Ede Yarns - Dệt Lại Văn Hóa Thổ Cẩm Ê Đê - Heritage Vietnam Airlines

Menu
  • Giới thiệu
  • Airlines
  • Du lịch điểm đến
  • Di sản văn hóa
  • Cuộc sống đương đại
  • Giải thưởng Heritage
  • Podcast
  • Liên lạc
  • E-Magazine
  • Hợp tác
  • Điều khoản – chính sách
Close menu close menu Quảng cáo Vietnam Airlines Logo Menu Facebook Instagram youtube Tiếng Việt Tiếng Việt English vie vie eng Search Quảng cáo Vietnam Airlines
  • Airlines
  • Du lịch - Điểm đến
    • Quốc nội
    • Quốc tế
  • Di sản văn hóa
    • Di sản
    • Nghệ thuật
    • Văn hóa địa phương
    • Truyện cổ tích
    • Lịch các lễ hội
  • Cuộc sống đương đại
    • Phỏng vấn
    • Chân dung
    • Sự kiện
    • Thời trang
    • Thương hiệu
    • Phong cách sống
    • Sống xanh
    • Kinh doanh
    • A New Vietnam
    • Góc độc giả
    • Giải trí
  • Giải thưởng Heritage
    • Thể lệ giải
    • Tin tức giải
    • Hạng mục Ảnh Bộ
    • Hạng mục Ảnh Bìa
    • Hạng mục Ảnh Đơn
  • Podcast

Ede Yarns – Dệt lại văn hóa thổ cẩm Ê Đê

Di sản văn hóa, Di sản - 07/04/2023

Bài và ảnh: Uyên LyẢnh bản vẽ cây do nhóm Ede Yarns cung cấp

Đã từ nhiều năm nay, các tấm vải thổ cẩm Ê Đê ở Đắk Lắk không còn được sản xuất hoàn toàn thủ công nữa. Người Ê Đê không còn trồng bông, kéo sợi và nhuộm sợi bằng những nguyên liệu tự nhiên như cây cỏ, bùn đất. Các tấm vải được dệt từ các sợi chỉ màu hóa học được sản xuất bởi những nhà máy Việt Nam hay Trung Quốc. Nhiều bạn trẻ Ê Đê không biết đến truyền thống trồng bông dệt vải của dân tộc mình.

Bài viết liên quan: 

  • Con lợn trong di sản văn hóa Việt Nam
  • Hình tượng Sư tử/Nghê trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam
  • Kim Hoàng – miền đất của nghệ thuật dân gian Việt Nam
cac-soi-chi-bong-bi-hong-trong-qua-trinh-tap-keo-soi
Các sợi chỉ bông bị hỏng trong quá trình tập kéo sợi
quang-canh-noi-nhuom-vai-bang-phuong-phap-nhuom-bun-buon-b-ling-xa-ea-kpam-huyen-cu-m-gar
Quang cảnh nơi nhuộm vải bằng phương pháp nhuộm bùn, buôn B’ling xã Ea Kpam huyện Cư M’gar

Đã từ nhiều năm nay, các tấm vải thổ cẩm Ê-đê ở Đắk Lắk không còn được sản xuất hoàn toàn thủ công nữa. Người Ê-đê không còn trồng bông, kéo sợi và nhuộm sợi bằng những nguyên liệu tự nhiên như cây cỏ, bùn đất. Các tấm vải Ê-đê ngày nay được dệt từ các sợi chỉ màu hóa học được sản xuất bởi những nhà máy Việt Nam hay Trung Quốc. Nhiều bạn trẻ Ê-đê không biết đến truyền thống trồng bông dệt vải của dân tộc mình.

nhom-ede-yarns-quan-sat-hoc-hoi-va-luu-tru-cach-phuc-che-cong-cu-keo-soi-o-nha-nghe-nhan-3
Nhóm Ede Yarns quan sát học hỏi và lưu trữ cách phục chế công cụ kéo sợi ở nhà nghệ nhân

Ede Yarns là tên dự án của Lưu Ngọc Vũ cùng một nhóm bạn trẻ tuổi ở Đắk Lắk tự nguyện bỏ công sức và tiền bạc để nghiên cứu, sưu tầm và khôi phục nguyên liệu, công cụ và kỹ thuật dệt thổ cẩm nguyên bản của người Ê Đê nhằm lưu trữ và chia sẻ với cộng đồng như một di sản văn hóa.

cong-cu-keo-soi-cua-nguoi-e-e-ma-vu-tim-mua-lai-uoc-tu-mot-nha-suu-tap
Công cụ kéo sợi của người Ê-đê mà Vũ tìm mua lại được từ một nhà sưu tập

Đối với Lưu Ngọc Vũ, người sáng lập ra dự án, văn hóa Ê-đê gắn liền với điều kiện tự nhiên, phong tục, sinh hoạt hàng ngày, niềm tin… Tất tần tật thể hiện trên tấm vải thổ cẩm. Mất đi vải thổ cẩm là mai một cả một bản sắc văn hóa.

