EGPU Là Gì? Tác Dụng Và Một Số Loại Egpu Phổ Biến?

eGPU là từ viết tắt của External Graphics Processing Unit và có thể được hiểu dưới ý nghĩa là bộ vi xử lý đồ họa gắn rời ở bên ngoài máy tính. Thiết bị này ở những phiên bản đầu thì không có nền tảng công nghệ cao cấp mà chỉ là bộ phận gắn card đồ họa rời thông qua một dây cáp nối thẳng với máy tính. Từ đó, eGPU sẽ đóng vai trò như một bộ phận tương tự như card đồ họa bên trong nhằm cải thiện yêu cầu về đồ họa cao. Bài viết này sẽ cho bạn hiểu rõ, eGPU là gì, cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây.

eGPU là gì?

Thiết bị eGPU là một loại thiết bị chuyên về giải quyết và xử lý bộ vi đồ họa. Nó khác hoàn toàn so với iGPU được kết cấu bên trong máy mà phải gắn rời bên ngoài thông qua các cổng kết nối phụ trợ như thunderbolt 2, thunderbolt 3, mPCIe,... Cấu tạo của eGPU khá đơn giản với một hoặc nhiều card đồ họa VGA, bo mạch, dây cáp, dây nguồn, bộ phận tản nhiệt và một số phụ tùng khác.

Thông thường các loại máy tính xách tay có con chip bên trong sẽ không phát huy được tối ưu hiệu năng của máy vì bộ tản nhiệt hoạt động kém hiệu quả. Thế nên eGPU ra đời để nâng cấp hiệu năng cũng như tản nhiệt tốt hơn vì là thiết bị rời. Bên cạnh đó, còn làm cải thiện tuổi thọ pin và giảm thiểu khả năng giật, đơ màn hình.

>>> Laptop dell xps 15 9550 - Màn hình 4K 15.6 inches mang đến hình ảnh cao cấp, trải nghiệm chân thực, sắc nét. Cấu hình mạnh mẽ với bộ xử lý Intel Core i7 CPU, card đồ họa rời NVIDIA GeForce GTX 960M

Ưu điểm của eGPU

  • Với thiết kế gắn rời nên quá trình kết nối không quá phức tạp, cổng kết nối tương thích lại đa dạng, phù hợp cho nhiều loại máy.

  • Vì là thiết bị phụ trợ nên có khả năng kết nối được với hầu hết các thiết bị khác nhau trên thị trường.

  • Khả năng di dời và linh động trong nhiều tình huống.

Nhược điểm của eGPU

  • Thiết bị cần phải di chuyển để kết nối do đó dễ tác động vật lý với môi trường xung quanh dẫn đến việc dễ gây hỏng hóc thiết bị và mất thẩm mỹ thiết bị.

  • Không phải eGPU nào cũng dễ dùng mà có một số cần phải tháo lắp cả vỏ máy mới dùng được.

  • Hầu như không phải eGPU nào cũng được ưu tiên dùng cho laptop vì giá thành khá là cao nên có trường hợp mua mới sẽ tối ưu hơn.

  • Có một số laptop sau khi gắn eGPU sẽ đòi hỏi phải có cấu hình máy cao hơn nữa và cần phải có màn hình rời thì mới đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng.

>>> Xem thêm: DELL XPS 15 9570 I7 8750H 16G 512G NVIDIA 1050TI 4K

Các cổng kết nối eGPU với laptop

Thiết bị eGPU là bộ vi xử lý đồ họa gắn rời nên sẽ có nhiều loại kết nối đa dạng với cổng trên laptop, dưới đây là một số cổng thông dụng nhất:

  • Cổng mPCIe: Đây là phương pháp thông dụng được áp dụng nhiều nhất để kết nối eGPU đến laptop. Tuy nhiên, việc thực hiện khá khó khăn vì cần phải tháo vỏ laptop, thay card mới rồi mới kết nối với eGPU. Không chỉ thế, cổng này còn gặp trở ngại với các dòng laptop có cổng whitelist.

  • Cổng Express Card 34 và 54: Đối với cổng này thì người dùng có thể cắm kết nối trực tiếp eGPU đến với máy. Dễ dùng với nhiều người không rành về công nghệ.

  • Cổng M.2: Cổng kết nối thường được sử dụng với dòng máy core i4 trở lên và khá cồng kềnh giống cổng mPCIe khi phải tháo vỏ máy mới kết nối được với eGPU.

  • Cổng Thunderbolt: Đây là cổng tối ưu nhất để kết nối với eGPU, tuy nhiên lại không thường xuyên được sử dụng vì giá thành của thiết bị quá đắt, không phù hợp với đa số người tiêu dùng.

