EGFR - Xét Nghiệm Quan Trọng Trong Chẩn đoán Bệnh Thận Sớm
Có thể bạn quan tâm
1. eGFR là gì?
Cầu thận là nơi thực hiện chức năng lọc máu. Nó có vai trò lọc các chất từ máu ra khoang bowman để tạo ra nước tiểu đầu có bản chất gần giống với huyết tương chỉ thiếu các phân tử protein. Bình thường mỗi phút cầu thận sẽ lọc được khoảng 600 ml máu, mỗi ngày lọc khoảng 200 lít máu và tạo ra khoảng 2 lít nước tiểu. GRF (Glomerular filtration rate) là lượng máu được lọc bởi các cầu thận trong mỗi phút.
Khi thận hoạt động tốt nó lọc chất độc, các chất dư thừa và thải chúng ra khỏi cơ thể qua nước tiểu mỗi ngày. Khi thận bị tổn thương các chức năng của thận bị suy giảm dẫn đến cơ thể không thể lọc hết chất độc gây hại cho cơ thể khiến chứng tích tụ trong máu. Ngoài việc đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể thận còn sản xuất một số hormone quan trọng nên bất cứ sự thay đổi nào của chức năng thận đều kéo theo các rối loạn trong cơ thể.
Hình1: Cấu tạo của thận
Trong tất cả các xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra chức năng thận thì xét nghiệm creatinin máu luôn là xét nghiệm được chỉ định đầu tiên, tuy nhiên trong các tình trạng suy thận cấp mới mắc sự gia tăng nồng độ creatinin máu có thể xảy ra trễ và tiến triển. Giảm 50% số đơn vị thận (nephron) có hoạt động chức năng chỉ gây tăng nhẹ creatinin máu. Song khi giảm thêm một số nephron có hoạt động chức năng sẽ gây tăng nhanh nồng độ creatinin máu. Vì vậy định lượng nồng độ creatinin máu thiếu tính nhạy và không xác định được các biến đổi chức năng thận kín đáo.
Ngoài ra rất khó để xác định được GFR, vì vậy eGFR (estimated glomerular filtration rate) - mức lọc cầu thận ước tính là xét nghiệm hữu ích hơn trong đánh giá sớm mức độ tổn thương chức năng thận và xác định các giai đoạn bệnh thận.
eGFR ở người trưởng thành được tính toán từ kết quả xét nghiệm nồng độ creatinin máu và/hoặc cystain C cùng với tuổi, giới tính và chủng tộc. Bài viết này sẽ giới thiệu về công thức tính eGFR theo phương trình nghiên cứu IDMS-Traceable MDRD sử dụng nồng độ creatinin máu kết hợp với các yếu tố bên ngoài ở người trưởng thành.
2. Xét nghiệm được sử dụng khi nào?
Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm này nhằm mục đích:
- Đánh giá chức năng thận trong kiểm tra sức khỏe khi nghi ngờ người bệnh có các dấu hiệu mắc bệnh thận để phát hiện các tổn thương thận sớm
- Chẩn đoán, theo dõi ở những người mắc các bệnh mạn tính có nguy cơ dẫn đến tổn thương thận như: cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, những người có tiền sử gia đình bị bệnh thận,...
- Theo dõi chức năng thận ở những người bị bệnh thận mạn tính để điều chỉnh phương pháp điều trị thích hợp.
- Để theo dõi tình trạng người được ghép thận.
Hình 2: Hình ảnh thận
Khi phát hiện tình trạng tổn thương thận bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác để xác định chính xác mức độ tổn thương như:
• Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp XQ hệ tiết niệu không chuẩn bị, chụp thận có thuốc cản quang vào tĩnh mạch (Urographie Intraveineuse- UIV), chụp niệu quản bể thận thận ngược dòng có thuốc cản quang (Uretero Pyelographie Retrograde- UPR), chụp thận bơm hơi sau phúc mạc (retroperitoneal pneumography) hay bơm khí trước xương cùng (presacral pneumography), chụp động mạch thận, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ để có được hình ảnh về thận và đường tiết niệu.
Các phương pháp này nhằm xác định các vấn đề như sỏi thận hay khối u hay không và có bất kỳ vấn đề nào trong cấu trúc của thận và đường tiết niệu.
• Chỉ định sinh thiết thận được thực hiện trong một số trường hợp để kiểm tra tình trạng cụ thể của bệnh thận để lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất.
3. Công thức tính eGFR và giá trị bình thường của nó
Công thức tính eGFR theo phương trình IDMS-Traceable MDRD:
eGFR = 175 × (SCr) - 1,154 × (tuổi) - 0,203 × 0,742 [nếu là nữ] × 1,212 [nếu là người da đen]
Trong đó Scr là nồng độ creatinin trong máu (µmol/L).
Ở người lớn, chỉ số eGFR bình thường là hơn 90, giảm dần theo tuổi, ngay cả ở những người không mắc bệnh thận.
Bảng 1: Kết quả eGFR bình thường theo độ tuổi
eGFR tăng thường do các nguyên nhân gây tăng nồng độ creatinin máu như suy thận có nguồn gốc trước thận, tại thận và sau thận.
eGFR giảm thường do các nguyên nhân như thai nghén, một số thuốc gây ức chế bào xuất creatinin.
