ tinh ngoài (giống như họ hàng nhà cá). Trứng gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước và trương to lên dính vào nhau tạo thành màng trứng nổi trên mặt nước. Trứng ếch hình tròn (nhỏ hơn trứng cá chép), có 2 phần trắng đen rõ rệt, một nửa hình cầu màu đen hướng lên trên, gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng nằm phía dưới.
Trứng tiếp tục phát triển thành bào thai, sau 7 - 10 ngày trứng nở thành nòng nọc (thở bằng mang như cá). Nòng nọc phát triển 30 - 40 ngày sau, 2 chân sau mọc ra, rồi 2 chân trước, đuôi rụng, mang teo dần rồi xuất hiện phổi, lúc đó nòng nọc biến thành ếch và sống trên cạn. ếch 1 tuổi (50 - 60 g/con) đã tham gia sinh sản. ếch 2 - 3 tuổi sẽ cho thế hệ con tốt hơn. Mùa ếch đẻ từ tháng 3 - 7 âm lịch. ếch đẻ theo từng cặp 1 đực/1 cái. ếch cái đẻ năm thứ nhất từ 2.500 - 3.000 trứng. ếch 3 - 4 tuổi đẻ 4.000 - 5.000 trứng/năm.
Hiện trạng
Tài liệu tham khảo
- Từ điển động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam - Võ văn Chi - trang 158.
- Danh lục bò sát và ếch nhái Việt Nam - Nguyễn văn Sáng, Hồ thu Cúc - Trang 210.
Bộ Anura
Ếch rêu Việt Nam
Theloderma corticaleẾch Bò Châu Phi
Pyxicephalus adspersusXem thêm
Ếch rêu Việt Nam
Theloderma corticaleẾch Bò Châu Phi
Pyxicephalus adspersusTép riu
Caridina flavilineataCá chạch lửa
Mastacembelus erythrotaeniaCá hỏa tiễn
Balantiocheilos melanopterus Cá cảnh Thực phẩm Nuôi trồng Khai thác Sách đỏ Giáp xác Cá da trơn Cá vảy Nhuyễn thể Lưỡng thê Bò sát Sinh vật nước Nước mặn Nược lợ Nước ngọt KhácĐăng nhập
Hệ thống đang nâng cấp
Đăng nhập tại đâyTặng bạn 1 (>gift.product_name
Từ khóa » đặc điểm Của Ech Dong
-
Ếch đồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nêu Các đặc điểm đời Sống Của ếch đồng - Lê Chí Thiện
-
Lớp Lưỡng Cư - Bài 35. Ếch đồng - Hoc24
-
Đặc điểm Sinh Học Của ếch đồng - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Lý Thuyết Về ếch đồng | SGK Sinh Lớp 7
-
Ếch đồng - Tìm Hiểu đôi Nét Về đặc điểm Chung Và Cách Làm Giàu ...
-
Hãy Trình Bày đặc điểm đời Sống Của ếch đồng? - Sinh Học Lớp 7
-
Đặc điểm Sinh Học Và Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi ếch đồng
-
Bài 35: Ếch đồng - VOH
-
Giải Bài Tập Sinh Học 7 - Bài 35: Ếch đồng
-
Top 15 đặc điểm Của ếch đồng Thích Nghi
-
Những đặc điểm Cấu Tạo Ngoài Của ếch Thích Nghi Với đời Sống ở ...
-
Ếch đồng - Tài Liệu Text - 123doc
-
[PDF] 1 I. Đặc điểm Sinh Học Của ếch: 1 Phân Bố Và Sinh Sống