Các bước kết nối eGPU với laptop

Có 2 loại thiết bị cần được kết nối với eGPU là cắm trực tiếp và cần phải tháo vỏ máy rồi mới kết nối được.

  • Đối với các dòng máy cần phải thảo vỏ máy:

  • Bước 1: Tháo dỡ các cài đặt trình đồ họa cũ nằm trên laptop.

  • Bước 2: Ngắt kết nối của máy tính và sau đó là tháo vỏ máy ra.

  • Bước 3: Tại ổ tương thích với đầu kết nối, thực hiện lắp card vào khe mPCIe, có thể ấn nhẹ hoặc dùng ốc để vặn. Sau khi có tiếng “rắc” nghĩa là đã gắn thành công.

  • Bước 4: Thực hiện cố định kết nối eGPU vào trong máy và sau đó là lắp vỏ máy vào. Khởi động lại máy sau khi đã hoàn thành và tải lại trình duyệt đồ họa cho máy.

  • Bước 5: Nếu là máy có cấu hình yêu cầu chưa đủ thì chỉ cần lắp đặt thêm card màn hình rời và cài đặt driver cho nó.

  • Đối với dòng máy không cần tháo vỏ máy:

  • Bước 1: Tìm dây kết nối sẵn trong thiết bị khi mới mua sản phẩm.

  • Bước 2: Thực hiện kết nối vào máy và khởi động lại.

>>> Xem thêm: Dell XPS 13 9360 i7 - Intel Core i7-7500U CPU @ 2.70GHz (4 CPUs) turbo boost up to 3.5 GHz, RAM: 8GB LPDDR3 Bus 1866 MH

Một số loại eGPU phổ biến

Hiện nay, thiết bị hỗ trợ xử lý đồ họa mức độ cao này đang khá phổ biến vì đồng tiền ảo ra đời gần đây tuy nhiên do giá thành quá đắt và các dòng laptop có cổng thunderbolt vẫn chưa được phổ biến nên không có quá nhiều sự lựa chọn trên thị trường. Chúng ta có thể biết đến một số eGPU phổ biến như sau:

  • EXP GDC Beast: Loại eGPU này nhờ có giá thành hợp lý nên được ưu tiên sử dụng tại Việt Nam.

  • PE4C: Về mặt tính năng thì như EXP GDC tuy nhiên về chất lượng vật liệu lại tốt hơn.

  • Akitio Node: Đây là thiết bị có thể kết nối tốt nhất với cổng thunderbolt, tuy nhiên giá thành lại rất cao nên không được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

  • Gigabyte AORUS: box eGPU kèm card đồ họa Nvidia Geforce GTX 1070 kết nối qua cổng Thunderbolt 3.

  • Alienware Graphics Amplifier: Dòng sản phẩm chỉ được sử dụng riêng cho dàn máy Alienware và không được áp dụng cho các loại máy khác.

>>> Tham khảo thêm các bài viết khác:

MẸO TĂNG ĐỘ SÁNG MÀN HÌNH LAPTOP DELL NHANH NHẤT HIỆN NAY

CÁCH MỞ MÁY TÍNH KHI QUÊN MẬT KHẨU? HƯỚNG DẪN NHANH

CÁCH KHÔI PHỤC PIN LAPTOP BỊ CHAI HIỆU QUẢ VÀ NHANH NHẤT

eGPU có đáng để mua không?

Xét ở nhiều khía cạnh thì theo mình nghĩ là không nên chọn mua thiết bị nâng cao khả năng xử lý đồ họa gắn rời ở thời điểm hiện tại, vì nếu bạn sử dụng thì sẽ cần phải chú ý đến nhiều điểm sau:

  • Tính thuận tiện của thiết bị vì nó sẽ dễ hỏng hóc khi di chuyển liên tục.

  • Đáp ứng cấu hình máy nếu không sẽ phải gắn màn hình rời và tốn thêm chi phí.

  • Quy trình lắp ráp phức tạp và dễ ảnh hưởng đến máy.

Đánh giá chung, trừ khi máy tính của bạn có cổng Thunderbolt 3 và có tiềm lực kinh tế ổn định cũng như có nhu cầu lớn đối với đồ họa máy thì hãy suy nghĩ đến việc sở hữu eGPU. Còn đối với những người chỉ cần một CPU mạnh hơn thì lựa chọn tối ưu là một máy gaming mới sẽ tiết kiệm nhất.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về eGPU cho laptop, hy vọng bài viết có thể giúp người dùng hiểu được eGPU là gì và cách thức sử dụng một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn có bất kì nhu cầu hay thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay đến Nhật Minh Laptop để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất

Từ khóa » Các Loại Egpu