Kết quả xét nghiệm có thể tăng giả tạo khi có tình trạng khử picrat kiềm (ví dụ: có mặt glucose, ascorbic acid, acid uric). Tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây tăng rõ rệt kết quả định lượng creatinin máu khi sử dụng phản ứng picrat kiềm.
Kết quả tính toán mức độ lọc cầu thận ước tính theo creatinin có thể giảm giả tạo khi có tình trạng tăng rõ rệt nồng độ bilirubin máu.
4. Lợi ích của xét nghiệm eGFR
Những người có GFR thấp nhẹ (giữa 60 và 89) có thể không có bệnh thận nếu không có các dấu hiệu thận bị tổn thương như xuất hiện protein trong nước tiểu. Những người này nên thường xuyên kiểm tra GFR hơn để theo dõi. Bác sĩ có thể yêu cầu những đối tượng này tránh sử dụng các thuốc có thể ảnh hưởng đến thận (như ibuprofen) hoặc giảm liều thuốc được loại bỏ ở thận.
Nếu có tổn thương thận, chẳng hạn như xuất hiện protein trong nước tiểu và kết quả eGFR giữa 60 và 89 có thể có nghĩa là cảnh báo một tổn thương thận sớm. Thậm chí một GFR trên 90 với Protein trong nước tiểu là dấu hiệu của bệnh thận. GFR phải duy trì ở mức thấp trong vòng ba tháng để chẩn đoán tổn thương thận.
Các giai đoạn của bệnh thận mạn được phân loại theo eGFR như sau:
Bảng 2: Phân loại các giai đoạn bệnh thận theo eGFR
Một kết quả eGFR dưới 60 trong vòng ba tháng trở lên hoặc eGFR trên 60 mà có dấu hiệu bị tổn thương thận (có nồng độ protein cao trong nước tiểu) cho thấy người bệnh mắc bệnh thận mãn tính. Lúc này vấn đề tìm ra nguyên nhân gây bệnh và theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh rất quan trọng trong việc xác định phương pháp điều trị tiếp theo.
Xét nghiệm còn hữu ích để điều chỉnh liều các loại thuốc được thải trừ qua thận.
5. Làm các xét nghiệm theo dõi bệnh thận ở đâu?
Với mục tiêu đảm bảo độ tin cậy và nâng cao chất lượng xét nghiệm phục vụ nhu cầu của đông đảo người dân (Dịch vụ tốt - công nghệ cao) Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng luôn ý thức và coi trọng công tác quản lý chất lượng xét nghiệm và nhân sự hàng ngày.
MEDLATEC là đơn vị liên tục được đánh giá cao và công nhận bởi nhiều đơn vị chứng nhận trong nước cũng như quốc tế với nhiều chứng chỉ chất lượng xét nghiệm như Chứng chỉ EQAS của Ủy ban chất lượng ngoại kiểm Đông Nam Á, Chứng chỉ Chất lượng xét nghiệm của Chương trình ngoại kiểm chất lượng xét nghiệm quốc tế của Ủy ban Chất lượng Ngoại kiểm BIO- RAD, Chứng chỉ của hãng Randox - Vương Quốc Anh,…
Hình 3: Trung tâm xét nghiệm Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Không chỉ chuyên về xét nghiệm trong bệnh thận nói riêng và các xét nghiệm khác nói chung, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cũng đã cung cấp nhiều dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, hiệu quả, chính xác nhằm hỗ trợ những người có điều kiện đặc biệt, những cá nhân, gia đình, tổ chức ở xa không trực tiếp đến bệnh viện được. Bạn chỉ cần gọi đến tổng đài 1900.56.56.56 sẽ được hướng dẫn chi tiết và cụ thể.
Từ khóa » Chỉ Số Gfr Mdrd
-
Độ Lọc Cầu Thận ước Tính (eGFR) Là Gì? - Vinmec
-
Làm Gì Khi Chỉ Số độ Lọc Cầu Thận (GFR) Thấp? - Vinmec
-
[PDF] EGFR – ĐỘ LỌC CẦU THẬN ƯỚC TÍNH - Kidney Health Australia
-
GFR Tốc độ Lọc Cầu Thận - Chìa Khóa để Hiểu Thận Hoạt động Như ...
-
Xét Nghiệm Egfr Là Gì Và Những Thông Tin Cần Biết - Diag
-
EGFR Và CrCl Cho Người Lớn - HSCC
-
Độ Lọc Cầu Thần EGFR | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Độ Lọc Cầu Thận ước Tính Là Gì? Cách đọc Kết Quả EGFR?
-
Điều Chỉnh Liều Thuốc Khi Suy Giảm Chức Năng Thận
-
Đo Chức Năng Thận Bằng Xét Nghiệm Máu Thường Quy
-
Chỉ Số Thận EGFR (MDRD 4) Là 70,79 Có ý Nghĩa Gì?
-
Đánh Giá Bệnh Nhân Bệnh Thận - Rối Loạn Di Truyền - MSD Manuals
-
Top 14 Chỉ Số Mdrd