“Bà ngoại của Jien (khoảng 90 tuổi) nói ngày xưa phụ nữ ai cũng phải biết dệt. Phụ nữ đi hỏi cưới đàn ông thì phải có của hồi môn là tấm mền, quần áo cho mình, và cho chú rể…Tấm vải dệt có giá trị và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Như ở lứa tuổi Jien, hiếm lắm mới có người biết dệt. Nếu không có Ê-đê Yarns thì chỉ một thời ngắn nữa sẽ không biết được cái cốt lõi tri thức, nền tảng của dân tộc mình” – chị  H’Jien Ayun – tình nguyện viên phiên dịch tiếng Ê-đê của nhóm Ê-đê Yarns chia sẻ.

vo-cay-etieng-a-che-nho-va-luoc-chin-dung-e-phuc-che-cong-cu-keo-soi
Vỏ cây Êtiêng đã chẻ nhỏ và luộc chín, dùng để phục chế công cụ kéo sợi

“Câu chuyện không đơn thuần là một sản phẩm. Lượng kiến thức mới là di sản” – Lưu Ngọc Vũ khẳng định.

Nghiên cứu và hệ thống hóa một cách khoa học về phương cách làm ra thổ cẩm “nguyên bản” đòi hỏi nhiều kiến thức và thời gian. Vũ và các bạn vừa học cách làm vừa phân tích, đo lường các thành phần, chỉ số, công thức hóa học để làm ra thành phẩm. Trong quá trình này, anh tìm đến học hỏi nhiều người, nhiều nơi, từ các nhà sưu tầm văn hóa dân gian, các nghệ nhân ở địa phương, cho đến những nơi xa xôi hơn như nghệ nhân dệt vải ở Nghệ An, nhà thiết kế thời trang bền vững ở Hà Nội, tham gia khóa học về chuyên ngành may mặc, gặp gỡ các chuyên gia hóa nhuộm. Nghiên cứu đến đâu, nhóm ghi chép bằng bằng bản vẽ, ảnh chụp và quay video đến đấy, một cách bài bản.

cong-cu-keo-soi-voi-phan-an-lat-moi-uoc-phuc-che
Công cụ kéo sợi với phần đan lát mới được phục chế

Do đã mai một, nhiều khâu trong quy trình làm ra tấm vải Ê Đê đã bị “hổng”, như khâu trồng bông, kéo sợi, nhuộm sợi. Các công cụ kéo sợi, các cây nguyên liệu cũng bị thất lạc theomai một .Vũ và các bạn đi tìm lại và ráp nối lại từng khâu, từ khâu tìm, t bông nguyên liệu, tìm mua lại và phục chế công cụ kéo sợi từ các nhà sưu tầm văn hóa dân gian ở địa phương, tìm lại cây tự nhiên cùng một số cây khác, họckỹ thuật nhuộm sợi từ cây lá bùn đất. Nhóm đã từng làm sai làm sai, hỏng và phải làm lại từ đầu, chẳng hạn như phục chế sai công cụ kéo sợi. Phục chế xong, đem đi thử mới biết là công cụ này không kéo được sợi. Phải khá lâu sau, nhóm mới tìm được đến đúng nghệ nhân lành nghề để phục chế đúng.

an-vo-cay-etieng-e-phuc-che-cong-cu-keo-soi
Đan vỏ cây Êtiêng để phục chế công cụ kéo sợi

Công cụ kéo sợi trông khá đơn giản, nhưng để phục chế cho “đúng”, nhóm Ede Yarns nỗ lực tìm đến những nguyên liệu “nguyên bản” nhất và làm theo cách làm xưa, ví dụ tìm lại loại cây địa phương mà người Ê Đê thường dùng để đan lát – ở đây gọi là Êtiêng (Donax Canniformis), vẫn còn thấy được ở huyện Cư M’gar cách thành phố Buôn Ma Thuột hơn 20 cây số.

Nhóm đã tìm được cây chàm lá nhỏ người Ê Đê gọi là cây Krum (Indigofera Tinctoria), dùng để nhuộm vải cho ra màu xanh chàm, được tìm thấy mọc hoang ven đường từ Buôn Ma Thuột đến Cư M’gar.

cay-krum-moc-ven-uong
Cây Krum mọc ven đường

Để tìm về “nguyên bản”, rất dễ bị lạc đường nếu không tự đặt tiêu chuẩn thế nào là thế nào là thủ công và bán thủ công. Khi tìm đến những nhà sưu tầm văn hóa bản địa, họ đem những tấm vải “nguyên bản” ra cho Vũ xem, và đối với anh, những tấm vải ấy vẫn chưa đủ thuyết phục. Thậm chí câu chuyện về câu chuyện về những tấm vải và trang phục Ê Đê được trưng bày ở bảo tàng Đắk Lắk cũng chưa đủ thuyết phục “nguyên bản” và còn quá chung chung đối với nhóm.

soi-chi-va-vai-tho-cam-a-khoi-phuc
Sợi chỉ và vải thổ cẩm đã khôi phục

Trong chuyến làm việc tại gia đình nghệ nhân dệt vải ở buôn B’ling xã Ea Kpam huyện Cư M’Gar, gia đình nghệ nhân đưa cho Vũ xem tấm chăn cũ kỹ, là của gia truyền trong nhà được dệt thủ công từ thế hệ trước để lại. Ngay lập tức, Vũ nhận ra chiếc chăn bạc màu được khâu viền từ vải pha ni-lông co dãn, không phải vải từ sợi bông. Ở phần rìa của chăn, các sợi chỉ quá nhỏ, đều đặn, se khít, không giống các sợi to nhỏ được se bằng tay. Màu chỉ, dù đã bạc, nhưng đây đó vẫn còn hiện lên màu hồng phi tự nhiên. Hỏi kỹ mới biết ngày xưa người nhà đã dùng bột phẩm màu để nhuộm sợi, chứ không còn nhuộm tự nhiên nữa. “Đây là tấm chăn “bán thủ công”” – Vũ kết luận.

Lưu giữ và lan tỏa

“Thổ cẩm chính là phần hồn của một dân tộc, văn hóa may mặc thể hiện mùa vụ, họa tiết  thể hiện văn hóa của dân tộc, trình độ chế tác của dân tộc. Các nghệ nhân còn nắm giữ được các kỹ thuật xưa đã cao tuổi rồi, nếu mình không học hỏi và lưu giữ lại, thì sẽ bị thất truyền…”, Vũ nói.

luu-ngoc-vu-sang-lap-ede-yarns-voi-hai-tam-vai-tho-cam-khoi-phuc-uoc-trong-tay
Lưu Ngọc Vũ và hai tấm vải thổ cẩm khôi phục được sau nhiều tìm tòi nghiên cứu

Gia đình nghệ nhân mà dự án Ede Yarns đang làm việc cùng ở buôn B’ling, xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar là gia đình bà H’xier Ayun. Đã 70 tuổi, bà là nghệ nhân lành nghề nhất ở làng. Bà thông thạo kéo sợi, dệt vải và các phương pháp nhuộm, nhưng sức khỏe đang đi xuống do mắc bệnh tim, không đi lại được. Con trai bà là nghệ nhân Y’ Phơng Ayun ( 51 tuổi, con bà H’xier Ayun), vẫn còn nhớ được cách chỉnh sửa và khôi phục các công cụ dệt vải, kéo sợi, biết tìm các cây hoang dã để sửa công cụ. “Bà cô”  H’ Nơi Nie (56 tuổi) thông thạo kéo sợi, dệt vải, các phương pháp nhuộm và đan lát.

“Các nghệ nhân còn nắm giữ được các kỹ thuật xưa đã cao tuổi rồi, nếu mình không học hỏi và lưu giữ lại, thì sẽ bị thất truyền…”, Vũ nói.

Sau một năm tìm tòi, nhóm Ede Yarns cùng những người cộng tác đã cho ra đời “hai đứa con” đầu lòng – hai tấm vải thổ cẩm thô mộc “nguyên bản” nhất có thể. Nhìn hai tấm vải xù xì, “kém sặc sỡ”, nếu không kèm theo câu chuyện đằng sau nó, ít ai biết được ý nghĩa và giá trị lịch sử của nó. Nhưng đó mới chỉ là chặng đầu của dự án Ede Yarns. Ở những chặng tiếp theo, nhóm sẽ phục chế trang phục Ê Đê “nguyên bản”, và như vậy có nghĩa là sẽ học và lưu trữ cách ghép vải thành bộ đồ. Để có bộ đồ “đúng”, nhóm sẽ tìm hiểu lịch sử trang phục, họa tiết, màu sắc, các phụ kiện đi kèm phục trang…Danh sách cứ thế dài ra, như công việc của một bảo tàng.

Nếu có gì để nhớ về Ede Yarns, sẽ là hình ảnh Vũ và các bạn mình đi xe máy trên đường từ Buôn Ma Thuột về Cư M’gar, với nắm hạt cây Krum trong tay, gieo vào đất, đợi qua mùa mưa để đi thăm cây mọc.

ban-ve-nghien-cuu-cua-nhom-ede-yarns-ve-cay-etieng-cho-nen-di-san-van-hoa-viet-nam
Bản vẽ nghiên cứu của nhóm Ede Yarns về cây Êtiêng

Sau đúng một năm làm việc, Ê-đê Yarns vui mừng chào đón hai tấm vải Ê-đê “nguyên bản” nhất có thể, như hai đứa con đầu lòng của nhóm. Nhìn hai tấm vải thô mộc, nếu không kể chuyện về chúng, sẽ không ai biết để làm ra chúng cần bao nhiêu tâm huyết, nỗ lực và quyết tâm, cũng như ý nghĩa và giá trị truyền thống của chúng. Nhưng đó mới chỉ là chặng đầu của dự án. Ở những chặng tiếp theo, nhóm sẽ tìm hiểu lịch sử trang phục, họa tiết, màu sắc, cách ghép vải thành bộ đồ để phục chế trang phục Ê-đê “nguyên bản”.

Trong suốt hơn một năm qua, Vũ và các thành viên của Ede Yarns gắn liền với hình ảnh của những chuyến đi từ Buôn Ma Thuột về Cư M’gar, với nắm hạt cây Krum (cây chàm nhuộm vải) trong tay, gieo vào đất, đợi qua mùa mưa để đi thăm cây mọc. Tuy sẽ còn rất nhiều khó khăn nhưng những gì đạt được sẽ đem lại giá trị không nhỏ không chỉ cho người Ê-đê mà còn cho cả việc bảo tồn di sản của Việt Nam.

Heritage Fashion 174Uyên LyVăn hóa thổ cẩmEde Yarns

Cùng chuyên mục

Những gương mặt kim cương
Ngọc của trí tuệ
Nơi mây núi chạm đến tâm hồn
Những mái nhà cổ kính ở Hội An
Hình tượng hoa sen trong di sản văn hóa Hà Nội
Close Tìm kiếm Các ấn phẩm

ĐÓN ĐỌC TẠP CHÍ HERITAGE FASHION SỐ 206 VÀ HERITAGE GUIDE PHÁT HÀNH TRÊN MỖI CHUYẾN BAY CỦA VIETNAM AIRLINES

Xem các số xuất bản Logo

Tạp chí Heritage – Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Địa chỉ: 200 Nguyễn Sơn, Quận Long Biên – Hà Nội

Facebook Instagram youtube

Giấy phép đăng ký xuất bản số 266/GP-BTTTT do bộ Thông tin và Truyền thông nước CHXHCN Việt Nam cấp ngày 26/06/2015. Không được tái bản bất kỳ phần nào của Tạp chí này nếu chưa được Vietnam Airlines chấp thuận bằng văn bản.

Vietnam Airlines độc quyền xuất bản Tạp chí này và giữ bản quyền 2024.

Chúng tôi có sử dụng cookies nhằm cải thiện trải nghiệm của bạn khi truy cập website heritagevietnamairlines.com. Vui lòng nhấn đồng ý để chấp thuận việc sử dụng cookies và không hiển thị lại thông báo này trong các lần truy cập tiếp theo. Để tìm hiểu thêm về cookies và cách quản lý cookies, vui lòng xem tại đây ĐỒNG ÝPrivacy & Cookies Policy Close

Privacy Overview

This website uses cookies to improve your experience while you navigate through the website. Out of these cookies, the cookies that are categorized as necessary are stored on your browser as they are essential for the working of basic functionalities of the website. We also use third-party cookies that help us analyze and understand how you use this website. These cookies will be stored in your browser only with your consent. You also have the option to opt-out of these cookies. But opting out of some of these cookies may have an effect on your browsing experience. Necessary Always Enabled

Necessary cookies are absolutely essential for the website to function properly. This category only includes cookies that ensures basic functionalities and security features of the website. These cookies do not store any personal information.

Non-necessary Non-necessary

Any cookies that may not be particularly necessary for the website to function and is used specifically to collect user personal data via analytics, ads, other embedded contents are termed as non-necessary cookies. It is mandatory to procure user consent prior to running these cookies on your website.

error: Nội dung được bảo vệ

Từ khóa » Họa Tiết Dân Tộc ê đê